Tầm Soát Ung Thư Tổng Quát ở Đâu Tốt, Chất Lượng, Uy Tín?
Tầm soát ung thư tổng quát ở đâu tốt là băn khoăn chung của rất nhiều người. Đây là hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bệnh nhân sớm phát hiện các nguy cơ ung thư. Để từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời, gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Để giúp bạn lựa chọn được cơ sở tầm soát ung thư uy tín, chất lượng, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội xin gửi đến bạn những thông tin dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình tầm soát ung thư.

Tầm soát ung thư tổng quát bao gồm những xét nghiệm nào?
Ung thư là một trong những căn bệnh ám ảnh nhân loại với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng cao. Tại Việt Nam, số người mắc mới và tử vong do ung thư ở mức cao, và mới đây đã “lên hạng” trên bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 300.000 bệnh nhân đang chiến đấu với ung thư (Tổ chức Ung thư toàn cầu, 2018), và 115.000 người chết, tương đương 315 người/ngày qua đời vì căn bệnh quái ác này. (1)
Đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân ung thư Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi sức khoẻ bệnh nhân đã suy giảm và các phương pháp điều trị khó phát huy tác dụng. Vì thế tầm soát ung thư tổng quát là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu ích, nhằm giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm, giúp tăng hiệu quả điều trị, tăng chất lượng sống cho người bệnh.
Quy trình tầm soát thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước cơ bản trong tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như hỏi về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có (ví dụ: bạn bị đau ở đâu? Có triệu chứng nào bất thường không?…). Những thông tin này là các căn cứ để bác sĩ đưa ra những phương thức tầm soát phù hợp.
Bước 2: Thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản
Sau khi đã khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm phân…
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh học với các phương thức chẩn đoán hình ảnh như nội soi, siêu âm, chụp XQ tuyến vú, chụp CT cắt lớp phổi liều thấp, chụp cộng hưởng từ MRI…Thông qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, phân độ nguy cơ ung thư của các tổn thương theo các thang điểm quốc tế cho từng cơ quan (Ví dụ phổi là thang điểm LUNGRADS, tuyến giáp là TIRADS, tuyến vú là BIRADS…) bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết phù hợp để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác nhất, giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư.
Những danh mục cần thực hiện khi tầm soát ung thư
Khám tổng quát tầm soát ung thư sẽ giúp chẩn đoán, xác định bệnh từ giai đoạn sớm để rút ngắn thời gian chữa bệnh, tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh và giảm thiểu chi phí y tế. Sau đây là những biện pháp tầm soát ung thư thường được áp dụng:
Xét nghiệm máu
Đây là một trong những phương pháp thường được chỉ định để tìm kiếm dấu vết ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định cho những trường hợp có kết quả chẩn đoán nghi ngờ ung thư cao và người đang điều trị ung thư cũng cần làm xét nghiệm máu để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như đánh giá kết quả điều trị.
Xét nghiệm máu là một phương pháp thường có độ nhạy thấp, khả năng âm tính giả khá cao nên có thể bỏ sót ung thư, do đó nếu chỉ tiến hành duy nhất một biện pháp này sẽ không đủ cơ sở để tầm soát chính xác ung thư. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của xét nghiệm máu trong hoạt động tầm soát ung thư, đây được coi như một biện pháp bổ sung để bác sĩ có đủ thông tin, dữ kiện khi chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến, được đánh giá là hiệu quả và an toàn trong tầm soát ung thư. Thông qua những hình ảnh do máy móc ghi lại, bác sĩ có thể dựa vào đó và phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong cơ thể người bệnh. Dưới đây là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được chỉ định nhiều nhất hiện nay:
- Siêu âm: trước tiên để thao tác siêu âm được diễn ra thuận lợi, bác sĩ sẽ quét một lớp gel lên trên vùng da cần siêu âm. Tiếp theo, bác sĩ cầm đầu dò đi qua bề mặt đã được phết gel giúp thu lại hình ảnh nội quan dễ dàng hơn. Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ điều chỉnh mọi góc một cách phù hợp để quan sát được rõ ràng, chi tiết, thu được những thông số quan trọng để có kết luận chính xác nhất. Nếu siêu âm có hình ảnh bất thường, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thêm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác để thu về kết quả chính xác hơn;
- Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp PET-CT: đây chính là các biện pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu giúp bác sĩ có thể xác định rõ những dấu hiệu bất thường mà bệnh nhân đang gặp phải;
- Nội soi: có tác dụng kiểm tra, thăm dò tình trạng của các nội quan như dạ dày, trực tràng, thực quản hay vòm họng,… Bằng một đầu dây nhỏ hẹp, linh hoạt có gắn đèn và camera nhỏ ở đầu, dụng cụ này có thể ghi lại trực tiếp cấu trúc, trạng thái bên trong cơ quan đó. Nhờ những thông tin và hình ảnh thu thập được từ nội soi, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá được kích thước, vị trí cũng như số lượng tổn thương hay khối u của cơ quan đó. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định nội soi kết hợp cắt polyp hoặc sinh thiết khối u để kiểm tra thêm.

Xét nghiệm mô bệnh học (sinh thiết)
Phương pháp xét nghiệm mô bệnh học hay sinh thiết gồm những kỹ thuật như sau:
- Sinh thiết mở: phù hợp với những bệnh nhân đã được xác định là có khối u trong cơ thể. Người bệnh sẽ cần được tiến hành phẫu thuật và bác sĩ sẽ thao tác lấy đi một phần, thậm chí là lấy đi toàn bộ khối u. Mẫu bệnh phẩm này sau đó sẽ được mang đi phân tích để xác định xem đó là khối u lành tính hay khối u ác tính;
- Sinh thiết kim: bác sĩ sẽ dùng một cây kim dài và nhỏ để lấy đi mẫu mô ở khối u.
