Phẫu thuật nội soi cột sống ra đời là một bước tiến dài của y học hiện đại, giúp hạn chế tối đa tổn thương và nhanh hồi phục. Tuy nhiên, phương pháp này được chỉ định trong trường hợp nào? Và làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả khi mổ nội soi cột sống?
Mổ nội soi dần trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ nhiều ưu điểm vượt trội so với mổ mở truyền thống.
Phương pháp phẫu thuật nội soi cột sống là gì?
Theo định nghĩa, mổ nội soi là một quy trình phẫu thuật mới, trên cơ sở sử dụng các vết mổ có kích thước siêu nhỏ (dưới 2,54cm) và hệ thống ống nhỏ kết hợp với ống nội soi để hình dung phẫu trường. Trước đây, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng để điều trị các vùng khác của cơ thể (ví dụ: đường tiêu hóa). Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong quang học, hình dung mô và hình ảnh cột sống, mổ nội soi cột sống đã được ứng dụng trong điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Là một phương pháp phẫu thuật cột sống ít xâm lấn, xu hướng phẫu thuật ngày nay, bảo tồn cấu trúc nguyên thủy của cột sống, giúp người bệnh nhanh phục hồi và ít đau hơn so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi cột sống cũng có thể giúp duy trì phạm vi di chuyển bình thường của cột sống sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, phương pháp này còn có thể được thực hiện bằng cách gây tê một vùng thay vì gây mê toàn thân để làm giảm nguy cơ ở những bệnh nhân lớn tuổi và/hoặc mắc các bệnh lý khác.
Phẫu thuật nội soi cột sống được chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật nội soi cột sống thường được chỉ định cho một số trường hợp nhất định.
Tuy phương pháp phẫu thuật này mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh, nhưng cũng có thể không phù hợp với mọi vấn đề về cột sống. Cụ thể như với vẹo cột sống, mất ổn định cột sống, ung thư hoặc chấn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở theo kiểu truyền thống.
Theo đó, những bệnh lý cột sống sau đây sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi:
Thoái hóa cột sống
Tình trạng thoái hóa thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh do tai nạn, tính chất công việc, dinh dưỡng kém… Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở vùng cổ và vùng thắt lưng khiến cho người bệnh dễ tê bì, đau nhức, ảnh hưởng đến vận động. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị bại liệt, teo cơ…
Nếu các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, tình trạng thoái hóa làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Thoát vị đĩa đệm
Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống hay rễ thần kinh sống được gọi thoát vị đĩa đệm. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác đau lưng, đau lan xuống chân, đau tăng dần khi đứng, đi, hắt hơi… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, đi lại và nặng nhất là nguy cơ mất khả năng vận động.
Các bệnh lý cột sống được chỉ định phương pháp nội soi cột sống
Các bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi cột sống khi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính; bệnh nhân đã thất bại trong điều trị nội khoa; thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú.
Gai cột sống
Gai có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cột sống, nhưng tương tự như thoái hóa cột sống, vị trí thường gặp nhất chính là ở cột sống cổ và cột sống lưng. Tình trạng này khiến người bệnh đau, nhức, tê ở cổ, hai tay, lưng… và gây nên nhiều triệu chứng như yếu cơ bắp, mất thăng bằng, mất kiểm soát tiểu tiện hay đại tiện, rối loạn thần kinh thực vật.
Với các trường hợp gai cột sống, sau khi đã chữa trị bằng thuốc, massage, châm cứu, vật lý trị liệu… bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật khi có sự chèn ép làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
Ưu điểm của phương pháp nội soi cột sống so với phẫu thuật truyền thống
Ưu điểm vượt trội của phương pháp nội soi cột sống
So với phương pháp mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi có những ưu điểm như sau:
- Tỷ lệ thành công cao, có thể lên đến hơn 98%
- Ít chảy máu, ít đau, được xuất viện sớm
- Vết thương nhỏ, thuận tiện cho việc chăm sóc
- Hạn chế tổn thương các mô lành xung quanh
- Thời gian phẫu thuật tương đối ngắn
- Thường không có biến chứng lớn
- Người bệnh có thể sinh hoạt nhẹ 1-2 ngày sau mổ
Một số nguy cơ khi phẫu thuật nội soi
Bên cạnh những ưu thế so với mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi cũng có thể dẫn đến một số nguy cơ cho sức khỏe như:
- Một số ca mổ có thời gian gây mê dài dễ xảy ra các biến chứng về sau
- Chảy máu hoặc thoát vị ở vết rạch
- Xuất huyết trong
- Nhiễm trùng
Phục hồi sau phẫu thuật
Để nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi và lắng nghe những thay đổi của cơ thể, đồng thời chú ý:
- Không khuân vác nặng, làm việc quá sức, sai tư thế sau khi phẫu thuật
- Tuân thủ các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Trao đổi với bác sĩ trước khi chơi thể thao, nhất là các môn vận động mạnh
- Sử dụng đai đeo bảo vệ lưng khi ra ngoài (nếu cần)
- Tránh nằm quá lâu ở một tư thế hay xoay người đột ngột
Một số lưu ý khi thực hiện phẫu thuật:
Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp nội soi cột sống
- Nghiêm túc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phẫu thuật
- Nếu có các dấu hiệu khác thường như vết mổ chảy nhiều máu, đau cột sống nghiêm trọng, sốt cao… cần phải đến ngay cơ quan y tế để được kiểm tra.
Những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật đã làm thay đổi phương pháp chữa bệnh truyền thống một cách đáng kể. Thấu hiểu những điều đó, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã ứng dụng triệt để các kỹ thuật mới, bao gồm cả mổ nội soi cột sống, trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Dưới bàn tay tài hoa của các bác sĩ, người bệnh không chỉ sớm hồi phục vận động, mà còn yên tâm làm việc và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội – Địa chỉ uy tín phẫu thuật nội soi cột sống
Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý cột sống, cùng trang thiết bị hiện đại, hệ thống kiểm soát chất lượng đạt chuẩn, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội làm chủ những kỹ thuật tiên tiến, thực hiện thành công hàng trăm ca phẫu thuật nội soi cột sống phức tạp nhất.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, Khoa Nội cơ xương khớp… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Xem thêm: Những căn bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành