Tầm Soát Ung Thư Tiêu Hóa: Quy Trình, Lợi Ích Và Chi Phí 2025

Ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Tuy vậy, các bệnh này hoàn toàn có thể được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nếu bạn thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, quy trình, lợi ích và chi phí của gói tầm soát này.
Tầm soát ung thư tiêu hóa là gì?
Tầm soát ung thư tiêu hóa là quá trình kiểm tra, sàng lọc nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc tế bào ung thư trong hệ tiêu hóa ở giai đoạn sớm, khi bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng. Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan chính như thực quản, dạ dày, đại tràng và trực tràng – những bộ phận dễ phát sinh ung thư nhất.
Theo số liệu từ GLOBOCAN 2020, ung thư đường tiêu hóa nằm trong nhóm 5 loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Trong đó:
- Ung thư dạ dày đứng thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ mắc bệnh và là nguyên nhân tử vong đứng thứ 4 toàn cầu. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày cũng nằm trong top 4 các bệnh ung thư thường gặp với 17.906 ca mắc mới, chiếm 9,8% tổng số ca ung thư. (1) (2)
- Ung thư đại trực tràng hiện đang xếp thứ 3 trên thế giới với hơn 1,9 triệu ca mắc mới mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đã vượt qua ung thư dạ dày, trở thành loại ung thư phổ biến thứ 4 với gần 17.000 ca mắc mới mỗi năm. (2)

Điều đáng lo ngại là ở giai đoạn đầu, các bệnh ung thư tiêu hóa thường không có triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện rất mờ nhạt như đau bụng, khó tiêu, sụt cân… Do đó, tầm soát định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu, giúp tăng cơ hội điều trị thành công và kéo dài tuổi thọ.
Tầm soát ung thư đường tiêu hóa bằng cách nào?
Tầm soát ung thư tiêu hóa là quy trình kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện sớm các tổn thương bất thường trong hệ tiêu hóa như dạ dày, thực quản, đại trực tràng… Danh mục xét nghiệm và phương pháp thực hiện sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, tình trạng sức khỏe tổng quát, độ tuổi và các yếu tố nguy cơ ung thư cụ thể của từng người.
Nội soi tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là phương pháp quan trọng và chính xác nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư hoặc tổn thương tiền ung thư trong hệ tiêu hóa. Quá trình này sử dụng một ống mềm có gắn camera để quan sát trực tiếp bên trong đường tiêu hóa.
- Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: Giúp phát hiện các tổn thương như viêm loét, nhiễm khuẩn HP, polyp hoặc khối u trong thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi kết hợp sinh thiết (lấy mẫu mô) giúp đánh giá mô bệnh học để xác định tế bào ung thư.
- Nội soi đại tràng: Quan sát toàn bộ đại tràng và trực tràng nhằm phát hiện các bất thường như polyp, viêm loét đại tràng, khối u hoặc dấu hiệu ung thư. Đối với polyp nhỏ, nội soi đại tràng có thể cắt bỏ ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư.. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), nội soi đại tràng giúp giảm tới 70% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng khi được thực hiện định kỳ. (4)

Xét nghiệm tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Các xét nghiệm tầm soát đóng vai trò hỗ trợ, giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường trong hệ tiêu hóa. Một số xét nghiệm phổ biến bao gồm:
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT):
- Xác định sự hiện diện của máu vi thể trong phân, dấu hiệu của chảy máu bất thường trong đường tiêu hóa.
- Đây là xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, phù hợp với các đối tượng chưa có triệu chứng rõ ràng.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư:
- Đo lường các chỉ số liên quan đến ung thư như:
- CEA (Carcinoembryonic Antigen): Thường tăng cao trong ung thư đại trực tràng, có độ nhạy cao để phát hiện bệnh.
- CA 19-9: Liên quan đến ung thư tụy, dạ dày và đường mật.
- Mặc dù không thể khẳng định chắc chắn có ung thư hay không, nhưng dấu ấn ung thư giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ và kết hợp thêm các phương pháp chẩn đoán khác.
Xét nghiệm Helicobacter Pylori (HP):
- Nhiễm khuẩn HP là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu có thể phát hiện vi khuẩn HP, từ đó có biện pháp điều trị sớm.

Chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò hỗ trợ trong việc xác định vị trí, kích thước và tình trạng khối u hoặc các bất thường trong hệ tiêu hóa. Bao gồm:
Siêu âm ổ bụng:
- Là phương pháp không xâm lấn, giúp phát hiện các khối u, polyp hoặc bất thường tại gan, tụy, túi mật và dạ dày.
- Phù hợp với tầm soát bước đầu trước khi chỉ định nội soi hoặc xét nghiệm chuyên sâu.
Chụp CT (cắt lớp vi tính):
- Tạo ra hình ảnh chi tiết, sắc nét của các cơ quan trong hệ tiêu hóa. CT có thể phát hiện các khối u nhỏ, tổn thương hoặc di căn ung thư.
- Chụp CT có thể kết hợp tiêm thuốc cản quang để tăng độ chính xác.
Chụp MRI (cộng hưởng từ):
- Đánh giá tổn thương tại các vị trí khó quan sát bằng siêu âm hoặc CT. MRI thường được chỉ định trong các trường hợp cần phân biệt khối u lành tính hay ác tính.
Chụp PET/CT:
- Là phương pháp chẩn đoán cao cấp, giúp phát hiện các tế bào ung thư hoạt động bất thường trong cơ thể, kể cả ở giai đoạn sớm.
Mỗi phương pháp tầm soát đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để đạt hiệu quả tối ưu, các bác sĩ thường kết hợp nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu, và chẩn đoán hình ảnh. Việc kết hợp này không chỉ giúp phát hiện sớm ung thư và các tổn thương tiền ung thư mà còn hỗ trợ đánh giá tình trạng tổng thể của hệ tiêu hóa.
Lợi ích của tầm soát ung thư tiêu hóa
Tầm soát ung thư tiêu hóa mang lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm thiểu chi phí và gánh nặng tâm lý cho người bệnh và gia đinh. Tầm soát định kỳ giúp:
- Phát hiện sớm ung thư: Giúp tăng khả năng điều trị thành công và tiết kiệm chi phí chữa bệnh.
- Phát hiện tổn thương tiền ung thư: Như polyp hoặc các tế bào bất thường có nguy cơ phát triển thành ung thư.
- Theo dõi sức khỏe hệ tiêu hóa định kỳ: Giúp ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng.
- An tâm cho bạn và gia đình: Nắm rõ tình trạng sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh tật.
Với những lợi ích vượt trội như trên, tầm soát ung thư tiêu hóa là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý ung thư tiêu hóa.
Những ai nên đi tầm soát ung thư tiêu hóa
GS.TS.BS Lê Trung Hải – Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam, GĐ chuyên môn Bệnh viện ĐK Hà Nội chia sẻ:
“Việc đi khám tầm soát ung thư định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao thì nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe.”
Ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư để hiểu rõ sức khỏe bản thân cũng như có những phương pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện bệnh. Tuy vậy với những đối tượng dưới đây, nên đi khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa càng sớm càng tốt:

Người trên 40 tuổi
- Độ tuổi này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường tiêu hóa và ung thư. Việc tầm soát sớm giúp phát hiện tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu.
Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tiêu hóa
- Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng… thì bạn cần tầm soát sớm hơn bình thường để kiểm soát nguy cơ.
Người có triệu chứng bất thường về tiêu hóa
Những dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:
- Đau bụng kéo dài.
- Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.
- Ợ chua, ợ nóng, nuốt nghẹn.
Người có thói quen sống không lành mạnh
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Chế độ ăn uống nhiều đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh và chất xơ.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Polyp đại tràng, viêm đại tràng mạn tính.
- Trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài.
- Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại trực tràng.
Người từng phát hiện polyp hoặc tổn thương tiền ung thư
- Polyp đường tiêu hóa có thể phát triển thành ung thư nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời.
Người có lối sống ít vận động, béo phì
- Béo phì và lười vận động làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Tầm soát ung thư tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Quy trình tầm soát ung thư
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, quy trình tầm soát ung thư tiêu hóa được xây dựng bài bản, đảm bảo sự chính xác và an toàn cao nhất nhờ vào đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị hiện đại. Dưới đây là các bước trong quy trình:
- Đặt lịch khám trước:
Khách hàng có thể dễ dàng đặt lịch tầm soát qua hotline hoặc trang web chính thức của bệnh viện. Việc đặt lịch trước không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tạo điều kiện để bệnh viện chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm và dịch vụ theo nhu cầu của bạn. - Thăm khám lâm sàng và tư vấn:
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng bất thường và đánh giá yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc ung thư, thói quen ăn uống, hoặc các bệnh lý nền. Đây là bước quan trọng để xây dựng danh mục xét nghiệm phù hợp nhất với từng cá nhân. - Thực hiện xét nghiệm và nội soi:
- Xét nghiệm máu: Bao gồm các chỉ số đánh giá chức năng gan, thận, dấu ấn ung thư như CEA, CA 19-9.
- Nội soi tiêu hóa: Sử dụng thiết bị nội soi tiên tiến để quan sát trực tiếp các tổn thương ở thực quản, dạ dày hoặc đại trực tràng. Nội soi có thể kết hợp sinh thiết nếu phát hiện bất thường.
- Các chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, CT scan hoặc MRI được chỉ định trong một số trường hợp cần làm rõ thêm tổn thương.
- Đọc kết quả và tư vấn điều trị:
Sau khi hoàn tất các bước tầm soát, bác sĩ sẽ phân tích chi tiết kết quả, giải thích tình trạng sức khỏe của khách hàng và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình điều trị hoặc các phương án xử lý kịp thời, chẳng hạn như cắt polyp qua nội soi hoặc điều trị bổ sung. - Theo dõi định kỳ:
Với những khách hàng có yếu tố nguy cơ cao, bệnh viện sẽ khuyến nghị lịch tầm soát định kỳ để theo dõi sức khỏe, đảm bảo kiểm soát bệnh tốt nhất.
TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI
Chi phí tầm soát ung thư hệ tiêu hóa cập nhật 2025
Chi phí tầm soát ung thư tiêu hóa có thể dao động tùy thuộc vào gói khám cụ thể và các xét nghiệm đi kèm. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, giá các gói tầm soát ung thư toàn diện và gói tầm soát ung thư đường tiêu hóa đều được công khai, đảm bảo hợp lý với nhiều đối tượng khách hàng. Cụ thể hơn, chi phí tầm soát hệ tiêu hóa dao động từ 900.000đ đến 4.500.000đ tùy vào danh mục khám và các xét nghiệm. Ngoài ra, bệnh viện có những gói khám ưu đãi cùng nhiều phần quà thiết thực cho khách hàng đặt lịch trước.
Để biết thêm chi tiết về chi phí tầm soát ung thư cũng như đặt lịch khám, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội qua hotline 0981500770 hoặc chat cùng bệnh viện ngay tại đây.
XEM THÊM:
- Cảnh báo nhầm lẫn u lành thành ung thư
- Gói tầm soát ung thư cơ bản dành cho nữ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Câu hỏi thường gặp
- Khi nào nên tầm soát ung thư hệ tiêu hóa?
Bạn nên tầm soát từ tuổi 40 trở đi hoặc sớm hơn nếu có tiền sử gia đình mắc ung thư tiêu hóa. Ngoài ra, những người có triệu chứng bất thường như đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc tiền sử viêm loét dạ dày, đại tràng cũng cần thực hiện sớm. - Nội soi tầm soát ung thư tiêu hóa có đau không?
Nội soi tiêu hóa không gây đau nhờ phương pháp gây mê nhẹ, giúp bạn hoàn toàn thoải mái trong suốt quá trình. Với thiết bị nội soi hiện đại, việc thực hiện an toàn và nhanh chóng, thường chỉ mất 15-30 phút. - Bao lâu nên tầm soát ung thư tiêu hóa một lần?
Nếu kết quả tầm soát bình thường, bạn nên thực hiện định kỳ mỗi 1-2 năm/lần. Nếu có bất thường hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định tần suất phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Tầm soát ung thư tiêu hóa là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Đừng chờ đến khi có triệu chứng mới đi khám! Hãy thực hiện tầm soát định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, chi phí hợp lý và yên tâm về sức khỏe của mình.
NGUỒN THAM KHẢO
- “Khát quát về ung thư dạ dày”, https://benhvienk.vn/khat-quat-ve-ung-thu-da-day-nd92507.html?
- “Ung thư dạ dày – Khuyến nghị từ chuyên gia Bệnh viện K”, https://benhvienk.vn/ung-thu-da-day-khuyen-nghi-tu-chuyen-gia-benh-vien-k-nd92257.html?
- “Ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 về ca mắc mới tại Việt Nam”, https://vnexpress.net/ung-thu-dai-truc-trang-dung-thu-4-ve-ca-mac-moi-tai-viet-nam-4806074.html?, (17/12/2024)
- “Giảm 70% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng nhờ nội soi định kỳ”, https://dantri.com.vn/ung-thu/giam-70-nguy-co-tu-vong-do-ung-thu-dai-truc-trang-nho-noi-soi-dinh-ky-20180718142408904.htm, (17/12/2024)