Hội chứng ruột kích thích là một một trong những dấu hiệu bệnh lý phổ biến trong hệ tiêu hóa. Những triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích đó là cơn đau thắt bụng tái phát nhiều lần, cùng với đó là người bệnh có cảm giác khó chịu.
Các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích hầu như đều không biết rõ nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Hội chứng ruột kích thích rất phổ biến, bệnh gây tốn kém và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người mắc, do đó cần được hiểu rõ và quản lý tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) có tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, là một trong những bệnh lý về đường ruột rất phổ biến. Tuy hội chứng ruột kích thích lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Hội chứng ruột kích thích là tình trạng bụng đau tái đi tái lại, làm thay đổi thói quen đi vệ sinh, gây cảm giác khó chịu và chướng bụng.
Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột rất phổ biến.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn loại dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Vì thế mà phương pháp điều trị cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp:
– Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
– Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
– Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)
– Hội chứng ruột kích thích không xác định
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân cụ thể và chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì: Thực phẩm là nguyên nhân gây ra việc kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đau bụng, khó chịu. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra những mối liên quan giữa thực phẩm và hội chứng ruột kích thích. Vì thế có thể xem rằng độ an toàn và chất lượng thực phẩm có liên quan rất nhiều đến bệnh.
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Thường các ca bệnh IBS sẽ được phát hiện ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng như rối loạn đại tiện, tái phát những cơn đau bụng.
Một số trường hợp cũng sẽ có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc, chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. Vì thế khi phát hiện bệnh, người bệnh không nên lo lắng, căng thẳng tránh khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, và cần phải nghiêm túc điều trị, để tránh bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến các cơ quan khác của hệ tiêu hóa. Người bệnh nên thăm khám và cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
Những triệu chứng, dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng đặc trưng đó là đau bụng tái phát nhiều lần. Tình trạng đau ở hội chứng ruột kích thích có liên quan đến thói quen đi vệ sinh, các dấu hiệu lâm sàng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mắc bệnh, suy giảm sức khỏe.
Hội chứng ruột kích thích có thể sẽ tái phát không theo một chu kỳ nhất định. Đặc biệt, khi người bệnh ở trạng thái căng thẳng, ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thì các triệu chứng sẽ bị kích thích nặng hơn.
Đau bụng
Đau bụng là một trong những dấu hiệu điển hình của IBS
Đau bụng ở hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ không có cảm nhận đau cụ thể, vị trí đau không nhất định. Thường sẽ đau dọc theo khung đại tràng. Cảm giác đau sẽ nhiều hơn khi chưa ăn hoặc mới ăn đã có cảm giác đau, hoặc đôi khi là ăn thức ăn để lâu, thức ăn lạ.
Thông thường người bệnh sẽ đau vào buổi sáng, cơn đau có thể sẽ giảm sau khi đi vệ sinh. Cảm giác đau có thể sẽ mơ hồ, cơn đau không liên tục, người bệnh có thể sẽ gặp những cơn đau quặn, đau âm ỉ, hoặc đau từng cơn do tăng nhu động ruột hoặc sự rối loạn ruột gây lên. Những cơn đau có thể tái phát với tần suất ít nhất 1 lần trong tuần hoặc có thể kéo dài trong khoảng 3 tháng gần nhất.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Hội chứng có thể phân loại thành 2 thể đó là thể tiêu chảy hoặc thể táo bón nhờ vào tính chất phân. Có thể dựa vào tần suất đi tiêu mà phân biệt như sau: tiêu chảy là tình trạng người bệnh đi tiêu hơn 3 lần/ ngày, táo bón là tình trạng người bệnh đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần. Cùng với đó là hình dạng phân thay đổi từ đặc, cục đến mềm, lỏng nước. Tuy nhiên phân sẽ không có lẫn với máu, nếu có lẫn thì phải cần khám và kiểm tra.
Dấu hiệu khác
Hội chứng ruột kích thích có nhiều dấu hiệu lâm sàng khác nhau
Hội chứng ruột kích thích có một số dấu hiệu lâm sàng khác như:
– Đầy hơi, chướng bụng
– Mệt mỏi
– Chuột rút
– Đau mỏi các cơ
– Giấc ngủ bị rối loạn
– Đi tiêu có cảm giác không hết
– Tần suất trung tiện nhiều
Dấu hiệu báo động
Khi có những dấu hiệu sau sẽ được xem là cảnh báo tình trạng hội chứng ruột kích thích, chính vì thế mà không nên chủ quan việc tầm soát sức khỏe hệ tiêu hóa.
– Sau tuổi 50 bắt đầu khởi phát các triệu chứng
– Trong phân có máu
– Sút cân không rõ nguyên nhân
– Thiếu máu
– Báng bụng
– Sờ thấy u bụng hoặc trực tràng
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc bệnh viêm ruột mạn
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Hiện tại nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và các chuyên gia đã chỉ ra rằng: chế độ ăn uống, yếu tố cảm xúc, thuốc men là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh có nguyên kết hợp từ cả tâm lý xã hội và yếu tố sinh lý, những tác nhân này cũng sẽ kích thích bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tình trạng bệnh tái phát nhiều lần.
