Dấu Hiệu Gai Cột Sống Chèn Dây Thần Kinh Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Gai cột sống là bệnh do thoái hoá với sự xuất hiện của các gai xương trên đốt sống. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng đau. Diễn tiến dần đến các triệu chứng tê ngứa, hạn chế vận động khi có chèn ép dây thần kinh. Vậy gai cột sống chèn dây thần kinh có dấu hiệu nào và cần làm gì khi đó. Chúng ta hãy cùng chuyên mục cơ xương khớp tham khảo qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh?
Đa số người bệnh gai cột sống có triệu chứng chung là đau vùng lưng hay cột sống. Đau có tính chất âm ỉ và tăng khi vận động cơ thể. Hoặc đau do vận động liên quan vị trí cột sống tổn thương như cúi gập đầu khi có gai cột sống cổ.
Đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Ở những giai đoạn có tình trạng thoái hoá cột sống nặng, gai cột sống phát triển nhiều. Lúc này cơn đau trở thành liên tục, một số có ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Khi gai cột sống phát triển hoặc tình trạng thoái hoá nặng, có thể chèn ép vào dây thần kinh.
Nhiều khả năng bạn đã bị gai cột sống chèn dây thần kinh khi có các triệu chứng sau:
- Dáng đi không vững, việc đi lại khó khăn hơn trước đó.
- Yếu tay chân hoặc khó cử động tay chân ở một bên hay cả hai bên.
- Tình trạng tê ngứa ở lòng bàn tay, chân, tê hoặc giảm các giảm.
- Rối loạn tiền đình với triệu chứng chóng mặt, lo lắng, chóng mặt,… nếu có tình trạng chèn ép vào mạch máu thần kinh.
- Gai cột sống chèn ép dây thần kinh tọa khiến người bệnh hạn chế vận động do. Tình trạng đau nhức từ hông đến chân, đau nhiều hơn khi đi lại.
Triệu chứng đau do gai cột sống
Một số dấu hiệu cụ thể cho từng trường hợp:
Dấu hiệu gai cột sống lưng
- Đau cột sống lưng dưới tại vùng thắt lưng, thường kéo dài hoặc lặp đi lặp lại.
- Cơn đau có thể lan xuống mông, đùi và chân, gây cảm giác như bị điện giật.
- Tê bì hoặc yếu cơ ở chi dưới, ảnh hưởng đến khả năng đứng hoặc đi lại.
Dấu hiệu gai cột sống cổ
- Đau tại vùng cổ, vai, và lan xuống cánh tay.
- Tê bì hoặc cảm giác kim châm ở bàn tay, khiến việc cầm nắm khó khăn.
- Đau đầu hoặc chóng mặt, đặc biệt khi ngửa cổ hoặc xoay đầu.
Gai đôi cột sống S1 và dấu hiệu đặc trưng
Gai đôi cột sống S1 là dạng bẩm sinh khi các đốt sống không liền nhau hoàn toàn. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Đau nhói ở vùng thắt lưng, đặc biệt khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Cơn đau lan xuống chi dưới hoặc gây cứng khớp vùng hông.
Các bệnh về cột sống thường gặp liên quan đến gai xương
Bên cạnh gai cột sống, chúng ta cũng cần lưu ý tới các bệnh lý về cột sống thường gặp bao gồm:
- Thoái hóa cột sống: Gây đau mạn tính tại cổ và lưng.
- Đau thần kinh tọa: Kèm theo triệu chứng đau lan xuống chi dưới.
- Gai đôi cột sống bẩm sinh: Ảnh hưởng đến trẻ em hoặc người lớn tùy mức độ nghiêm trọng.
- Đau rễ thần kinh cột sống thường là kết quả của sự chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh rễ (nơi dây thần kinh tách khỏi tủy sống). Ngoài gai cột sống, nguyên nhân còn có thể do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, hoặc viêm khớp cột sống.
Ngoài ra, người bị gout lâu năm có nguy cơ thoái hóa khớp dẫn đến gai xương hoặc ngược lại, cơn đau mãn tính từ gai cột sống khiến người bệnh ít vận động hơn làm tăng nguy cơ mắc gout.
