Skip to main content

Tầm soát ung thư: Tại sao cần thiết và ai nên thực hiện?

0
Cập nhật lần cuối: 24/03/2025

Hơn 300 người chết vì ung thư mỗi năm, gia tăng tỷ lệ tử vong ở người trẻ dưới 30 tuổi. Với những con số đáng báo động đấy, ung thư nghiễm nhiên trở thành những “căn bệnh gây tử vong hàng đầu”. Những bệnh lý về ung thư phổ biến tại Việt Nam như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú,…Tuy nhiên ung thư sẽ không còn là án tử nếu như chúng ta đi tầm soát ung thư sớm.

Tầm soát ung thư_Tại sao cần thiết và ai nên thực hiện
Tầm soát ung thư-Tại sao cần thiết và ai nên thực hiện?

Tầm soát ung thư là gì và tại sao nó quan trọng?

Tầm soát ung thư là việc thăm khám bệnh nhân nhằm phát hiện các tổn thương tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm nhất khi bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng. Bệnh ung thư trong những giai đoạn sớm có thể được điều trị triệt để, hạn chế tối đa được phạm vi phẫu thuật cũng như rủi ro của biện pháp điều trị đi kèm như hóa, xạ trị…

Ths. BS Phạm Duy Tùng tư vấn khách hàng tầm soát ung thư tại Bệnh Viện Đa khoa Hà Nội.
Ths. BS Phạm Duy Tùng tư vấn khách hàng tầm soát ung thư tại Bệnh Viện Đa khoa Hà Nội.

Đừng ngần ngại tầm soát ung thư, để dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm

Tâm lý chung của người Việt đó là “ đi khám thì sẽ ra bệnh”, rồi thì “ ung thư sẽ chừa mình ra”, chính vì những tâm lý chủ quan, sợ hãi này khiến cho nhiều người còn chủ quan trong việc kiểm tra sức khỏe. Ngần ngại trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là khi phải đi tầm soát ung thư. Vì nhiều người cho rằng việc tầm soát ung thư rất tốn thời gian, tiền bạc, đôi khi khám không có bệnh thì lại thấy tiếc tiền.

Anh Trung Việt ( Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Mình thường khám sức khỏe tổng quát  định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần theo chế độ của công ty. Nhưng đi tầm soát ung thư thì chưa thực hiện bao giờ. Chủ yếu là do mình thấy nhiều nơi thời gian chờ đợi rất lâu, nhiều quy trình. Rồi thì mình cũng phải nội soi, rồi thì chụp chiếu”.

Cũng giống như anh Trung Việt, chị Mai Hà ( Hai Bà Trưng, Hà Nội), chia sẻ: “Mình chần chừ, ngại đi tầm soát ung thư, chủ yếu là do các phương pháp tầm soát ung thư thường xâm lấn, lại tốn thời gian, nên mình e ngại.”

Chính vì tâm lý ngại phiền phức, mất thời gian kèm theo nỗi sợ ảnh hưởng sức khỏe khiến nhiều người Việt chưa chưa có nhận thức đúng cũng như thói quen tầm soát ung thư. Họ chần chừ trước cửa phòng khám, mà không biết rằng đôi khi đó chính là cánh cửa thần kỳ mở ra cơ hội sống khoẻ mạnh, an vui cho mình sau này.

Ngần ngại tầm soát ung thư chính là tâm lý chung của nhiều người Việt
Ngần ngại tầm soát ung thư chính là tâm lý chung của nhiều người Việt

Phát hiện sớm chính là chìa khóa vàng để chiến thắng ung thư

Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Tại sao trẻ em cũng mắc ung thư? Phụ nữ cũng bị ung thư? Người ăn uống khoa học, lành mạnh, không hút thuốc vẫn bị bệnh?…

Lý do bởi, ung thư không “chừa ” một ai. Không phải chỉ có tuổi tác, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học… làm tăng nguy cơ ung thư mà còn nhiều yếu tố nguy hiểm khác như: uống nhiều rượu, sống và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, đột biến gen di truyền, tiếp xúc với các hóa chất độc hại… tạo “điều kiện” cho ung thư phát triển.

Với đặc tính bệnh khởi phát và phát triển âm thầm,  khi xuất hiện triệu chứng thì thường đã quá muộn để chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bệnh ung thư đều có thể trị khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Ung thư không chỉ mang đến nỗi đau cho người bệnh mà còn trực tiếp đóng lại cánh cửa hạnh phúc của gia đình họ. Bạn không thể vui vẻ, hạnh phúc khi thấy người thân của mình ngày ngày phải chịu đựng những cơn đau giằng xé cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Phát hiện càng sớm, hiệu quả điều trị và cơ hội sống của bệnh nhân càng cao. Vì thế muốn phát hiện sớm ung thư thì tầm soát ung thư sớm chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Chìa khóa để chiến thắng ung thư đó chính là tầm soát ung thư định kỳ
Chìa khóa để chiến thắng ung thư đó chính là tầm soát ung thư định kỳ

