Hiểu rõ việc kiểm tra thận cần làm xét nghiệm gì giúp bạn kiểm tra và phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh suy thận trong các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ
1. Suy thận và xét nghiệm đánh giá chức năng thân là gì?
Suy thận được biết đến là tình trạng thận không có khả năng lọc các chất thải từ máu ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tích tụ các chất độc trong máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn ít có các biểu hiện lâm sàng. Thường có một số biểu hiện như mệt mỏi, đau ngực, co giật, giảm bài tiết nước tiểu,..gần giống với nhiều bệnh khác nên mọi người thường bỏ qua không đi khám. Khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn muộn và rất khó trong quá trình điều trị.
Kiểm tra thận cần làm xét nghiệm gì? Để đánh giá chức năng thận cần thực hiện nhiều xét nghiệm nhỏ liên quan, được chỉ định độc lập hoặc kết để chẩn đoán. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận bao gồm việc xét nghiệm máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết. Từ những kết quả này để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị thích hợp.
2. Xét nghiệm gì để phát hiện suy thận nhanh nhất?
Kiểm tra thận cần làm xét nghiệm gì? Đây là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm tra chức năng thận hiệu quả hiện đại nhất.
Các chức năng của thận sẽ được đánh giá và chẩn đoán chính xác thông qua các sinh thiết thận. Mỗi một loại xét nghiệm sẽ cho ra thêm những căn cứ bằng chứng chính xác về tình trạng bệnh. Do đó, bạn cần kết hợp nhiều xét nghiệm để có kết quả đúng với tình trạng thận.
2.1 Các xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận sinh hóa máu là một trong những phương pháp giúp đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của thận. Các xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm
Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Creatinin là sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở cơ bắp được đào thải qua đường nước tiểu. Kiểm tra chỉ số Creatinin trong máu giúp đánh giá chức năng thận và chẩn đoán suy thận cấp hay mạn tính. Chỉ số này bình thường ở nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 -1.1mg/dl.
Khi nồng độ Creatinin trong máu tăng cao nguyên nhân có thể do chức năng thận bị rối loạn. Chức năng thận suy giảm dẫn tới khả năng lọc đào thải Creatinin kém khiến chỉ số này tăng cao.
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng, các hoạt động thể lực,.. mà chỉ số Creatinin có sự khác biệt. Tuy nhiên, khi bác sĩ nghi ngờ xét nghiệm Creatinin không chính xác thì sẽ chỉ định thêm xét nghiệm Cystatin C.
Cystatin C là một trong những xét nghiệm đặc hiệu dùng trong phát hiện các trường hợp suy thận có độ chính xác cao và không bị tác động bởi các yếu tố như cân nặng, giới tính,..Đây là xét nghiệm được thực hiện hằng ngày trên hệ thống máy hiện đại tại bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Xét nghiệm Ure máu
Ure là hóa thải của protein lọc ở cầu thận trước khi theo đường nước tiểu ra ngoài. Xét nghiệm chỉ số này nhằm đánh giá chức năng của thận và các bệnh lý liên quan. Thận người bình thường sẽ có chỉ số giá trị Ure trong máu nằm trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l
Điện giải đồ
Chức năng thận bị suy giảm sẽ gây mất cân bằng các chất điện giải như:
Chất điện giải |
Nồng độ trong máu của người bình thường |
Bệnh nhân suy thận |
Sodium (Natri) |
135 – 145 mmol/L |
Nồng độ natri trong máu giảm |
Potassium (kali) |
3,5 – 4,5 mmol/L |
Nồng độ kali trong máu tăng cao |
Canxi máu |
2,2 – 2,6 mmol/L |
Giảm canxi và tăng phosphate |
Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
xét nghiệm đánh giá chức năng thận này thường được chỉ định cho những người nghi ngờ bị mắc bệnh..Người bình thường PH ở máu là 7,37 – 7,43. Nhưng với người suy giảm chức năng thận thì nồng độ acid trong máu tăng cao.
Xét nghiệm acid uric trong máu
Xét nghiệm này không chỉ để đánh giá chức năng thận mà còn dùng để chẩn đoán bệnh Gout. Nồng độ acid uric trong máu ở người bình thường nam giới là 180 – 420 mmol/l và 150 – 360 mmol/l với nữ. Đối với những người mắc bệnh suy thận, gout thì nồng độ trong máu sẽ tăng lên.
Một số xét nghiệm sinh hóa máu khác.
Xét nghiệm protein toàn phần huyết tương: đây là chỉ số đánh giá chức năng lọc của cầu thận. Người bình thường là 60 – 80g/L, người bị bệnh thận sẽ có nồng độ thấp hơn.
Albumin huyết thanh: Chỉ số ở người bình thường là 35 – 50g/L nhưng người mắc bệnh cầu thận cấp thì hàm lượng albumin huyết thanh giảm mạnh.