Cần làm gì khi có triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 37-43% người trong độ tuổi trên 60 có biểu hiện gai cột sống ở các đốt sống cổ, với tỷ lệ cao nhất ở đoạn C5-C6 (48.2%) do chịu nhiều áp lực từ các hoạt động cúi và ngửa cổ. (1)
Khi có các triệu chứng gai cột sống chèn dây thần kinh như đã miêu tả ở phần trên, người bệnh tốt nhất nên đến khám ngay tại các phòng khám chuyên khoa ngoại thần kinh. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều khả năng đã chèn ép vào dây thần kinh.
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh để tránh tổn thương không hồi phục dây thần kinh. Nguy cơ gây liệt hoàn toàn nếu tình trạng này kéo dài.
Tuy nhiên trước đó người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tại nhà như:
- Dừng ngay các hoạt động gây áp lực lên cột sống: Hạn chế mang vác nặng hoặc giữ tư thế sai lệch.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Giúp giảm đau và giảm viêm tại chỗ.
Người bệnh cũng không nên tự ý mua thuốc hay vận động theo các hướng dẫn trên mạng vì nếu không thực hiện đúng dễ gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc bạn cần làm lúc này là đến khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và sớm được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bạn nên khám gai cột sống
Cần chuẩn bị những gì khi đến khám gai cột sống
Để việc thăm khám thuận lợi hơn, người bệnh nên chuẩn bị một số vấn đề sau:
- Ghi nhận lại các triệu chứng xuất hiện từ khi có tình trạng đau lưng hay đau cột sống.
- Nhớ lại thời điểm xuất hiện của triệu chứng và diễn tiến xuất hiện thêm triệu chứng mới theo các mốc thời gian.
- Các thông tin y tế quan trọng cần lưu ý: tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các thuốc đang sử dụng, tiền căn dị ứng.
- Lưu ý các bệnh lý về xương khớp đã từng mắc phải trước đây hoặc những lần chấn thương xương khớp trước đó.
- Chuẩn bị một số câu hỏi thắc mắc nếu có.
Quá trình chẩn đoán và xét nghiệm bệnh gai cột sống
Các xét nghiệm gai cột sống
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định bệnh:
- Các xét nghiệm về dấu ấn viêm để loại trừ những nguyên nhân viêm nhiễm và các bệnh lý khác ảnh hưởng thần kinh.
- X – quang cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Trên phim X – quang thấy được mất đường cong sinh lý, hình ảnh gai xương trên các đốt sống, hình ảnh đốt sống bị thoái hoá, mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp đốt sống,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống: xét nghiệm có giá trị nhất trong xác định vị trí gai cột sống chèn ép dây thần kinh, thấy được hình ảnh thoát vị đĩa đệm, mức độ của hẹp ống sống. Đồng thời cũng giúp phát hiện rõ hơn các nguyên nhân khác nếu có gây chèn ép dây thần kinh.
- Điện cơ: xét nghiệm này có thể chỉ định để phát hiện tổn thương dây thần kinh bị chèn ép.
MRI là xét nghiệm có giá trị nhất trong xác định vị trí gai cột sống chèn ép dây thần kinh
Chẩn đoán bệnh gai cột sống chèn vào dây thần kinh
Như vậy chẩn đoán xác định bệnh dựa vào triệu chứng của người bệnh và kết quả của các xét nghiệm, trong đó:
- Đau vị trí cột sống cổ hoặc lưng với tính chất cảm giác đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Có các triệu chứng chèn ép dây thần kinh.
- X – quang cột sống có hình ảnh gai xương hoặc các dấu hiệu thoái hoá cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): thấy được vị trí, mức độ và nguyên nhân chèn ép dây thần kinh.
- Không có các triệu chứng khác như sốt, sụt cân, thiếu máu, rối loạn các cơ quan mới xuất hiện (chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác).
Điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh
PGS.TS thầy thuốc Nguyễn Vĩnh Ngọc – Phó Chủ tịch Hội khớp học Hà Nội, cho biết:
“Gai cột sống có thể để lại 1 số biến chứng như đau quá dẫn đến tàn phế, bị chèn ép thần kinh nặng nề dẫn đến bị liệt, giảm khả năng đi lại, đại tiểu tiện không tự chủ, lâu dần có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn và tử vong.”
