Ung thư tuyến giáp thể nhú: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?
Ung thư tuyến giáp dạng nhú là một bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp dạng nhú (Papillary thyroid carcinoma) là một loại ung thư có tiên lượng tốt, và thường gặp.
Ung thư tuyến giáp thể nhú có biểu hiện lâm sàng thường là một khối u hoặc là nhân tuyến giáp, khối u/ nhân này không gây ra các rối loạn chức năng tuyến giáp.
Ngoài ra một biểu hiện lâm sàng khác đó là ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch cổ cùng bên với khối u. Theo như thống kê thì có khoảng 10% bệnh nhân có thể có biểu hiện di căn hạch khi mới phát hiện bệnh. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú ở trẻ em thì thường có những biểu hiện nhân giáp lớn cùng với việc di căn hạch sớm. (2)

Triệu chứng ung thư tuyến giáp thể nhú
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú có thường có biểu hiện dưới dạng một khối u không có triệu chứng như đau, hoặc là không có hạch ở cổ.
Ung thư biểu mô nhú tuyến giáp ở giai đoạn đầu, thường sẽ có rất ít triệu chứng. Thường người bệnh phát hiện ra khi đi khám sức khỏe định kỳ, thực hiện siêu âm vùng cổ và tình cờ phát hiện ra khối u.
>> Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có mấy giai đoạn?
Một trong những triệu chứng chiếm khoảng 20% số ca ung thư tuyến giáp thể nhú thường xảy ra đó là khó nuốt và khàn giọng. Khi xuất hiện triệu chứng này sẽ cho thấy sự chèn ép dây thanh quản quặt ngược gây liệt dây thanh quản hoặc chèn ép thực quản.
Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch ở cổ thì đa số sẽ là hạch nhóm 4, hạch máng cảnh cùng bên, sẽ ít gặp các nhóm hạch vùng khác. Thông thường hạch sẽ rắn, không gây đau, di chuyển được khi hạch chưa có hiện tượng xâm lấn, khi hạch to và bắt đầu xâm lấn thì di chuyển hạn chế.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp thể nhú
Đối với ung thư tuyến giáp dạng nhú thì hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Mặc dù vậy, thông qua một số nghiên cứu, một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp thể nhú như: (3)
Tiếp xúc với bức xạ
Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú cao hơn ở những người có tiền sử tiếp xúc với bức xạ ion hóa đáng kể. Các khối u tuyến giáp thể nhú được hình thành do bức xạ thường xuất hiện sau khi đã chiếu xạ từ hơn 10 đến 30 năm.
Yếu tố di truyền
Đối với ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú, một số hội chứng di truyền có liên quan đến như: đa polyp gia đình, hội chứng Werner, hội chứng Gardner, phức hợp Carney loại I.

Cách chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm:
Siêu âm tuyến giáp và hạch vùng cổ
Siêu âm tuyến giáp và hạch cổ là 1 phương pháp chẩn đoán đơn giản và cơ bản nhất. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ biết được vị trí khối u/ hạch, kích thước, tính chất, sự xâm lấn của chúng. Hiện nay việc sử dụng hệ thống phân loại TIRADS (Thyroid Imaging Reporting ADN Data System) đánh giá nguy cơ ác tính của các khối u tuyến giáp khá phổ biến. Hệ thống này được chia làm 5 loại từ TIRADS I đến TIRADS V.

Chẩn đoán tế bào học – Sinh thiết
Đối với Carcinoma tuyến giáp dạng nhú , chẩn đoán tế bào học (sinh thiết) là 1 phương pháp chẩn đoán hữu hiệu để phát hiện. Dưới hướng dẫn của siêu âm, tế bào tuyến giáp sẽ được hút qua kim nhỏ. Sau đó nhân tế bào sẽ được giải phẫu để tìm tế bào ung thư tuyến giáp.
Sinh thiết (chẩn đoán tế bào học) là 1 phương pháp cho ra kết quả nhanh, chính xác lên đến 90-95%, có giá trị cao. Kết quả đánh giá được phân loại theo Bethesda 2017.
Xét nghiệm nồng độ hormon tuyến giáp
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp có tác dụng hạn chế trong chẩn đoán vì hầu hết bệnh nhân có chức năng tuyến giáp bình thường. Trong đó, 3 xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là: TSH, FT4, FT3.
