Đau thận trái là bệnh gì? Nên làm gì khi bị đau?

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đau thận trái là bệnh gì? Nên làm gì khi bị đau?

Thận là cơ quan không thể thiếu với mỗi người, có thể duy trì huyết áp ổn định, điều chỉnh chất điện phân. Thận trái nằm ở hông trái, dưới ổ bụng trái, dưới cơ hoành. Nhiều người khi bị đau thận trái không biết có nguy  hiểm không và đau thận trái nên làm gì? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Đau thận trái là bệnh gì?

Thận là cơ quan giúp cơ thể thải độc ra bên ngoài, gồm 2 quả thận nằm ở hông trái và hông phải. Thận trái nằm ở hông trái, bên dưới cơ hoành. Đau thận trái có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh thận hay bệnh nguy hiểm khác.

Đau thận khá mơ hồ nên nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu này người bệnh dễ nhầm tưởng sang các bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột. Tuy nhiên mỗi căn bệnh có dấu hiệu khác nhau.

Đi kèm đau thận trái có thể là nhiều dấu hiệu khác

Đi kèm với đau thận có thể là nước tiểu có bọt, có màu vàng sẫm, mùi khó chịu, đau buốt, buồn nôn, chán ăn, sốt cao, tứ chi, mặt bị phù nề. Hơn nữa thận trái nằm ở ổ bụng trái nên khi phát bệnh, bệnh nhân còn thấy đau từ háng trái tới hông trái.

Nếu bạn chẳng may bị đau thận thì nên nhớ rằng sức khỏe của bạn đã có vấn đề. Việc cần làm lúc này là cần đi khám tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ phát hiện bệnh và chữa trị cho bạn.

Bạn cũng có thể tham khảo một số căn bệnh gây đau thận trái dưới đây:

Suy thận

Bệnh suy thận không có dấu hiệu điển hình nhưng khi phát bệnh thường có các dấu hiệu nguy hiểm. Trong đó điển hình là đau thận trái. Khi bệnh nặng hơn bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng về sức khỏe như: tổn thương thần kinh, thiếu máu, bệnh xương, tăng huyết áp.

Suy thận có thể làm cho khả năng bài tiết chất độc của cơ thể bị ảnh hưởng. Chất thải không được thải ra bên ngoài sẽ ứ đọng lại và gây nên một số bệnh khác về thận như sỏi thận.

Bệnh sỏi thận

Đau thận trái cũng là một trong các dấu hiệu điển hình của sỏi thận. Khi thận bị tổn thương chất thải không được đẩy ra ngoài mà ứ đọng tạo ra sỏi thận. Các viên sỏi với những kích thước khác nhau.

Đau thận trái có thể do nhiều nguyên nhân

Bệnh nhân mắc sỏi thận sẽ bị đau quặn thắt ở bên hông. Vì sỏi làm cản trở lưu thông của nước tiểu khiến cho thận bị ứ tắc, sưng phù nề. Bệnh nhân bị sỏi thận còn thấy dấu hiệu khác như: đi tiểu có bọt, chân tay sưng phù, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, không muốn ăn gì.

>>> Đọc thêm: Bệnh sỏi thận có di truyền không?

Đau thắt lưng

Dù các ca bệnh đau thắt lưng liên quan tới đau thận trái không nhiều nhưng vẫn có. Khi thận bị tổn thương, các chất độc hại không được đào thải gây ứ đọng. Khi ấy sẽ gây nên tình trạng ứ dịch và gây đau thắt lưng, đau thận.

Các cơn đau này thường âm ỉ, khó chịu và kéo dài ở thắt lưng người bệnh trong vài ngày hay lâu hơn, mãn tính.  Cơn đau có thể khiến bệnh nhân di chuyển khó khăn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh cột sống

Một số bệnh nhân khi bị bệnh cột sống cũng có thể đau thận trái, cụ thể là thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm tại cột sống là một trong các nguyên nhân gây  đau thận.

Nếu mắc bệnh này bệnh nhân thường bị đau hông, đau thận, đau buốt. Nguyên nhân của bệnh có thể là do tuổi tác, do bê vác vật nặng.

Bệnh nhân bị đau cột sống có thể giảm cơn đau bằng thuốc giảm đau hoặc nghỉ ngơi hợp lý là ổn.

Đau thận trái nên làm gì?

Ngay khi phát hiện bản thân bị đau thận trái bệnh nhân nên đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể gây đau thận trái

Tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc dân gian hay truyền miệng để điều trị. Không tự ý mua thuốc giảm đau uống khi chưa biết nguyên nhân đau thận. Đau thận ở đâu cũng quyết định tới cách điều trị.

Do đó khi đi khám bạn cần kể rõ các triệu chứng sỏi thận trái mà mình gặp phải. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán và khám bệnh chính xác hơn.

>>> Đọc thêm: Sỏi thận 7mm là to hay nhỏ?

Phòng ngừa chứng đau thận trái

Để ngăn ngừa đau sỏi thận bên trái bạn nên thực hiện một số vấn đề sau đây:

  • Kiểm soát  cân nặng bằng các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho cơ thể
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh với hoa quả tươi, rau xanh
  • Tránh xa các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá,…
  • Uống nhiều nước có thể tăng cường khả năng lọc rửa cho thận, đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để xem cơ thể, thận của bạn có khỏe không, có gặp vấn đề gì mà bạn chưa biết không
  • Nên có tâm trạng thoải mái, thư giãn, vận động hợp lý, thường xuyên
  • Tuyệt đối không nên thức quá khuya để bảo vệ sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đau thận trái. Hy vọng các bạn có thể tìm ra nguyên nhân và bệnh liên quan khi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hay các cơ sở y tế uy tín.

Mọi thông tin cần giải đáp liên quan vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 hoặc tìm đến bệnh viện ở địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời nhé.

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 1900 2345 29
  • CSKH@benhvienhanoi.vn
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Benhvienhanoi. All Right Reserved. JUN88 Mb66                                                                                                                              Terms and Conditions |Privacy Policy go88 Jun88
banner
Top

Call Now