Viêm Loét Đại Tràng: 5 Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
Bệnh viêm loét đại tràng không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Hãy cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị viêm loét đại tràng nhé

Viêm loét đại tràng là gì?
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa nơi tích tụ các chất bẩn, vi khuẩn và các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống. Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương. Lúc này niêm mạc sưng đỏ, có thể xuất hiện các vết loét, xuất huyết hoặc hình thành ổ áp xe nhỏ. Bệnh có thể kéo dài và gây ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bác sĩ Trần Văn Nam, chuyên gia Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, chia sẻ:
“Viêm loét đại tràng là căn bệnh cần được quan tâm đặc biệt do khả năng biến chứng cao nếu không được kiểm soát tốt.”

>> Đến bệnh viện Đa Khoa Hà Nội để khám viêm loát đại tràng với gói Gói chẩn đoán hình ảnh & can thiệp kỹ thuật cao. Với hệ thống máy nội soi Dạ dày/ Đại tràng NBI tân tiến, hỗ trợ hiệu quả trong việc quan sát và đánh giá mức độ tổn thương trong ống tiêu hoá, đại tràng…
5 nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
Tại Hoa Kỳ, có khoảng 600,000–900,000 người đang sống chung với viêm loét đại tràng, thuộc nhóm bệnh viêm ruột mãn tính (IBD). Tỉ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, với tỉ lệ ghi nhận lên tới 24,3 người trên 100,000 người mỗi năm.(1) Tại Việt Nam, các chuyên gia ghi nhận rằng số lượng bệnh nhân viêm đại tràng ngày càng tăng, đặc biệt do các yếu tố về chế độ ăn uống không hợp lý và căng thẳng.
Xác định nguyên nhân gây viêm loét trực tràng là điều rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà bạn không thể bỏ qua.
1. Viêm loét đại tràng do di truyền
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 30 gen có thể làm tăng tính nhạy cảm di truyền trong viêm loét đại tràng. Do đó nếu bố mẹ bị mắc bệnh có thể con cũng sẽ mắc bệnh.
2. Nhiễm vi sinh vật
Vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể rồi tấn công đại tràng. Chúng có thể tồn tại trong môi trường xung quanh, thực phẩm mà người bệnh ăn phải. Các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh là:Ký sinh trùng, Vi khuẩn, Siêu vi, Nấm
3. Ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống không điều độ, ăn quá no, uống nhiều bia rượu… sẽ khiến hoạt động của nhu động ruột bị biến đổi. Nó cũng làm giảm tiết chất nhầy trên thành đại tràng. Hơn nữa, rượu bia chứa các chất độc gây ảnh hưởng xấu tới đại tràng. Dần dần các tổn thương tích tụ sẽ dẫn tới các ổ viêm, vết loét.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong đường ruột. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, có thể gây viêm loét đại trực tràng chảy máu. Bên cạnh đó, một số thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau cũng có khả năng gây viêm trong ruột.
5. Căng thẳng kéo dài gây viêm loét đại tràng
Những lo toan trong cuộc sống, áp lực trong công việc khiến nhiều người luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài. Căng thẳng cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho niêm mạc ruột dễ bị tổn thương. Điều này sẽ tác động tới đại tràng gây ra các ổ viêm, vết loét.
Dấu hiệu viêm loét đại tràng
Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh và vị trí viêm của mỗi người, bệnh sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau.
1. Viêm loét đại tràng gây đau bụng và co thắt bụng
Đây là triệu chứng phổ biến nhất do bệnh gây ra. Đau bụng thường xuất phát từ vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái. Đây cũng có thể là triệu chứng của viêm đại tràng phù nề nên bạn hãy lưu ý thêm các triệu chứng khác để có thể xác định mình đang bị bệnh gì.
Người bệnh có thể bị đau âm ỉ đến dữ dội, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của viêm. Đau bụng có thể được giảm bằng các loại thuốc chống co thắt hoặc chườm ấm.
2. Tiêu chảy hoặc táo bón
Viêm loét đại tràng có thể gây rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Tiêu chảy có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy trong phân. Tiêu chảy có thể gây mất nước và điện giải, cần được bổ sung đủ. Táo bón có thể gây ra các vết loét và nứt kẽ hậu môn, cần được điều trị kịp thời.
3. Chảy máu hoặc tiết dịch từ trực tràng
Đây là một triệu chứng đặc trưng của viêm loét đại tràng. Máu trong phân có thể do các vết loét trong niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Tiết dịch từ trực tràng có thể do sự viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng của niêm mạc.
4. Thiếu máu và mệt mỏi
Thiếu máu có thể do mất máu trong phân hoặc do suy dinh dưỡng do ăn uống kém. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi do thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng hoặc cơ thể phải chiến đấu với các đợt viêm nhiễm.
Thiếu máu và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh, cần được khắc phục bằng cách bổ sung sắt, vitamin, nước và các chất dinh dưỡng khác.
5. Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau khớp: Nguyên nhân do hệ miễn dịch tấn công các khớp.
- Có thể sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh.
- Cảm thấy đột ngột muốn đi đại tiện khó kiểm soát, có thể xảy ra tới 10 lần mỗi ngày.

