Một số biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa hàng ngày
Chúng ta hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng khi không còn biện pháp thay thế nào khác thay vào đó hãy dùng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, đồ bằng sứ, gỗ, thủy tinh, hoặc sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy sinh học hoàn toàn. Một số biện pháp đơn giản thay thế sản phẩm nhựa trong đời sống hàng ngày:
Tại sao phải giảm thiểu chất thải nhựa?
Tác động ô nhiễm của chất thải nhựa đối với tự nhiên
Một thực tế hiện nay, rác thải nhựa đang ngập tràn khắp các đại dương. Các dòng sông mang rác thải nhựa từ sâu vào đất liền ra biển, khiến chúng trở thành tác nhân chính gây ô nhiễm đại dương. Khi nhựa bị hư hỏng, chúng giải phóng các hóa chất độc hại như BPA, phthalates và một loạt các thành phần độc hại khác bao gồm chì, thủy ngân, cadmium và Dioxin ra biển. Các chất độc hại này có thể tích lũy trong cá, tôm.
Theo báo cáo có ít nhất 344 loài đang chịu ảnh hưởng của rác thải nhựa bao gồm tất cả các loài rùa biển, hơn 2/3 các loài hải cẩu, một phần ba các loài cá voi và một phần tư các loài chim biển do mắc hoặc nuốt phải chất thải nhựa.
Nuốt phải nhựa có thể có nhiều tác động đến sức khỏe sinh vật do nhựa có thể làm tắc nghẽn hoặc thủng ruột, gây tổn thương loét hoặc vỡ dạ dày và có thể dẫn đến cái chết.
Tác động của nhựa đến con người xuất phát từ hai nguồn chính
Cá và động vật có vỏ nuốt những miếng nhựa nhỏ, những miếng nhựa này tích tụ lại khi chúng bị ăn bởi những con cá lớn hơn. Bản thân nhựa là độc hại, và chúng cũng hấp thu rất nhiều hóa chất độc hại từ đại dương. Rất nhiều những con cá này đã bị con người bắt và ăn, cùng với nhựa và hóa chất mà chúng chứa. Về cơ bản, chúng ta đang ăn nhựa mà chúng ta thải ra đại dương. Chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ những tác hại mà nhựa có thể gây ra cho cơ thể tuy nhiên nhựa có chứa các hóa chất được biết là gây ung thư, dị tật bẩm sinh, ức chế hệ thống miễn dịch, các vấn đề sinh sản và các vấn đề phát triển ở trẻ em.
(Nguồn: herplanetearth.com)
Ngoài ra, con người còn phải tiếp xúc với lượng lớn các hóa chất độc hại và các hạt vi nhựa qua đường hô hấp hoặc qua da, mắt khi sản xuất sản phẩm nhựa hoặc xử lý chất thải nhựa.
(Nguồn: TTXVN)
Lượng chất thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam
Trên toàn thế giới:
Mỗi năm chúng ta thải ra môi trường 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó 8 triệu tấn đổ thẳng ra đại dương. Rác thải nhựa – dù ở sông, đại dương hay trên đất liền – có thể tồn tại trong môi trường 450 -1000 năm để phân hủy. Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.
(Nguồn: thewellstreetjournal.com)
Tại Việt Nam: Theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 – 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm và tăng dần theo từng năm.
Chất thải nhựa có được xử lý không
Chỉ 6% chất thải nhựa từng được sản xuất đã được tái chế. Khoảng 8% đã bị thiêu hủy, trong khi phần còn lại – 55% – đã tích lũy trong các bãi chôn lấp, bãi rác hoặc môi trường tự nhiên. Chai nước, nắp chai, giấy gói thực phẩm, túi tạp hóa, nắp uống, ống hút – những sản phẩm nhựa sử dụng một lần có ở khắp mọi nơi. Đối nhiều người trong chúng ta, các sản phẩm từ nhựa không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Đã có nhiều sự kiện được ghi nhận về tác động của nhựa đối với hệ sinh thái và động vật hoang dã. Vì vậy chúng ta cần
GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng
(Loạt bài viết hưởng ứng Ngày môi trường thế giới)