Viêm loét dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh 

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Viêm loét dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh 

Viêm loét dạ dày là căn bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam. Nếu ổ loét lớn, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa và có thể tử vong do mất máu khi không điều trị kịp thời. 

Viêm loét dạ dày là tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch axit tiêu hóa bị giảm khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót dạ dày, gây loét. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, khiến người bệnh đau đớn, mất ăn dẫn đến suy giảm sức khỏe nhanh chóng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày gồm có: 

Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu rất dễ nhận ra của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh sẽ gặp cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Đặc biệt diễn ra vào lúc đói với thời gian từ vài phút đến hàng giờ. Từ đó khiến người bệnh mất ngủ dẫn đến căng thẳng và tiếp tục làm bệnh viêm loét dạ dày càng nặng. 

Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày. 

Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh sẽ gặp tình trạng ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.

Nguyên nhân mắc bệnh Viêm loét dạ dày 

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, căn cứ vào yếu tố phát sinh có thể chia làm 2 loại như sau: 

Yếu tố ngoại sinh 

  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Nguyên nhân hàng đầu của viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP – loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Bằng cách xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng, vi khuẩn HP cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc gây viêm và làm mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, gia tăng nguy cơ các bệnh dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày cho người bệnh. • Do sử dụng thực phẩm chứa các chất kích thích như: Các loại đồ ăn cay, món nướng, chiên nhiều dầu mỡ, lạm dụng quá nhiều rượu, bia… 
  • Do người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây hại cho dạ dày: thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt… 
  • Do người bệnh vô tình nhiễm các chất ăn mòn như thủy ngân, muối kim loại nặng, acid sunphuric… và tích tụ trong cơ thể. Dần dần, các loai chất này sẽ làm dạ dày bị mài mòn đến mỏng đi, dẫn đến loét và gây viêm.

Ảnh: Tránh rượu bia, thuốc lá để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.

Yếu tố nội sinh: 

  • Các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa… 
  • Tăng urê hoặc đường trong máu cao 
  • Người bệnh bị căng thẳng, sốc hay một số chấn thương như bỏng, mổ khiến dạ dày tăng tiết axit (chất chua có trong dịch vị). Từ đó giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày làm cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Phòng tránh viêm loét dạ dày 

Từ các nguyên nhân trên, mọi người có thể hình thành các thói quen lành mạnh nhằm phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày cho bản thân và gia đình: 

– Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn chua cay giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn. 

Ảnh: Viêm loét dạ dày là căn bệnh có thể phòng ngừa được.

– Nên ăn đúng bữa, không ăn vội vàng, cần nhai kỹ, muốn vậy không nên cho canh vào cơm khi ăn (rất khó nhai kỹ). Chọn các thực phẩm tốt cho việc loại bỏ vi khuẩn HP hoặc tăng số lượng vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải củ cải, rau bina, cải xoăn, táo, việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, dầu ô liu. Bên cạnh đó, dùng thêm các loại thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như dưa cải bắp, sữa chua (đặc biệt là với lactobacillus và Sacharomyces) cũng rất tốt trong việc gia tăng lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. 

– Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học, tránh lo lắng, stress làm điều hòa hoạt động niêm mạc giúp cho việc phòng bệnh viêm loét dạ dày tốt hơn. 

– Không nên thức khuya (quá 23h), không thức dậy quá sớm (trước 5h00). 

– Nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, các dụng cụ dùng trong ăn, uống hàng ngày nên rửa sạch, sát trùng bằng nước nước đun sôi (vì vi khuẩn HP lây theo đường ăn uống).

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now