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không
Viêm loét đại tràng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ và vị trí của viêm, cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm loét đại tràng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
1. Xuất huyết đại tràng
Viêm loét đại tràng chảy máu xảy ra khi vùng loét lan rộng và ăn sâu xuống lớp cơ. Lúc này máu chảy nhiều, thậm chí ồ ạt khiến người bệnh bị mất máu cấp.
2. Dẫn đến rò ruột
Đây là biến chứng khi các vết loét tạo ra các kênh nối giữa hai bộ phận của ruột hoặc giữa ruột và các cơ quan khác như bàng quang, da. Rò ruột có thể gây ra nhiễm trùng, tiết dịch hoặc khí từ ruột ra ngoài. Rò ruột cần được điều trị bằng phẫu thuật để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.
3. Biến chứng thủng đại tràng
Đây là biến chứng cực nguy hiểm của viêm loét đại tràng. Biến chứng này xảy ra khi các vết loét quá sâu và xuyên qua các lớp mô của đại tràng, tạo ra một lỗ thủng. Thủng đại tràng có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng trong bụng, gọi là viêm phúc mạc. Nếu không được phẫu thuật khẩn cấp, thủng đại tràng có thể dẫn đến sốc và tử vong.
4. Tăng nguy cơ Ung thư đại tràng
Người bệnh viêm loét đại trực tràng có nguy cơ cao hơn bình thường bị ung thư đại tràng. Đặc biệt là khi bệnh kéo dài hơn 8 năm hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Ung thư đại tràng là sự phát triển bất thường của các tế bào trong niêm mạc của đại tràng.
5. Dẫn đến viêm khớp
Đây là biến chứng ngoài tiêu hóa của viêm loét đại tràng. Bệnh viêm khớp là một dạng viêm nhiễm của các khớp, có thể do hệ miễn dịch tấn công các khớp hoặc do vi khuẩn từ ruột lây sang khớp.

Chẩn đoán và cách chữa viêm loét đại tràng
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chỉ định một số xét nghiệm.
1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống và sinh hoạt của bạn. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, đo huyết áp, nhịp tim, cân nặng và nhiệt độ cơ thể của bạn.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra vùng bụng, hậu môn để xác định vị trí và mức độ đau, các dấu hiệu bất thường.
2. Tiến hành xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của viêm nhiễm, thiếu máu, tăng tiểu cầu, giảm albumin máu và các tự kháng thể liên quan đến viêm loét đại tràng.
3. Xét nghiệm phân loại trừ bệnh
Xét nghiệm phân có thể giúp loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng của tiêu chảy, như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Xét nghiệm phân cũng có thể đo lượng calprotectin trong phân, một loại protein liên quan đến viêm ruột.
4. Nội soi đại trực tràng
Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán viêm loét đại tràng. Nội soi đại trực tràng là một thủ thuật sử dụng một ống mềm có gắn camera và đèn ở đầu để quan sát bên trong đại trực tràng.

