Hệ tiêu hóa là một trong những bộ phần có nhiều chức năng quan trọng của cơ thể con người. Hệ tiêu hóa có chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể từ khi sinh ra cho đến khi cơ thể trưởng thành. Tuy nhiên hệ tiêu hóa sẽ kém dần theo thời gian, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, lúc này các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng rất dễ gặp hơn.
Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa ở người trưởng thành
Các bệnh về đường tiêu hóa, ngày nay đang trở thành một trong những căn bệnh nhiều người gặp phải, xu hướng trẻ hóa dần, và trở thành nỗi lo của nhiều người. Bệnh về tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh.
Hàng loạt bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh không dung nạp lactose,… đều là những bệnh về tiêu hóa thường gặp ở những người trưởng thành. Hãy cùng chuyên mục sổ tay sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội chia sẻ đến bạn đọc về những nguyên nhân, triệu chứng của những loại bệnh tiêu hóa thường gặp này để biết được cách phòng ngừa và chữa trị sao cho hiệu quả.
Trào ngược axit – Bệnh lý tiêu hóa ở người trưởng thành
Trào ngược axit là một trong những bệnh về tiêu hóa phổ biến
Trào ngược axit là gì?
Trào ngực axit là một thuật ngữ phổ biến dùng cho căn bệnh trào ngược dạ dày hoặc trào ngược thực quản. Đây là bệnh mà ở đó thức ăn và chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào trong thực quản. Vì cơ vòng thực quản dưới không kín. Đây là cơ có vai trò giúp cho dạ dày đóng kín lại.
Triệu chứng của bệnh trào ngược axit gồm: bị ợ nóng, trào ngược và khó nuốt. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến bị viêm loét, gây ra tổn thương ở răng và thực quản.
Ai dễ bị mắc bệnh trào ngược axit?
Trên thực tế thì ai cũng có thể ợ nóng thường xuyên, tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh trào ngược axit cao đó là phụ nữ đang mang bầu, người thừa cân và những người trên 40 tuổi.
Lời khuyên của chuyên gia tiêu hóa
Thay đổi lối sống sẽ giúp cải thiện và tránh được căn bệnh này. Không nên hút thuốc lá và uống các chất có cồn hay ăn quá nhiều các thức ăn chua, cay. Nên sử dụng những chất làm giảm độ axit để có thể giảm bớt các triệu chứng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu như bệnh nặng hơn, thì có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để dùng thuốc cho phù hợp.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích – một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) có tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, là một trong những bệnh lý về đường ruột rất phổ biến. Tuy hội chứng ruột kích thích lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng bụng đau tái đi tái lại, làm thay đổi thói quen đi vệ sinh, gây cảm giác khó chịu và chướng bụng.
Là một căn bệnh đường tiêu hóa, có các triệu chứng đau bụng, táo bón, và tiêu chảy. Thường thì hội chứng ruột kích thích sẽ không có nguyên nhân xác định cụ thể.
Ai dễ bị mắc hội chứng ruột kích thích?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với hội chứng ruột kích, đối tượng nữ giới mắc nhiều hơn so với nam giới, và tỷ lệ gấp khoảng hai lần. Cùng với đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra hội chứng ruột kích thích sẽ gặp nhiều ở độ tuổi vị thành niên và cụ thể là ở giai đoạn bắt đầu trưởng thành.
Lời khuyên của chuyên gia tiêu hóa
Hiện không có cách để điều trị cho hội chứng ruột kích thích, thì phương pháp tối ưu nhất hiện nay đó chính là thay đổi về cách sống, để có thể giảm bớt những triệu chứng bệnh. Nên ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa; không nên ăn nhanh; hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm đóng hộp; hạn chế đồ uống có cồn, có gas.
Bệnh loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người trưởng thành
Loét dạ dày tá tràng là gì?
