Đau thận phải bị bệnh gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đau thận phải bị bệnh gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Nhiều người băn khoăn rằng đau thận phải là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu. Đau thận có thể gây nên nhiều phiền toái với cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Chính vì thế nắm rõ nguyên nhân và hướng xử lý khi bị đau thận phải giúp bạn chủ động hơn, bớt lo lắng.

Triệu chứng đau thận phải

Nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu này rất khó biết được bệnh nhân đang mắc bệnh gì. Tuy nhiên nghi ngờ nhiều hơn cả có thể là viêm bể thận hay sỏi thận. Tùy vào bệnh lý gặp phải người bệnh sẽ có các dấu hiệu khác kèm theo nữa.

Viêm bể thận

Khi bị đau thận phải do viêm bể thận bệnh nhân cần hết sức cảnh giác. Đây là hiện tượng nhiễm trùng ở thận do các vi khuẩn gây nên. Thận bị sưng kèm theo cảm giác đau đớn. Cơn đau có thể xuất hiện ở cạnh sườn, bụng. Ban đầu cơn đau ở hông phải rồi lan tới vùng khác.

Đau thận phải có thể do viêm bể thận

Ngoài đau thận phải khi bị viêm bể thận bệnh nhân sẽ thấy có các dấu hiệu khác như:

  • Tiểu nhiều lần vào buổi đêm
  • Sụt cân đột ngột
  • Chán ăn
  • Cơ thể thường mệt mỏi, thấy buồn nôn
  • Người ớn lạnh, sốt

Sỏi thận

Nếu bị đau thận dữ dội, đau quặn thì khả năng rất cao bạn bị sỏi thận. Các viên sỏi càng lớn triệu chứng càng rõ hơn. Có những trường hợp bệnh nhân còn không đi lại được.

Đau thận phải có thể do sỏi thận

Bệnh nhân cảm thấy đau đớn là do các viên sỏi di chuyển. Ngoài đau thận phải, bệnh nhân có thể thấy các dấu hiệu khác kèm theo như:

  • Nước tiểu sủi bọt, tiểu nhiều
  • Lượng nước tiểu mỗi lần đi ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Chân tay phù nề, tích nước
  • Da thường bị ngứa, thô ráp
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn, sốt rét

Điều trị đau thận phải như thế nào?

Như đã nói, đau thận phải có thể do viêm bể thận hay sỏi thận gây ra. Vì thế căn cứ vào mỗi bệnh lý mà phác đồ điều trị bệnh sẽ khác nhau.

Nếu bị đau thận bạn tuyệt đối không được mua giảm đau hay thuốc bất kỳ để tự chữa vì có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Nên đi khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bạn từ kết quả khám bệnh.

Nếu trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 4mm thì không cần điều trị phức tạp, có thể đào thải sỏi ra ngoài khi bạn uống nhiều nước.

>>> Đọc thêm: Sỏi thận 7mm là to hay nhỏ?

Khi sỏi từ 4mm-6mm sẽ khó đào thải qua đường tiểu hơn nhưng vẫn có thể được. Tuy nhiên khi sỏi đã lớn hơn 6mm thì khó mà đào thải ra bên ngoài được. Các trường hợp này tùy vào vị trí cũng như mức độ ảnh hưởng bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh như:

Điều trị nội khoa

Các trường hợp sỏi thận nhỏ hơn 7mm, có bề mặt nhẵn, không ảnh hưởng tới chức năng thận bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê thuốc giãn cơ trơn để chữa trị. Ngoài ra bệnh nhân nên tăng cường vận động, uống nhiều nước hơn để đào thải sỏi ra ngoài.

Sỏi thận gây đau đớn dữ dội cho người bệnh

Với trường hợp sỏi có biến chứng mà bệnh nhân có sức khỏe yếu, không phẫu thuật được bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm, kháng sinh, giãn cơ để chữa trị.

Điều trị ngoại khoa

Tán sỏi thận bằng các phương pháp ít xâm lấn được ưu tiên hơn cả trong điều trị các triệu chứng bệnh thận ở nữ giới và nam giới. Có thể kể tới một số kỹ thuật ít xâm lấn đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội như:

  • Tán sỏi ngược dòng qua nội soi niệu quản: các trường hợp sỏi nhỏ dưới 1cm thực hiện phương pháp này rất hiệu quả
  • Tán sỏi qua da với các trường hợp sỏi kèm dị dạng tiết niệu, sỏi san hô phương pháp này cũng mang tới hiệu quả cao.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thận-Tiết niệu giỏi, có nhiều năm công tác trong nghề. Cùng với đó là các trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Hơn nữa sử dụng các phương pháp xâm lấn tối thiểu này có thể hạn chế thấp nhất các biến chứng xảy đến với người bệnh.

Phương pháp này không có tổn thương, ít gây đau đớn, bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục, bắt đầu sinh hoạt, làm việc trở lại bình thường sau ít ngày thực hiện phẫu thuật. Chính vì thế bạn có thể hoàn toàn an tâm khi điều trị đau thận phải tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.

>>> Đọc thêm: Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Lưu ý khi điều trị đau thận phải

Quá trình điều trị và sau điều trị đau thận, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Uống nước mỗi ngày, uống nhiều từ 2-3 lít nước. Trong thời gian điều trị bệnh nhân có thể thay nước lọc bằng nước ép hoa quả.
  • Nếu bệnh nhân bị vô niệu thì nên hạn chế uống nước, ăn ít rau củ quả. Thực hiện bù nước và điện giải qua truyền tĩnh mạch
  • Kiêng các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát.

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu về những nguyên nhân gây đau thận phải cũng như cách điều trị an toàn, hiệu quả. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích khi bạn cần tìm hiểu về hiện tượng này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn, hỗ trợ.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. Mb66  https://shbethv.com/                                                                                                                             Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88 https://139.59.217.5/ https://146.190.5.102/ https://144.126.243.160/ https://mb66.money/ Sv388 alo789 789bet jun88 68 game bài i9bet https://167.99.31.149/ https://163.47.10.82/ https://mb66a.com/ OKVIPCORP.COM tỷ lệ kèo nhà cái https://789bethv.co/ https://104.248.96.110/ Sunwin alo789 https://144.126.242.78/
banner
Top

Call Now