Xét nghiệm tế bào học
Xét nghiệm tế bào học là biện pháp tầm soát ung thư có độ chính xác cao, gồm những phương pháp như sau:
- Xét nghiệm dịch cơ thể: phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định lấy dịch ở đâu, ví dụ như dịch ổ bụng, dịch đờm, dịch phổi hay dịch tủy não,…;
- Phương pháp FNA: đây là phương pháp chọc hút tế bào khối u bằng kim nhỏ, bệnh phẩm lấy ra sẽ được làm xét nghiệm tế bào học để sàng lọc tế bào ung thư. Phương pháp này hiện nay thường được tiến hành dưới định hướng của siêu âm hoặc CT.
Tầm soát ung thư ở đâu tốt, uy tín?
Hiện nay không khó để tìm được cơ sở y tế có khả năng thực hiện tầm soát ung thư. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có đủ máy móc và đảm bảo chất lượng khi thực hiện. Bệnh viện Đa khoa Hà Nội chính là sự lựa chọn hợp lý cho câu hỏi: “Tầm soát ung thư tổng quát ở đâu tốt?”. Với hơn 10 năm phát triển, tính đến nay đã có hàng triệu khách hàng tin tưởng và đánh giá cao dịch vụ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, trong đó có dịch vụ tầm soát các loại bệnh lý ung thư.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, đến từ các bệnh viện lớn tuyến trung ương.
Kết hợp với là hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại như máy siêu âm, nội soi, máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy CT đa dãy,…) giúp đem lại kết quả chẩn đoán nhanh chóng với độ chính xác cao.
Vì vậy khi tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, quý khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ.
Câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư tổng quát có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm không?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Khám tổng quát và tầm soát ung thư là việc thăm khám bệnh nhân nhằm phát hiện các tổn thương tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm nhất khi bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng. Bệnh ung thư trong những giai đoạn sớm có thể được điều trị triệt để, hạn chế tối đa được phạm vi phẫu thuật cũng như rủi ro của biện pháp điều trị đi kèm như hóa, xạ trị…
Tôi có người thân mắc ung thư, liệu tôi có cần tầm soát ung thư tổng quát không?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư, thì nguy cơ ung thư của bạn cũng cao hơn so với những người khác. Do đó, bạn cũng cần chú trọng đến việc khám tổng quát và tầm soát ung thư.
Quy trình tầm soát ung thư tổng quát kéo dài bao lâu?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Tùy nhu cầu cũng như phạm vị thăm khám của bệnh nhân, việc khám tổng quát tầm soát ung thư có thể kéo dài khác nhau, nhưng đều giới hạn trong 1 ngày làm việc.
Nếu tôi không có triệu chứng, liệu tôi có cần tầm soát ung thư tổng quát không?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Tầm soát ung thư ở người chưa có biểu hiện bệnh lý, để truy tìm nguy cơ ung thư, phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng, tăng khả năng điều trị khỏi bệnh và giúp cải thiện tỷ lệ sống sau 5 năm.
Tầm soát ung thư tổng quát có thể phát hiện những loại ung thư tiềm ẩn nào?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Những bệnh lý ung thư thường gặp qua tầm soát sức khỏe là ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vòm họng…
Tôi có lối sống lành mạnh, liệu có cần tầm soát ung thư tổng quát thường xuyên không?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Các nghiên cứu phát hiện có khoảng trên 20 loại ung thư có tính di truyền như ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ, u nguyên bào thần kinh đệm, ung thư phổi – màng phổi, ung thư nội mạc tử cung, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy…
Đối với di truyền gen trội, có thể chỉ cần nhận một bản sao gen đột biến là đã tăng nguy cơ phát triển ung thư. Ví dụ các đột biến gen gây hội chứng Lynch làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không polyp, đột biến gen APC gây bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình… phần lớn là các đột biến gen trội. Còn đối với đột biến gen lặn, cần có cả hai bản sao đột biến mới gây bệnh, ví dụ gen BRCA1/2 trong ung thư vú, buồng trứng ở nữ; ung thư tụy, tuyến tiền liệt ở nam.
Với các loại ung thư có tính di truyền này, ít phụ thuộc vào lối sống, thói quen, môi trường sống hoặc làm việc. Nên việc tầm soát ung thư vẫn rất cần thiết với người có lối sống lành mạnh.
Tầm soát ung thư tổng quát có giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư không?
Ths. BS Nguyễn Duy Tùng- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội trả lời: Tầm soát ung thư là việc thăm khám bệnh nhân nhằm phát hiện các tổn thương tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm nhất khi bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng. Bệnh ung thư trong những giai đoạn sớm có thể được điều trị triệt để. Hạn chế tối đa được phạm vi phẫu thuật cũng như rủi ro của biện pháp điều trị đi kèm như hóa, xạ trị… , tăng tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân.
Bổ sung số liệu ngay đoạn này luôn cũng được. Thêm 1 câu giới thiệu có key chính ở đầu. Sau đó thêm 1, 2 câu như kiểu: Theo thống kê hàng năm có xx ca mới mắc ung thư được phát hiện…. vì thế việc thực hiện tầm soát ung thư thật sự cần thiết… Sau đó trích nguồn là oke rồi nha. Bài viết càng nhiều số liệu liên quan và hữu ích càng tốt