Loét dạ dày tá tràng là một vết loét được hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần ở trên của ruột non). Khi lớp niêm mạc ấy đã bị bào mòn do một loại dịch tiêu hóa có tính axit. Hầu hết những vết loét dạ dày tá tràng đều do vi khuẩn H.pylori – một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm dạ dày gây ra.
Ngoài vi khuẩn H.pylori này ra thì những yếu tố khác như di truyền, uống rượu, hút thuốc lá, và stress, căng thẳng cũng có thể góp phần gây ra bệnh.
Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibprofen hoặc axetylsali cũng có thể làm giảm niêm mạc dạ dày, dẫn đến bị viêm loét dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gồm có: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, sút cân,….
Ai dễ bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?
Theo như thống kê y tế cho thấy, hiện nay có khoảng 8 triệu người nhiễm vi khuẩn H.pylori, tuy nhiên thì số người bị loét dạ dày tá tràng chỉ chiếm có 10%- 15% trong số đó, đồng thời thì tỷ lệ nam giới mắc cao hơn so với phụ nữ, nguyên chính do thói quen sinh hoạt.
Lời khuyên của chuyên gia tiêu hóa
Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Nếu như bệnh do việc dùng nhiều các loại thuốc kháng viêm gây nên thì người bệnh sẽ dùng thêm các loại thuốc giúp ức chế axit. Nếu như bệnh bắt nguồn từ vi khuẩn H.pylori gây ra thì người bệnh cần phải dùng đến thuốc kháng sinh. Nếu như bệnh do thói quen sinh hoạt gây ra thì người bệnh cần hạn chế các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích,…
Chứng không dung nạp lactose
Khoảng 70% dân số trên thế giới mắc chứng không dung lạp lactose
Không dung nạp lactose là gì?
Lactose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa của hầu hết các động vật có vú. Không dung nạp lactose là một tình trạng đặc trưng bởi các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy… được gây ra bởi sự kém hấp thu đường sữa. Ở cơ thể người, có một loại enzyme có tên là lactase chịu trách nhiệm phá vỡ đường sữa để tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh cần có enzyme lactase này để tiêu hóa sữa mẹ..
Ai dễ bị mắc bệnh không dung nạp lactose?
Ước tính có khoảng 70% dân số trên thế giới gặp khó khăn ở trong việc tiêu hóa lactose.Tuy nhiên, hội chứng này cũng có thể chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định và với nhiều người thì nó không kéo dài. Một số đối tượng dễ mắc bệnh không dung nạp lactose như:
– Người trưởng thành và cao tuổi: Không dung nạp lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và ở nhóm người lớn tuổi.
– Trẻ sinh non: Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase vì enzyme này sẽ sản xuất mạnh và tăng lên trong bào thai ở giai đoạn cuối thai kỳ.
– Người mắc bệnh liên quan đến ruột non: Các vấn đề về ruột non có thể gây ra tình trạng không dung nạp lactose bao gồm loạn khuẩn, bệnh celiac và bệnh Crohn.
– Người điều trị ung thư: Nếu bạn từng xạ trị để chữa trị ung thư hoặc từng bị các biến chứng về tiêu hóa do hóa trị, nguy cơ mắc chứng không dung nạp đường lactose của bạn sẽ cao hơn.
Lời khuyên của chuyên gia tiêu hóa
Để có thể phát hiện bệnh không dung nạp lactose sớm thì các chuyên gia khuyên nên:
– Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe
– Quan sát phản ứng của cơ thể sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa chứa lactose.
Khi mắc hội chứng không dung nạp lactose, người bệnh nên:
– Uống một số men tiêu hóa để làm giảm bớt các triệu chứng bệnh.
– Giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm từ sữa
– Lựa chọn những sản phẩm có lượng lactose thấp như sữa đậu nành hay sữa gạo.
– Bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết như canxi và vitamin D
Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những trung tâm y tế chuyên khoa tiêu hóa uy tín. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, máy móc thiết bị hiện đại, giúp phục vụ được nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.