Skip to main content

Tiêm kích trứng giá bao nhiêu? Chi phí và lưu ý tiêm kích trứng

0
Cập nhật lần cuối: 24/03/2025
Tiêm kích trứng giá bao nhiêu? Chi phí và lưu ý tiêm kích trứng
Tiêm kích trứng giá bao nhiêu? Chi phí và lưu ý tiêm kích trứng

Tiêm kích trứng giá bao nhiêu là một trong những thắc mắc phổ biến của các cặp vợ chồng đang tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về tiêm kích trứng, các loại thuốc sử dụng, quy trình, chi phí, đối tượng phù hợp, cũng như những lưu ý quan trọng.

Tiêm thuốc kích trứng là gì?

Hiểu về tiêm kích trứng để chủ động trên hành trình tìm con
Hiểu về tiêm kích trứng để chủ động trên hành trình tìm con

Tiêm thuốc kích trứng là một bước quan trọng trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), với mục đích kích thích buồng trứng sản xuất nhiều trứng trong một chu kỳ sinh sản. Quá trình này đóng vai trò then chốt trong việc tăng số lượng trứng chất lượng, từ đó nâng cao tỷ lệ thụ thai thành công. (1)

Vậy tiêm thuốc rụng trứng là gì? Mũi tiêm rụng trứng giúp kiểm soát thời điểm rụng trứng, bác sĩ Phạm Ngọc Minh – Bác sĩ Lâm sàng tại Trung tâm hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội cho biết trứng thường rụng sau khoảng 36–40 giờ từ khi tiêm.

Đối tượng phù hợp tiêm thuốc kích trứng

Đối tượng phù hợp tiêm thuốc kích trứng có thể kể đến:

  • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều: Gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm rụng trứng. (2)
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Rối loạn rụng trứng cần hỗ trợ kích thích.
  • Người không có hiện tượng rụng trứng tự nhiên: Do các vấn đề nội tiết hoặc chức năng buồng trứng kém.
  • Người chuẩn bị thực hiện IVF hoặc IUI: Cần kích thích buồng trứng để thu được nhiều noãn trưởng thành.

Chi phí tiêm thuốc kích trứng

Tiêm kích trứng hết bao nhiêu tiền? Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội thường xuyên tổ chức chương trình giải đáp thắc mắc cho các cặp vợ chồng
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội thường xuyên tổ chức chương trình giải đáp thắc mắc cho các cặp vợ chồng

Tiêm kích trứng giá bao nhiêu? Chi phí tiêm thuốc kích trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ lên phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng của mỗi người. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiêm thuốc kích trứng bao gồm: Loại thuốc kích trứng, số lượng mũi tiêm, chi phí khám và xét nghiệm, cơ sở y tế thực hiện… Thông thường chi phí tiêm thuốc kích trứng rơi vào khoảng 5.000.000 đ – 15.000.000 đ.

Chi phí tiêm thuốc rụng trứng

Tiêm kích rụng trứng giá bao nhiêu? Khác với thuốc kích trứng được tiêm vào đầu chu kỳ IUI / IVF, thuốc rụng trứng được tiêm vào cuối chu kỳ, đảm bảo trứng rụng đúng thời điểm để lấy trứng hoặc canh thời gian thụ thai. Tùy vào loại thuốc sử dụng chi phí có thể dao động từ 1.500.000 đ –  3.500.000 đ cho một mũi tiêm.

 

Tiêu chíThuốc kích trứngThuốc rụng trứng
Công dụngKích thích trứng phát triểnKích thích trứng rụng
Cơ chế hoạt độngTăng sản xuất FSH, LH để phát triển nhiều nang trứngCung cấp hCG để kích thích trứng chín và rụng
Thời điểm sử dụngĐầu chu kỳ IVF/IUICuối chu kỳ IVF/IUI
Loại thuốc phổ biếnClomid, Gonal-F, MenopurOvitrelle, Pregnyl, Lupron
Ứng dụngKích thích sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng, tăng khả năng rụng trứng và cải thiện cơ hội thụ thaiĐảm bảo trứng rụng đúng thời điểm để lấy trứng hoặc canh thời gian thụ thai
Chi phí5.000.000 đ – 15.000.000 đ2.000.000 đ – 6.000.000 đ

Quy trình và thời gian tiêm thuốc kích trứng

Quy trình tiêm thuốc kích trứng, rụng trứng
Quy trình tiêm thuốc kích trứng, rụng trứng

Để giúp bệnh nhân nắm rõ các bước tiêm kích trứng cũng như giải đáp thắc mắc tiêm kích trứng trong bao nhiêu ngày, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu có chia sẻ quy trình:

  1. Tư vấn và đánh giá: Bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết về phương pháp tiêm kích trứng bao gồm các loại thuốc, quy trình và chi phí.
  2. Tiêm thuốc kích trứng: Bệnh nhân bắt đầu tiêm thuốc kích trứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thu, bệnh nhân sẽ có những ngày cần đến tiêm trực tiếp và những ngày có thể tự tiêm ở nhà.
  3. Theo dõi sự phát triển của nang trứng: Thực hiện siêu âm và xét nghiệm máu định kỳ để đánh giá sự phát triển của các nang trứng và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.
  4. Tiêm thuốc thúc đẩy rụng trứng: Khi các nang trứng đã đạt kích thước và sự trưởng thành cần thiết, bệnh nhân sẽ nhận một mũi tiêm khác để thúc đẩy quá trình rụng trứng.
  5. Chọc trứng: Khoảng 34-36 giờ sau khi tiêm thuốc thúc đẩy rụng trứng, quá trình chọc trứng sẽ được thực hiện để thu trứng từ buồng trứng.

