Sỏi tiết niệu nằm trong số các bệnh lý nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Hiểu được cơ chế hình thành sỏi tiết niệu giúp bạn có thể phòng tránh, ngăn ngừa căn bệnh này.
Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu
Phần lớn các loại sỏi thận đều không thấy bằng mắt thường được. Thế nhưng kết hợp các phần tử bé nhỏ lại với nhau qua thời gian sỏi tiết niệu sẽ lớn dần và gây đau đớn cho người bệnh.
Sỏi tiết niệu có 5 thành phần hóa học chính đó là: axit uric, canxi photphat, canxi oxalate, struvite, cysteine. Trong đó thành phần oxalat là phổ biến hơn cả.
Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào nồng độ cao các tinh thể. Điển hình là tinh thể canxi oxalat lọc qua thận rồi nước tiểu. Sau đó chúng nhanh chóng kết lại với nhau rồi hình thành tinh thể.
- Tinh thể đồng nhất gồm những phân tử bao quanh 1 nhân cùng cấu trúc
- Tinh thể không đồng nhất gồm các phân tử bao quanh nhân với cấu trúc khác ví dụ như mảnh vỡ tế bào.
Sỏi tiết niệu hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng ở thận, lâu ngày sẽ kết tạo thành sỏi. Các tinh thể này được tạo ra qua quá trình lọc máu ở ống thận hình thành nước tiểu.
Nó thường lắng đọng ở nhu mô thận vì đây cũng là nơi các tinh thể gắn kết với nhau. Qua thời gian các tinh thể lớn dần tạo ra sỏi và giữ lại ở thận rồi phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu.
Triệu chứng sỏi tiết niệu
Có tới 50% bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu không triệu chứng sẽ có triệu chứng trong vòng 5 năm. Một số triệu chứng sỏi tiết niệu có thể bao gồm:
Sỏi tiết niệu trên
Đường niệu trên gồm có: sỏi đài bể thận, sỏi thận, niệu quản với các dấu hiệu điển hình như:
Cơn đau quặn thận
Cơn đau xuất hiện đột ngột khi bệnh nhân gắng sức. Bắt đầu ở thắt lưng 1 bên rồi lan xuống dưới, ra phía trước. Cơn đau thường dữ dội khiến bệnh nhân phải đi viện ngay vì không tìm được tư thế nào giúp giảm đau dù nằm hay ngồi.
Triệu chứng khác
Ngoài đau quặn thận bệnh nhân có thể có các dấu hiệu khác như: buồn nôn, tiểu máu, chướng bụng, nôn mửa.
Một số bệnh nhân có thể thấy rét run, sốt nếu bị nhiễm trùng đường niệu. Phần lớn các trường hợp có kèm sốt là bệnh đã diễn tiến nặng và cần nhập viện ngay để chữa trị.
Sỏi tiết niệu dưới
Tiết niệu dưới của người gồm có niệu đạo và bàng quang. Bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
Sỏi bàng quang
Người bệnh bị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu bị tắc giữa dòng, đau ở vùng bụng dưới.
Sỏi niệu quản
Bệnh nhân có cảm giác căng tức vùng bụng dưới, bí tiểu. Khi khám bệnh các bác sĩ sẽ thấy bàng quang căng to chứa đầy nước tiểu. Bác sĩ cũng có thể sờ nắn dọc niệu đạo để xem có sỏi không.
>>> Đọc thêm: Những điều bạn cần biết về sỏi tiết niệu và cách điều trị
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu
Có thể phát hiện và biết được tình trạng sỏi tiết niệu qua một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm nước tiểu
Đây là xét nghiệm nhanh, đơn giản, dễ thực hiện. Nếu bị nhiễm trùng niệu pH sẽ tăng trên 6,5 vì vi khuẩn sẽ phân hủy ure thành amoniac, nếu pH dưới 5,5 thì dễ là sỏi urat.
Soi tìm tế bào trong nước tiểu
Nước tiểu có nhiều bạch cầu, hồng cầu, tinh thể. Có thể tìm thấy vi khuẩn khi ly tâm soi hoặc nhuộm Gram nếu có biến chứng nhiễm trùng. Lấy nước tiểu khi nghi ngờ có nhiễm trùng.
Soi cặn lắng nước tiểu
Ở những bệnh nhân có sỏi khi soi cặn có thể thấy tinh thể phosphat, oxlat hay canxi,…
Siêu âm hệ niệu
Cách này có thể phát hiện sỏi cũng như độ ứ nước của thận, niệu quản, độ dày mỏng của nhu mô thận. Đây cũng là xét nghiệm được chỉ định đầu tiên khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu.
Chụp X quang hệ niệu
Để xác định số lượng, kích thước, hình dạng sỏi, vị trí sỏi cản quang thì chụp X quang là cần thiết. Sỏi tiết niệu ở Việt Nam chủ yếu là sỏi cản quang. Sỏi ít cản quang thường là sỏi có các tinh thể axit amin
CT cắt lớp điện toán
Xét nghiệm này có giá trị chẩn đoán cao, giúp tiên lượng, hướng dẫn phẫu thuật. Thế nhưng chỉ định tùy vào thời điểm hay trường hợp bệnh nhân.
Nội soi bàng quang
Cách này ít dùng chẩn đoán sỏi nhưng có thể dùng khi nội soi lấy sỏi.
>>> Đọc thêm: Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không? nên mổ ở đâu?
Khám thận tiết niệu ở đâu tốt?
Bệnh sỏi tiết niệu nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế khi phát hiện các triệu chứng sỏi tiết niệu bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Thận-Tiết niệu để được khám, chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả cho mỗi bệnh nhân.
Tại Hà Nội hiện nay nếu bạn vẫn băn khoăn chưa tìm được địa chỉ khám thận tiết niệu uy tín nào thì có thể chọn Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Với các bác sĩ chuyên khoa Thận-Tiết niệu có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh.
Đồng thời với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ, đảm bảo cho kết quả khám chính xác, không sai sót. Quá trình điều trị bệnh vì thế hiệu quả, an toàn hơn.
Với riêng sỏi tiết niệu hiện nay tùy vào mức độ và tình trạng, cơ địa người bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp. Tuy nhiên có thể tham khảo một số phương pháp tán sỏi hiện đại như: phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng niệu quản, tán sỏi qua da hay nội soi lấy sỏi.
Các phương pháp mới này đều an toàn và không gây đau đớn hay biến chứng gì sau phẫu thuật do đó được nhiều bệnh nhân an tâm lựa chọn.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hay chi phí chữa trị là bao nhiêu, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay hotline 1900 234529 để biết thêm chi tiết nhé.