Sỏi thận 3mm có nguy hiểm không?Nên uống thuốc gì?
Thận có chức năng lọc máu, tạo ra nước tiểu, đào thải chất cặn bã ra bên ngoài. Vì nhiều nguyên nhân nước tiểu bị lắng đọng, nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu tăng lên gây sỏi thận. Kích thước sỏi căn cứ vào sự lắng đọng lâu ngày của những chất này qua thời gian. Sỏi với nhiều kích thước như 5mm, 3mm, 7mm,… Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết sỏi thận 3mm có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể.
Sỏi thận 3mm có nguy hiểm không?
Sỏi thận 3mm là kích thước còn khá nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh, do đó mức độ nguy hiểm chưa nhiều. Thế nhưng người bệnh có thể đối mặt với vài cơn đau dù sỏi thận nhỏ chưa ảnh hưởng nhiều tới bàng quang, chức năng thận hay hệ bài tiết.

Tuy vậy người bệnh không nên chủ quan vì điều trị không hiệu quả khi cặn lắng trong thận tích tụ thêm sẽ làm kích thước sỏi tăng lên. Hơn nữa nếu chẳng may sỏi rơi sương niệu quản và bị mắc kẹt sẽ khiến người bệnh bị đau quặn dữ dội.
Ngoài ra bệnh nhân bị sỏi thận kích thước lớn có thể làm cản trở lưu thông máu . Bề mặt sỏi gồ ghề khi di chuyển có thể cọ xát vào niêm mạc tiết niệu gây chảy máu, trầy xước, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vì thế sỏi 3mm cũng cần được chữa trị an toàn, đúng cách, điều trị sớm.
>>> Đọc thêm: Bệnh sỏi thận có di truyền không? Lây qua đường nào?
Sỏi thận 3mm bình thường không quá nguy hiểm, có thể dùng thuốc đẩy bàng quang làm cho viên sỏi ra khỏi đường tiểu. Thế nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời kích thước sỏi sẽ to hơn và gây nên nhiều biến chứng cho cơ thể. Điển hình có thể kể đến một số biến chứng cụ thể như: suy thận, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiết niệu,….
Do đó khi bị chẩn đoán sỏi thận dù là kích thước to hay nhỏ bạn cũng nên tới các bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời bằng phác đồ hợp lý, an toàn nhất.
Điều trị sỏi thận 3mm như thế nào?
Sỏi thận có thể có nhiều kích thước khác nhau, mỗi kích thước sẽ có cách điều trị hợp lý
Sỏi thận có rất nhiều kích thước khác nhau. Tùy kích thước sẽ có cách xử lý phù hợp. Đối với sỏi nhỏ (<5mm) và không có biến chứng gây ứ nước thận. Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa, uống thuốc và theo dõi định kỳ.
Một số trường hợp đặc biệt như sỏi urat hoặc sỏi cysteine. Có thể dùng thuốc làm tan sỏi. Những sỏi có kích thước lớn thì cần can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật nội soi và mổ mở.
Tùy vào tình trạng bệnh sau khi chẩn đoán, khám cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nhiều bệnh nhân thường lo lắng rằng sỏi thận nhỏ có nguy hiểm không?

Nếu bạn cũng chung thắc mắc này thì có thể an tâm hơn một chút. Bởi với những viên sỏi thận 3mm hay dưới 5mm không cần phải phẫu thuật. Thế nhưng bạn có thể điều trị sỏi thận bằng nội soi niệu quản.
Nghĩa là trường hợp sỏi kích thước nhỏ nhưng có biến chứng mới cần can thiệp ngoại khoa. Các trường hợp sỏi cystin có thể uống thuốc làm tan sỏi. Với các trường hợp viên sỏi lớn bắt buộc phải có can thiệp ngoại khoa mới mang đến hiệu quả điều trị.
>>> Đọc thêm: Tìm hiểu về các phương pháp tán sỏi thận phổ biến nhất
Sỏi thận 3mm uống thuốc gì?
Trả lời thắc mắc sỏi thận 3mm uống thuốc gì? Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết: những trường hợp sỏi nhỏ có thể uống nhiều nước. Dùng thêm thuốc tăng sự bào mòn để đẩy sỏi ra ngoài. Bên cạnh đó có thể tăng cường các món ăn lợi tiểu vào thực đơn.
Đặc biệt bệnh nhân sỏi thận cần tránh các nhóm thực phẩm sau đây:
- Muối: nồng độ natri cao có thể tăng cường tích tụ canxi trong nước tiểu, chính vì thế bạn nên tránh thức ăn nhanh, ít ăn mặn, ….
- Đường: bạn cũng cần kiểm soát lượng đường ăn hằng ngày trong các loại trái cây, bánh, nước giải khát, đường mía, gạo, mật ong,…
- Đạm động vật: các nguồn protein từ thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng đều có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, gây ra bệnh sỏi thận. Hơn nữa nhóm chất này cũng làm giảm citrate với công dụng ngăn sỏi thận hình thành trong nước tiểu.
- Các thực phẩm chứa oxalate : cà phê, trà đặc, dưa chuột, rau muống, củ cải đỏ, măng tây, me, dâu tây, rau bina, chocolate, khoai lang,…

Những lưu ý trên đây với mục đích chính là giúp lợi tiểu. Giảm nguy cơ tích tụ các khoáng chất hòa tan. Tạo điều kiện thuận lợi để các hạt sỏi nhỏ, tinh thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài.
Cần làm gì khi nghi ngờ mắc sỏi thận?
Khi tiểu ra sỏi bệnh nhân nên mang viên sỏi đến bệnh viện. Sau đó làm xét nghiệm để biết thành phần cấu tạo của sỏi. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng. Hay cách điều trị sỏi cho bệnh nhân.
Cứ mỗi 3 đến 6 tháng bệnh nhân bệnh nhân nên khám định kỳ lại 1 lần. Lưu ý rằng khi sỏi di chuyển theo đường tiểu ra ngoài. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau hông, lưng 1 bên. Nếu thấy có triệu chứng này bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Như vậy có thể kết luận rằng sỏi thận 3mm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng mức độ khá nhẹ nhàng. Chỉ cần bạn đi khám định kỳ, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tình trạng bệnh chắc chắn sẽ được kiểm soát và cải thiện.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hiện đang có khoa Thận- Tiết niệu. Với nhiều ưu điểm vượt trội như: kỹ thuật điều trị an toàn, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Chất lượng khám chữa bệnh vượt trội chắc chắn sẽ khiến bệnh nhân an tâm hơn.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh sỏi thận hoặc cần tư vấn thêm về bệnh, phương pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ theo hotline 1900 234529 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp.