[ Giải đáp] Bệnh sỏi thận có di truyền không? Lây qua đường nào?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 [ Giải đáp] Bệnh sỏi thận có di truyền không? Lây qua đường nào?

Sỏi thận là căn bệnh tại đường tiết niệu khá phổ biến hiện nay. Không ít bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này thường thắc mắc bệnh sỏi thận có di truyền không? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh sỏi thận? Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn thông tin này để tiện tham khảo.

Vì sao bị bệnh sỏi thận?

Bệnh sỏi thận hình thành do các tinh thể cứng bị lắng đọng, kết tinh trong nước tiểu. Có tới 10% dân số Việt Nam mắc sỏi thận, các viên sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong thận với kích thước lớn, nhỏ, hình dạng khác nhau.

soi than co di truyen khong
Sỏi thận không phải bệnh có yếu tố di truyền

Với sỏi mới hình thành khi thích thước còn nhỏ các bác sĩ thường chỉ định uống nhiều nước để sỏi tự ra hoặc điều trị nội khoa giúp tăng bào mòn rồi đào thải sỏi. Nếu kích thước sỏi thận lớn hơn 20mm và không tự đào thải được thì các bác sĩ thường sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa như: tán sỏi bằng laser, nội soi ngược dòng tán sỏi,…

>>> Đọc thêm: Chi phí mổ sỏi thận hết bao nhiêu tiền? Cập nhật mới nhất

Bệnh sỏi thận có di truyền không?

Trước khi giải đáp thắc mắc này bạn cần phải hiểu rằng: nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận là do nước tiểu bị đặc, nồng độ các khoáng chất cao nên dễ tích tụ sỏi. Cụ thể là các nguyên nhân sau đây:

  • Thói quen uống nước ít làm cho lượng nước không đủ bài tiết, nước tiểu bị cô đặc.
  •  Ăn nhiều protein động vật, các thực phẩm giàu oxalat hay ăn thừa lượng muối.
  • Những người ít vận động, ngồi quá lâu ở một tư thế cũng gây ra bệnh sỏi thận.
  • Ngoài ra khi mắc các bệnh liên quan tới đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng cystin niệu, tăng oxalat niệu nguyên phát, xơ nang,….
  • Các bệnh đường tiêu hóa: phẫu thuật cắt dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy mạn tính càng dễ bị sỏi thận.

Nguyên nhân gây bệnh như đã nhắc tới trên đây chủ yếu là do sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi. Những người có tiền sử bệnh nền thì cũng dễ mắc sỏi thận hơn và sỏi thận không có yếu tố di truyền.

soi than di truyen
Các vị trí sỏi đường tiết niệu thường gặp

Do đó các bác sĩ chuyên khoa bệnh tiết niệu khẳng định rằng sỏi thận không có yếu tố di truyền. Nói cách khác sỏi thận di truyền từ bố mẹ sang con cái. Sỏi thận không lây nhiễm từ người này sang người khác. Nếu gia đình bạn có nhiều người cùng bị sỏi thận thì là bởi chế độ sinh hoạt, ăn uống giống nhau nên cùng có nguyên nhân gây bệnh như nhau.

Bạn cũng không cần quá lo lắng về bệnh sỏi thận có di truyền không mà cần có lối sống khoa học, lành mạnh để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý và bệnh sỏi thận.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu về các phương pháp tán sỏi thận phổ biến nhất

Phòng tránh sỏi thận bằng cách nào hiệu quả?

Để ngăn ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả nhất bạn cần hạn chế các nguyên nhân gây bệnh. Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học.

Uống đủ nước

Nước giúp duy trì chức năng của các cơ quan như: thận, gan,.. Uống đủ nước có thể tránh tích tụ những khoáng chất tạo sỏi. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 8 đến 12 cốc nước tức là khoảng từ 1,5 đến 2 lít nước nhằm duy trì lượng nước tiểu.

Nếu bạn làm việc ở môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi thì nên uống nhiều hơn nữa. Quan sát màu nước tiểu có thể giúp bạn biết đã uống đủ nước hay chưa. Nếu nước tiểu màu vàng nhạt hay trong là được nhé.

Bổ sung lượng canxi vừa đủ

Dù sỏi thận có thành phần canxi nhưng bạn cũng không nên kiêng hoàn toàn. Nếu bị thiếu hụt chất này càng dễ bị sỏi thận hơn và dễ mắc các bệnh như: rối loạn chuyển hóa, loãng xương,… 

soi than nen dieu tri som
Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ thận

Mỗi ngày bạn vẫn nên bổ  sung từ 800-1200mg canxi từ các thực phẩm như: phô mai, sữa, bơ,… tránh bổ sung từ các viên uống trực tiếp.

Hạn chế thực phẩm giàu oxalat

Trong các loại nước uống như soda, nước có ga, khoai lang, dâu tây có nhiều oxalat nên bạn cần hạn chế ăn để điều tiết và cân đối oxalat  để ngăn ngừa sỏi thận.

Ăn nhạt hơn

Nên cắt giảm natri từ muối ăn để làm giảm nồng độ oxalat và canxi trong nước tiểu. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1,5 đến 2,3g muối. Ngoài ra cũng nên hạn chế ăn các món như: cà muối, dưa muối hay thực phẩm đóng hộp.

Hạn chế đạm động vật

Thịt động vật có chữa hàm lượng lớn purin nên làm tăng nồng độ axit uric trong nước tiểu, dễ hình thành sỏi thận. Do đó bạn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ như vừng lạc, trứng và dùng protein thực vật để thay thế.

Tích cực vận động  

Tập luyện thể dục thể thao và tích cực vận động có thể tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng bài tiết nước tiểu, kích thích nhu cầu uống nước và ngăn ngừa kết tinh sỏi. Do đó mỗi ngày bạn nên vận động tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

Không nhịn tiểu

Khi buồn tiểu bạn cần đi tiểu ngay tuyệt đối không nhịn tiểu. Nước tiểu bị đọng lại quá lâu ở bàng quang do nhịn tiểu là điều kiện để sỏi kết tinh. Do đó hãy đi tiểu thoải mái nhất để bàng quang rỗng hoàn toàn.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng các bạn có thể tự cho mình câu trả lời bệnh sỏi thận có di truyền không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh sỏi thận hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 234529 hoặc tới địa chỉ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội ở 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời khi chẳng may mắc bệnh.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now