Nội soi đại trực tràng có thể phát hiện các dấu hiệu của viêm loét đại tràng như mất mạng lưới hình thái mao mạch, mất nếp gấp đại tràng, niêm mạc phù nề, xung huyết, xuất tiết, có nhiều trợt loét, loét trên bề mặt, dễ chảy máu khi bơm hơi hoặc chạm đèn và rỉ máu. Nội soi đại trực tràng cũng có thể lấy mẫu niêm mạc để làm xét nghiệm mô bệnh học. Trước khi nội soi đại tràng cần làm sạch đại tràng trước khi thực hiện.
5. Xét nghiệm mô bệnh học
Đây là xét nghiệm dùng để kiểm tra các tế bào của niêm mạc đại trực tràng dưới kính hiển vi. Xét nghiệm mô bệnh học có thể xác nhận chẩn đoán viêm loét đại tràng và phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh Crohn, polyp hoặc ung thư.
6. Chụp CT
Giúp nhận diện mức độ viêm của đại tràng. Được chỉ định khi nghi ngờ biến chứng do viêm loét đại trực tràng.
Phương pháp điều trị: Điều trị viêm loét đại tràng thường bao gồm sử dụng thuốc giảm viêm, kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng đường ruột. Trong trường hợp bệnh trở nặng, phẫu thuật có thể được xem xét.
“Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều quan trọng là phải điều trị tích cực và duy trì liên tục để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.” Dr. Rubin nhấn mạnh rằng việc quản lý bệnh cần sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.(2)
Dr. David T. Rubin, Trưởng khoa Tiêu hóa tại Đại học Chicago
Dr. Stephen Hanauer, chuyên gia tiêu hóa và giáo sư tại Đại học Northwestern, chia sẻ:
“Việc điều trị viêm loét đại tràng đã có những bước tiến lớn trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là với các liệu pháp sinh học. Tuy nhiên, không có một phương pháp điều trị nào là phù hợp với tất cả mọi người, và việc điều chỉnh theo từng trường hợp là cần thiết.” (3)
Điều này cho thấy tầm quan trọng của liệu pháp cá nhân hóa trong điều trị viêm loét đại tràng.
Cách phòng tránh viêm loét đại tràng
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và probiotic. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.
- Sử dụng các loại thuốc theo đơn, không lạm dụng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy xuất hiện biểu hiện bất thường cần thông báo với bác sĩ ngay.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Một số biện pháp giúp giảm căng thẳng có thể áp dụng là ngồi thiền, tập yoga, sử dụng các phương tiện giải trí.
- Tập thể dục đều đặn để duy trì thể trạng tốt.
- Nội soi đại tràng định kỳ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát bệnh và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.
Theo TS. BS. Phạm Bình Nguyên – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội:
“Những người trên 50 tuổi nên bắt đầu nội soi đại tràng kể cả khi không có tiền sử bệnh liên quan. Khi lớn tuổi, nguy cơ phát triển polyp và ung thư đại trực tràng tăng lên. Nội soi đại tràng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những tổn thương có thể phát triển thành ung thư để nhanh chóng điều trị.”
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là địa chỉ khám chữa uy tín hàng đầu của người dân, với đội ngũ bác sĩ chuyên gia chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, giàu y đức luôn tận tâm với sức khỏe của người bệnh. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám và điều trị đa khoa, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, viêm dạ dày, và các bệnh tiêu hóa phức tạp khác. Đến với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, người bệnh sẽ được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, mang đến sự an tâm và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Hy vọng với những thông tin trên người bệnh sẽ lựa chọn được phương án xử lý hiệu quả trong điều trị bệnh viêm loét đại tràng. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về các bệnh tiêu hóa, bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 234529 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Câu hỏi thường gặp
1. Bệnh viêm loét đại tràng có lây nhiễm không?
Viêm loét đại tràng không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường. Đây là một bệnh lý tự miễn và không do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
2. Viêm loét đại tràng nên ăn gì?
Nên ăn thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ, trái cây, rau xanh và hạn chế thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ để giảm kích ứng ruột.
3. Bệnh viêm loét đại tràng cần kiêng ăn những gì?
Nên tránh thức ăn cay nóng, rượu bia, các chất kích thích và thức ăn nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
4. Viêm loét đại tràng có tăng nguy cơ ung thư không?
Có, bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn người bình thường.
TƯ LIỆU THAM KHẢO:
- “Ulcerative Colitis Facts and Statistics: What You Need to Know”, https://www.verywellhealth.com/facts-about-ulcerative-colitis-5545722 , (08/11/2024)
- “Ulcerative Colitis Facts and Statistics: What You Need to Know”, https://www.uchicagomedicine.org/forefront/gastrointestinal-articles/new-guidelines-for-treating-patients-with-ulcerative-colitis-david-rubin (08/11/2024)
- “Dr Stephen Hanauer: Why More Studies Assessing Adalimumab Biosimilars in Gastro Conditions Are Needed” https://www.centerforbiosimilars.com/view/dr-stephen-hanauer-why-more-studies-assessing-adalimumab-biosimilars-in-gastro-conditions-are-needed (08/11/2024)