Căng thẳng
Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh
Một trong những nguyên nhân thường gặp ở các bệnh về tiêu hóa nói chung và hội chứng ruột kích thích nói riêng đó chính là tâm lý căng thẳng. Một khi tâm lý bị căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ thông qua hệ thần kinh thực vật và giúp giảm chức năng của đường ruột và dạ dày. Chính vì thế có thể nói, căng thẳng được xem là nguyên nhân khiến chúng ta tăng cao nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích.
Nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích đó chính là rối loạn nội tiết tố, sự thay đổi bất thường hormone. Nội tiết tố là một trong những nguyên nhân thuộc trong nhóm tâm lý xã hội, vì thế có thể dẫn đến người bệnh rất dễ bị mắc hội chứng ruột kích thích. Rối loạn nội tiết tố có thể gây ra những sự thay đổi bất thường ở hormone, vì thế mà chức năng ở hệ tiêu hóa cũng bị rối loạn, việc thay đổi nhu động ruột bị tăng cao dẫn đến hội chứng ruột kích thích.
Thực phẩm
Theo như các chuyên gia đã chỉ ra thì một trong những nguyên chính gây lên hội chứng ruột kích thích phải kể đến vấn đề thực phẩm. Những loại thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm hỏng, không phù hợp với cơ thể người bệnh cũng sẽ gây lên việc kích thích dạ dày, ruột già, những kích thích này sẽ khiến gây tăng nhu động ruột, khiến dễ bị hội chứng ruột kích thích.
Tiền sử gia đình có người bị bệnh
Yếu tố tiền sử bệnh của gia đình có người mắc bệnh tiêu hóa cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích hơn những người khác. Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng nếu có người thân đã mắc hội chứng ruột kích thích thì bạn nên cần bảo vệ tốt về sức khỏe hệ tiêu hóa.
Ai có nguy cơ mắc bệnh ruột kích thích?
Bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên theo thống kê cho thấy thì nhóm người ở độ tuổi từ 20 đến 50 thì mắc phổ biến hơn. Ngoài ra thì ở nữ giới có nguy cơ mắc cao gấp đôi so với nam giới.
Phương pháp chẩn đoán ruột kích thích
Để có thể nhận biết được hội chứng ruột kích thích, trước tiên chúng ta có thể nhận biết qua các dấu hiệu nhận biết lâm sàng của người bệnh. Trong quá trình chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố gia đình, qua đó bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm phù hợp khác.
1. Nội soi tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là một phương pháp phổ biến trong việc chẩn đoán IBS
Nội soi tiêu hóa là một phương pháp phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nội soi dạ dày- tá tràng, nội soi đại trực tràng dựa trên bệnh sử và triệu chứng hiện tại của người bệnh. Nếu trong quá trình nội soi, nếu các bác sĩ có thấy hoặc nghi ngờ những tổn thương thì sẽ được chỉ định thêm sinh thiết.
2. Xét nghiệm
Xét nghiệm là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
Để có thể tìm ra được nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích, thì xét nghiệm là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Một số loại xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán hội chứng ruột kích thích bao gồm:
– Xét nghiệm máu
– Xét nghiệm phân
– Xét nghiệm không dung nạp lactose
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Người bệnh IBS cần có phác đồ điều trị bệnh phù hợp với thể trạng cá nhân
Để có thể điều trị được hội chứng ruột kích thích, thì người bệnh cần tập trung vào vấn đề dinh dưỡng và chế độ ăn. Cùng với đó là việc kết hợp dùng thuốc và thay đổi thói quen sống khoa học để cải thiện.
Đối với hội chứng ruột kích thích, sẽ có phác đồ điều trị tập trung vào những triệu chứng cụ thể mà từng người bệnh gặp phải. Vì thế mà bác sĩ sẽ kê thuốc theo triệu chứng bệnh, một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
– Thuốc chống co thắt
– Thuốc điều trị táo bón
– Thuốc điều trị tiêu chảy
– Thuốc an thần, giảm chứng lo âu
– Lợi khuẩn đường ruột
– Các thực phẩm chức năng giúp bổ sung thêm chất xơ
Để có thể đạt được hiệu quả cao trong điều trị thì người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp, bổ sung thêm nhiều chất xơ. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều gluten như yến mạch, lúa mì, ngũ cốc, nhất là những ai bị dị ứng protein có chứa trong những loại thực phẩm này thì cần phải loại bỏ.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, đối với người bệnh IBS nên ăn theo chế độ FODMAP để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, và ổn định ruột già. FODMAP là một chế độ ăn sẽ kiêng các loại thực phẩm là carbohydrate chuỗi ngắn như dưa hấu, táo, các loại hoa quả đóng hộp, sữa có lactose, sữa chua, phô mai, các loại trái cây có hàm lượng fructose cao,….
Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Để có thể phòng tránh được hội chứng ruột kích thích, thì phương pháp tối ưu nhất hiện nay đó chính là bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa đồng thời phòng tránh các bệnh lý về tiêu hóa. Đặc biệt là bạn nên cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng:
– Cần ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa
– Không nên ăn nhanh, nên ăn chậm
– Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm đóng hộp
– Hạn chế đồ uống có cồn, có gas
– Không nên ăn quá 240 gam các loại trái cây có hàm lượng fructose cao mỗi ngày
Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những trung tâm y tế chuyên khoa tiêu hóa uy tín. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, máy móc thiết bị hiện đại, giúp phục vụ được nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Xem thêm: Những ai nên đi nội soi đại tràng?