Xạ hình tuyến giáp
Xạ hình tuyến giáp sử dụng thiết bị SPECT/CT để phát hiện các bệnh tuyến giáp. Đối với xạ hình tuyến giáp sẽ sử dụng một lượng nhỏ iod phóng xạ (I-131) vào cơ thể. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể dùng dược chất phóng xạ I-131(Iod 131). Tác dụng của chất phóng xạ là giúp kết quả hình ảnh về tuyến giáp rõ nét hơn, từ đó giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn nhất là trong việc phát hiện, chẩn đoán di căn xa.
Chẩn đoán hình ảnh
Thực hiện chẩn đoán hình ảnh bao gồm: chụp CT, chụp MRI, chụp FDG- PET/CT vùng cổ. Chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u và hạch đã đến các cơ quan lân cận hay chưa như: khí quản, thực quản, phần mềm vùng cổ cũng như đã di căn đến các cơ quan khác hay chưa.
Chẩn đoán giai đoạn
Ung thư thể nhú của tuyến giáp được phân loại theo giai đoạn TNM (AJCC 2017):
T (tumor) – khối u nguyên phát chia làm 4 giai đoạn:
- T1: Khối u có đường kính ≤2cm, giới hạn trong tuyến giáp
- T2: Khối u có đường kính 2-4cm, giới hạn trong tuyến giáp.
- T3: Khối u có đường kính >4cm, còn giới hạn trong tuyến giáp hoặc u có kích thước bất kỳ có vi xâm lấn ra ngoài tuyến giáp .
- T4: Tiến triển tại chỗ. Khối u có kích thước bất kỳ, phát triển ngoài tuyến giáp xâm lấn tổ chức mô mềm dưới da, thanh quản, khí quản, thực quản hoặc thần kinh thanh quản quặt ngược; xâm lấn cân trước sống, bao cảnh hoặc các mạch máu trung thất.
Đặc điểm nhuộm hóa mô miễn dịch
Đặc điểm nhuộm hóa mô miễn dịch có giá trị không cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú, cho dù có vai trò trong cơ chế phát triển, xâm lấn và di căn.
Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú
Các phương pháp điều trị thường bao gồm: (4)
Phẫu thuật
Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú thì phẫu thuật có vai trò chủ đạo. Những hình ảnh chẩn đoán, kết quả tế bào học, thông tin lâm sàng sẽ là những yếu tố để đánh giá rủi ro trước phẫu thuật.
Với u tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp khi:
- Tiền sử xạ trị vùng cổ
- U giai đoạn T3, T4
- Có tổn thương thùy đối bên
- Có di căn hạch cổ
- Có di căn xa
- Ung thư tuyến giáp tái phát
Ngoài ra đối với người bệnh ung thư tuyến giáp có kích thước dưới 1cm, giới hạn trong tuyến giáp và chưa có hạch cổ di căn trên lâm sàng.
Điều trị I-131
Điều trị I-131 sẽ giúp tỷ lệ tái phát ở những bệnh nhân sau phẫu thuật được giảm thiểu. Điều trị I-131 được chỉ định trong 1 số trường hợp sau: Đa ổ, u T3-4, di căn hạch, di căn xa và có nồng độ Tg cao sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau uống I-131:
- Xơ phổi.
- Phù não (có thể được ngăn ngừa bằng việc sử dụng corticosteroid).
- Viêm tuyến nước bọt, khô miệng.
- Nguy cơ thấp mắc bệnh bạch cầu, ung thư vú hoặc bàng quang…
Điều trị nội tiết
Đối với những người bệnh ung thư tuyến giáp, sau khi cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh cần phải điều trị hormon tuyến giáp suốt đời. Thông thường người bệnh sẽ sử dụng thuốc levothyroxine (T4). Levothyroxine (T4) sẽ giúp ức chế TSH, vì TSH có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú còn lại nên liều lượng ban đầu của T4 phải đủ cao.
Sau khi điều trị nội tiết, người bệnh cần kiểm tra lại sau 6 đến 8 tuần. Liều lượng levothyroxine (T4) sẽ được bác sĩ điều chỉnh sau kết quả tái khám định kỳ.
Điều trị nhắm trúng đích
Điều trị trúng đích là liệu pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các thuốc làm hạn chế sự tăng trưởng và lan tràn của bệnh ung thư.
Phương pháp này thường được áp dụng trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, tiến triển và di căn xa khi mà các phương pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị không thể thực hiện được.