Khoảng 30.000 trường hợp chấn thương cột sống được ghi nhận mỗi năm tại Việt Nam, trong đó nhiều ca liên quan đến gai cột sống. Tuy vậy, các tiến bộ trong phẫu thuật và điều trị đã giúp tăng tỷ lệ phục hồi chức năng, giảm nguy cơ tàn phế. (2)
Điều trị nội khoa
- Paracetamol: là thuốc được ưu tiên giảm đau nhờ vào hiệu quả giảm đau tốt và ít tác dụng phụ. Có thể sử dụng viên phối hợp Paracetamol và chất giảm đau khác như codein để tăng hiệu quả.
- Tramadol: chỉ dùng khi không đáp ứng với thuốc Paracetamol. Dùng trong thời gian ngắn và không dùng kéo dài.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này vừa làm giảm tình trạng sưng viêm ở vị trí tổn thương, vừa giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc có thể có tác dụng phụ ở hệ tiêu hoá, tim mạch và bệnh thận. Do đó nên thận trọng ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh nền. Dùng loại bôi ngoài da ít tác dụng phụ hơn.
Phục hồi chức năng
- Nghỉ ngơi, giữ ấm và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Các bài tập vận động vùng cổ, vùng thắt lưng của vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tình trạng chèn ép, giảm căng cứng cơ và giảm đau.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp gai cột sống chèn ép thần kinh nặng, gây nhiều triệu chứng chèn ép thần kinh nặng nề cần được phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật nhằm sớm giải quyết tình trạng chèn ép, tránh các tổn thương không hồi phục vào thần kinh. Sau phẫu thuật tiếp tục điều trị nội khoa và phục hồi chức năng để tránh chèn ép tái diễn.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:
Cắt bỏ gai cột sống: Phẫu thuật loại bỏ gai xương nhằm giảm chèn ép lên dây thần kinh.
Phẫu thuật chỉnh hình cột sống: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật chỉnh hình nhằm ổn định cột sống và giảm đau.
Gai cột sống chèn dây thần kinh là dấu hiệu nguy hiểm vì nguy cơ yếu liệt chi do thần kinh chi phối bị chèn ép. Vì thế nếu người bệnh có các triệu chứng chèn ép thần kinh như đã nếu trên nên sớm đến các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Phẫu thuật nội soi cột sống: ít xâm lấn, giảm đau, mau hồi phục
Câu hỏi thường gặp
Gai cột sống có phải là bệnh mãn tính không?
Đúng, gai cột sống là bệnh mãn tính và thường đi kèm với thoái hóa cột sống. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị phù hợp.
Gai đôi cột sống S1 có chữa được không?
Gai đôi bẩm sinh không thể điều trị triệt để nhưng có thể kiểm soát triệu chứng thông qua vật lý trị liệu và thuốc.g
Bệnh gai cột sống có tự khỏi không?
Không, gai cột sống không thể tự khỏi. Tuy nhiên, với chế độ sinh hoạt lành mạnh và điều trị thích hợp, người bệnh có thể sống chung với bệnh mà không bị đau nhức thường xuyên.
Phẫu thuật gai cột sống có an toàn không?
Phẫu thuật gai cột sống là phương pháp an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ nên được xem là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Cần tập thể dục như thế nào để hỗ trợ điều trị gai cột sống?
Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc các bài tập giãn cơ đều hữu ích cho người bị gai cột sống. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu trước
NGUỒN THAM KHẢO
- “Osteophytes in the Cervical Vertebral Bodies (C3–C7)—Demographical Perspectives”, https://www.eva.mpg.de/documents/Wiley-Blackwell/Ezra_Osteophytes_AnaRec_2019_3027393.pdf (15/11/2024)
- “Cập nhật chẩn đoán và điều trị chấn thương Cột sống”, https://benhvienvietduc.org/cap-nhat-chan-doan-va-dieu-tri-chan-thuong-cot-song-2.html (15/11/2024)