Vậy tiêm kích trứng ivf bao nhiêu ngày? Toàn bộ quy trình này thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày tùy thuộc vào phản ứng của buồng trứng và tiến trình điều trị. (3)

Các lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm kích trứng

Trước khi bắt đầu tiêm kích trứng, bệnh nhân cần thực hiện một số bước chuẩn bị quan trọng như: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, chuẩn bị tinh thần thoải mái, tin tưởng vào phác đồ điều trị.

Tiêm kích trứng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhẹ đến trung bình như:

  • Đau nhẹ tại vị trí tiêm
  • Hội chứng quá kích buồng trứng: Dấu hiệu bao gồm đau bụng, sưng nề bụng, và khó thở. Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng này.

Để xử lý các phản ứng phụ, bệnh nhân nên theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.

Thực hiện tiêm kích trứng tại Trung tâm IVF Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Trung tâm IVF Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về hỗ trợ sinh sản tại miền Bắc. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và quy trình điều trị cá thể hóa, trung tâm là lựa chọn đáng tin tưởng cho các cặp vợ chồng.

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ, điều dưỡng tại Trung tâm IVF Hà Nội đều có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Đặc biệt có các bác sĩ hàng đầu như Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khang Sơn; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Phương,…
  • Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm sử dụng các thiết bị tiên tiến, kiểm nghiệm rõ ràng, giúp theo dõi và đánh giá chính xác sự phát triển của các nang trứng, từ đó tối ưu hóa quy trình điều trị.
  • Phác đồ cá thể hóa: Mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn và xây dựng kế hoạch điều trị riêng biệt, phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của từng người.

Trung tâm IVF Hà Nội đã đạt được tỷ lệ thành công cao trong điều trị hiếm muộn, có tháng tỷ lệ IVF thành công lên đến 86%. Trung tâm giúp hàng nghìn cặp vợ chồng đạt được ước mơ có con chỉ trong thời gian ngắn.

Mái ấm hạnh phúc gia đình chị Thu Trang và anh Giáp Tuất
Mái ấm hạnh phúc gia đình chị Thu Trang và anh Giáp Tuất

Tại sảnh tầng 8 của Trung tâm Hiếm muộn & Y học giới tính Hà Nội, trong không gian ấm áp đầy tình thân, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên hân hoan chào đón gia đình chị Thu Trang và anh Giáp Tuất (Thái Nguyên). Cuộc gặp gỡ này mang đến niềm vui tràn ngập, xen lẫn những cảm xúc bồi hồi khó diễn tả.

Hành trình 3 năm mong con của anh chị đã chính thức khép lại khi đến với IVF Hà Nội. Sau nhiều buổi tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng, chị Trang được ThS.BS Nguyễn Duy Phương – Giám đốc Trung tâm IVF Hà Nội – trực tiếp xây dựng phác đồ điều trị cá thể hóa chuyên biệt. Vào tháng 11/2023, gia đình chị Trang chào đón một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu, được ba mẹ đặt tên thân mật là Mochi.

>> TRUNG TÂM IVF ĐÓN CHÀO SỰ TRỞ LẠI CỦA “BÚP MĂNG NON” MOCHI ĐÁNG YÊU

Câu hỏi thường gặp

  1. Chọc hút trứng bao nhiêu là bình thường?
    Chọc hút trứng thường được thực hiện khi các nang trứng trong buồng trứng đạt kích thước khoảng 18-20 mm, đảm bảo trứng đã trưởng thành.
  2. Tiêm thuốc IVF C 5000 giữ thai giá bao nhiêu?
    Tiêm thuốc IVF C 5000 được sử dụng để duy trì thai kỳ trong giai đoạn đầu, giúp ngăn ngừa sự tương tác của hormone trong cơ thể, tăng khả năng duy trì thai kỳ. Giá của thuốc dao động từ 750 ngàn đồng đến 1 triệu đồng (Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác).
  3. Tiêm kích trứng vào ngày thứ mấy chu kỳ kinh?
    Thời điểm tiêm tiêm kích trứng thường bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
  4. Chi phí IVF là bao nhiêu?
    Chi phí IVF giao động từ 100 đến 120 triệu đồng. Chi phí này có thể tăng – giảm tùy thuộc vào phác đồ, sức khoẻ, bệnh lý bệnh nhân.
  5. Tiêm kích rụng trứng có đau không và có kiêng quan hệ không?
    Tiêm kích trứng thường chỉ gây ra cảm giác khó chịu nhẹ tại vị trí tiêm. Sau khi tiêm, bệnh nhân được khuyến nghị kiêng quan hệ trong vòng 2-3 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Với các kiến thức liên quan đến câu hỏi “tiêm kích trứng giá bao nhiêu”, hy vọng các cặp vợ chồng đã có thêm kiến thức trên hành trình của mình. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, IVF Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một gợi ý xứng đáng cho các cặp vợ chồng đang có nhu cầu tìm hiểu về điều trị vô sinh hiếm muộn.

#tiêm kích trứng
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận