Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn nam giới?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn nam giới?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, mọi người vẫn nói phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh và lớn tuổi có nguy cơ mắc tuyến giáp cao hơn nam giới. Điều đó có đúng không ạ? Mong bác sĩ giải đáp.Phụ nữ bị tuyến giáp nhiều hơn nam giới

Tỷ lệ mắc tuyến giáp ở nữ giới cao hơn nam giới?

Trả lời: 

Tỷ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, bị suy giáp gấp 8 lần so với nam giới. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa tuyến giáp là thiếu I-ốt. Có tới 1 tỷ người có nguy cơ thiếu I-ốt dẫn đến bệnh lý tuyến giáp. Và trong đó, phần lớn gặp ở phụ nữ.

LÝ GIẢI cho điều này là bởi:

  • Cấu tạo cơ thể nữ giới cũng như các chức năng sinh lý của nữ giới khác biệt so với nam giới. Phụ nữ phải trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn so với nam giới như: quá trình dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh và cho con bú, thời kỳ mãn kinh.
  • Thay đổi về hormone: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sinh ra 2 hormon chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hóc môn TSH (hóc môn kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hóc môn sinh dục nữ) sẽ làm tăng hóc môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hóc môn tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.
  • Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10- 15%, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi – nơi thiếu hụt I ốt. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp thì nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Các tiềm ẩn về bệnh lý tuyến giáp trong suốt thời gian qua có thể bùng phát bệnh lý tuyến giáp ở người mãn kinh. Các yếu tố khác như tuổi tác, sự giảm nội tiết sinh dục nữ, chế độ ăn không hợp lý có thể gây bệnh lý tuyến giáp trên đối tượng này.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng thuốc tránh thai, uống thuốc an thần, kháng sinh, sử dụng liệu pháp Hormone điều tiết…

  • Những phụ nữ hay gặp tình trạng mất ngủ, lo âu, căng thẳng trong cuộc sống… cũng khiến nội tiết, hormone thay đổi và là nguy cơ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp.
  • Suy giảm miễn dịch: hệ miễn dịch suy yếu kéo theo sự thay đổi về các hormone trong cơ thể, từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp.
  • Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình mắc các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau, đặc biệt là nữ giới.
  • Yếu tố cá nhân: đã từng mắc bệnh tuyến giáp hoặc từng phẫu thuật, xạ trị ảnh hưởng tới tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ ăn thừa hoặc thiếu I-ốt.

Đáng lo ngại, có đến 50% người mắc bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán do triệu chứng của bệnh không đặc trưng, dễ nhầm với các bệnh khác. Chính vì vậy, mọi người, đặc biệt là phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe tuyến giáp định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện, theo dõi sự phát triển của nang giáp và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả khi cần thiết.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 0981 500 770
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. Terms & Conditions | Privacy Policy

Top

Call Now