Theo dõi sau điều trị
Sau khi được điều trị, người bệnh sẽ cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhằm phát hiện sớm khối u có tái phát hay không, các dấu hiệu di căn di xa. Khi tái khám, một số xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định như: chụp X-quang phổi phát hiện di căn, siêu âm phần mềm vùng cổ, chụp CT/ MRI, xạ hình tuyến giáp, xét nghiệm FT4, TSH, Tg, anti Tg,…Trong trường hợp Tg ở mức cao mà khám lâm sàng, xạ hình giáp, siêu âm, chụp CT không phát hiện tổn thương, có thể có chỉ định chụp PET/CT.
Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không?
Ung thư biểu mô nhú tuyến giáp là một loại ung thư tuyến giáp phổ biến và có tiên lượng tốt. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn cần thực hiện điều trị, ngay khi phát hiện ra bệnh. Việc trì hoãn điều trị sẽ làm giảm đi hiệu quả điều trị bệnh. Để có thể phòng ngừa được ung thư tuyến giáp, thì việc khám sức khỏe định kỳ, hoặc tầm soát ung thư là rất cần thiết.

Các câu hỏi thường gặp về ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Nguyên nhân có thể là do nhiễm xạ, hóa chất, gene…
Ung thư tuyến giáp thể nhú có triệu chứng nhận biết sớm nào?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, thường phát hiện qua siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA).
Ai có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp thể nhú?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Độ tuổi mắc ung thư thể nhú thường đa dạng từ trẻ đến người lớn tuổi, tỷ lệ nữ > nam.
Làm thế nào để phát hiện?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Ung thư tuyến giáp thể nhú có thể phát hiện bằng khám siêu âm và chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA)
Ung thư tuyến giáp dạng nhú có dễ điều trị hơn các thể khác không?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Ung thư thể nhú có nhiều phương pháp điều trị nhất và có tiên lượng tốt nhất.
Ung thư tuyến giáp dạng nhú có nguy hiểm không?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Ung thư tuyến giáp dạng nhú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất nhưng tiên lượng tốt nhất tỷ lệ sống sau > 5 năm 95%, sau 10 năm > 90%.
Điều trị bao gồm những phương pháp nào?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời:
- Đốt sóng cao tần (RFA) ung thư thể nhú giai đoạn sớm (Vi ung thư)
- Phẫu thuật cắt bỏ u
- Điều trị iod phóng xạ.
- Liệu pháp kích tố đè nén: dựa vào cơ chế phản hồi ngược, dùng thyroxin liều cao để ức chế TSH, kìm hãm sự phát triển của bướu trong các trường hợp carcinôm tuyến giáp biệt hoá tốt
Phẫu thuật tuyến giáp có phải là phương pháp điều trị phổ biến cho thể nhú không?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Hiện nay phẫu thuật là phương pháp điều trị chính với ung thư thể nhú. Tuy nhiên với sự phổ biến siêu âm khám sàng lọc và sự ra đời phương pháp RFA điều trị vi ung thư thể nhú ngày càng nhiều bệnh nhân được điều trị giai đoạn sớm.
Sau khi điều trị, có nguy cơ tái phát không?
Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Nguy cơ tái phát sau điều trị ung thư thể nhú thấp, tuy nhiên còn phụ thuộc vào giai đoạn điều trị và phương pháp điều trị.
Một địa chỉ khám tuyến giáp uy tín sẽ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí đánh giá về chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ chăm sóc.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã hoạt động hơn 10 năm và là nơi quy tụ của các chuyên gia, đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị chuyên biệt. Với các thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu thăm khám của người bệnh như máy siêu âm màu hiện đại, phương pháp đốt sóng cao tần RFA Anti Impact 5.0 tiên tiến nhất hiện nay,… Bệnh viện luôn tự hào vì đã chẩn đoán và điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân tuyến giáp.
Để biết thêm thông tin tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0981 500 770 hoặc để lại tên và số điện thoại để đội ngũ chuyên gia sẵn sàng giải đáp.
Tham khảo:
- Clayman Thyroid Center. (n.d.). Papillary Thyroid Cancer. Truy cập từ https://www.thyroidcancer.com/thyroid-cancer/papillary
- WebMD. (2022). Papillary Thyroid Carcinoma: Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment. Truy cập từ https://www.webmd.com/cancer/papillary-thyroid-carcinoma-about
- Cleveland Clinic. (n.d.). Papillary Thyroid Cancer (PTC): Symptoms & Treatment. Truy cập từ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23382-papillary-thyroid-cancer-ptc