Tổng phân tích tế bào máu: Người suy thận mãn tính có thể kèm theo giảm lượng hồng cầu.
2.2 Xét nghiệm nước tiểu – xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Xét nghiệm chức năng thận qua nước tiểu sẽ xác định tình trạng suy thận và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Các xét nghiệm đánh giá bao gồm:
Tổng phân tích nước tiểu
Đối với người bình thường nước tiểu có tỉ trọng là 1,01 – 1,020. Tuy nhiên đối với những người chức năng thận bị suy giảm thì nước tiểu bị giảm độ cô đặc nên tỉ trọng thấp hơn. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chuẩn đoán được bệnh thận mãn tính, tiểu đường, sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang.
Điện di nước tiểu
Xét nghiệm giúp phát hiện được bệnh nhân mắc viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận. Ngoài ra còn giúp xác định và phân loại các protein nước tiểu.
Protein trong nước tiểu
Ở người khỏe mạnh, protein trong nước tiểu là 0 – 0,2g/l/24h. Còn với những người có lượng protein dư thừa trong nước tiểu sẽ dẫn đến một số bệnh như viêm cầu thận, suy thận, đái tháo đường,…
2.3 Kiểm tra chức năng thận qua chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh thường được các bác sĩ chỉ định kết hợp với xét nghiệm sinh hóa và nước tiểu để đánh giá toàn diện hoạt động và chức năng của cơ quan này.
Siêu âm bụng
Siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh thận không? Siêu âm là phương pháp phát hiện tình trạng bệnh thận phổ biến. Với các kiểm tra này bác sĩ có thể biết được kích thước, vị trí của thận. Ngoài ra còn xác định được khối u, tổn thương hay các vị trí tắc nghẽn mạch máu hay đường bài tiết nước tiểu.
Chụp CT Scan
Đây là một trong những phương pháp kiểm tra chức năng thận bằng hình ảnh hiện đại nhất giúp phản ánh đầy đủ toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp nghi mắc suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu.
Chụp X quang
Chụp X quang là phương pháp kiểm tra lâm sàng khá phổ biến áp dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ mắc sỏi thận. Các bác sĩ có thể quan sát thấy những hình ảnh cản quang của sỏi tại hố thận và kết luận về tình trạng bệnh. Ở phương pháp này, bác sĩ có thể sử dụng thuốc cản quang hoặc không.
Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ
Với phương pháp xét nghiệm đánh giá chức năng thận hiện đại này bác sĩ có thể nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, phần trăm tưới máu,.. Đây là một trong những phương pháp giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên hiệu quả.
3. Khám thận ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội?
Bạn đang nghi ngờ tình trạng sức khỏe thận không ổn định. Lúc này, việc tìm đến các khoa chuyên khám tiết niệu của những bệnh viện uy tín là điều tất yếu.
Vậy xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Khám thận ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội? Đây chắc hẳn là câu hỏi không dễ để trả lời bởi Hà Nội có khá nhiều bệnh viện và phòng khám tư nhân.
Giải đáp cho thắc mắc “Khám thận ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội” bạn có thể lựa chọn bệnh viện đa khoa Hà Nội tại số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng. Đây là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến thận. Một vài điểm nổi bật của bệnh viện đa khoa Hà Nội phải kể đến là:
- Bệnh viện liên tục đầu tư, cập nhật các phương pháp chữa bệnh mới với hệ thống máy móc hiện đại.
- Bệnh nhân khi tới đây sẽ được tư vấn tận tình về tình trạng bệnh cũng như phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Các chi phí khám chữa bệnh được niêm yết rõ ràng minh bạch giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn gói điều trị phù hợp.
- Cơ sở vật chất, hệ thống phòng bệnh khang trang, vô trùng sạch sẽ
- Bệnh nhân không phải chờ đợi lâu, thủ tục thăm khám đơn giản
- Bệnh viện có nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm nghiên cứu mảng Thận tiết niệu
Tại bệnh viện Đa khoa Hà Nội, khoa Thận tiết niệu là khoa mũi nhọn hàng đầu với đội ngũ bác sĩ có tiếng quy tụ. Tiêu biểu nhất phải kể đến TS.BS Lê Sĩ Trung – Nguyên là Trưởng khoa tiết niệu của bệnh viện Việt Pháp với chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các ca bệnh khó. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có rất nhiều Y bác sĩ khác rất tận tâm, nhiệt tình với bệnh nhân. Bệnh viện đa khoa Hà Nội sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị các bệnh về suy giảm chức năng thận
Trên đây là những giải đáp của bệnh viện đa khoa Hà Nội về câu hỏi “ Kiểm tra thận cần làm xét nghiệm gì?”. Hy vọng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn Mong rằng những tư vấn cũng như chia sẻ nắm bắt được thông tin cần thiết về bệnh suy thận cũng như các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh sớm. Nếu bạn muốn được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Hotline 1900 2345 29.