Nhiều người cho rằng chỉ cần tầm soát ung thư một lần, có thể yên tâm cả mấy năm. Nhưng khoảng cách giữa những  lần tầm soát ung thư ở mỗi người là khác nhau. Tần suất kiểm tra đối với mỗi loại ung thư cũng khác nhau. Theo như các chuyên gia khuyến cáo độ tuổi thực hiện tầm soát ung thư được chia ra như sau (1):

  • Nữ giới: Bắt đầu sàng lọc ung thư từ 25 tuổi
  • Ung thư cổ tử cung: Từ 25 tới 65 tuổi, xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Những người đã được chủng ngừa HPV vẫn nên tuân theo các khuyến nghị sàng lọc dành cho lứa tuổi của mình. Một số cá nhân có các vấn đề sức khỏe như nhiễm HIV, ghép tạng có thể cần một lịch trình sàng lọc khác.
  • Ung thư vú: Từ 40 đến 54 tuổi nên chụp nhũ ảnh hằng năm. Từ 55 tuổi trở lên chụp nhũ ảnh 2 năm một lần. Một số trường hợp có nguy cơ (tiền sử gia đình, khuynh hướng di truyền) có thể sàng lọc bằng MRI.
  • Ung thư tuyến giáp: Trên 25 tuổi cần đi tầm soát, đặc biệt những người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt, phơi nhiễm chất phóng xa, chất độc hóa học mức độ cao, gia đình có tiền sử bệnh hoặc các biểu hiện bệnh như hạch ở cổ, khó nuốt…
  • Ung thư đại trực tràng và ung thư phổi: Tương tự nam giới.
Phụ nữ nên thực hiện khám tầm soát ung thư càng sớm càng tốt
Phụ nữ nên thực hiện khám tầm soát ung thư càng sớm càng tốt

Khuyến cáo giảm nguy cơ mắc ung thư

Theo như Ths. BS Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết: Để chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc ung thư thì cần nên lưu ý những khuyến cáo như:

  • Tránh xa mọi dạng thuốc lá
  • Đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Vận động thể chất thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả
  • Không uống quá 1 ly rượu/ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly với nam giới
  • Bảo vệ làn da của bạn
  • Tìm hiểu tiền sử sức khỏe gia đình
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm sàng lọc ung thư.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư?

Theo như Ths. BS Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết: Những người nên tầm soát ung thư được chia làm 3 nhóm chính:

  • Những người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày và phổi: Những trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B, loét dạ dày có vi khuẩn HP, nhiễm HPV cổ tử cung … không được điều trị triệt để, bệnh không được kiểm soát… thì sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư.
  • Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư, thì nguy cơ ung thư của bạn cũng cao hơn so với những người khác. Do đó, bạn cũng cần chú trọng đến việc tầm soát ung thư.
  • Người làm việc và sinh sống, có thói quen sử dụng những chất độc hại, nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư của họ cũng sẽ cao hơn. Ví dụ nguy cơ ung thư phổi của người sử dụng thuốc lá kéo dài, ung thư màng phổi của người tiếp xúc với amiang, ung thư máu với người tiếp xúc với benzen, người làm việc trong môi trường có tia X hoặc yếu tố phóng xạ….

Khám tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm những loại ung thư nào?

Ths. BS Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội chia sẻ: “Những bệnh lý ung thư thường gặp qua tầm soát sức khỏe là ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vòm họng…”

Các triệu chứng nào cần phải đi tầm soát ung thư ngay lập tức?

Theo Ths. BS Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết: Xuất huyết bất thường được có thể xuất hiện ở một số cơ quan và có thể liên quan đến một số loại ung thư khác nhau. Ví dụ như:

  • Xuất huyết từ trực tràng hoặc trong phân: Đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Phân có máu, đặc biệt là máu màu đỏ tươi, cần được kiểm tra ngay lập tức.
  • Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt: Có thể liên quan đến ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc nội mạc tử cung.
  • Xuất huyết khi ho: Nếu ho ra máu, đặc biệt là trong trường hợp không có các triệu chứng nhiễm trùng, đây có thể là dấu hiệu của ung thư phổi.
  • Xuất huyết từ niệu đạo: Máu trong nước tiểu (tiểu ra máu) có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc thận.
  • Chảy dịch từ núm vú: Máu từ núm vú có thể liên quan đến ung thư vú.
  • Dịch từ tai: Dịch có mùi khó chịu hoặc có máu chảy ra từ tai có thể liên quan đến ung thư vùng đầu cổ.
  • Dịch mũi có máu: Chảy dịch mũi kèm máu có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng hoặc xoang

Những phương pháp tầm soát ung thư phổ biến hiện nay là gì?

Ths. BS Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội chia sẻ: Với mỗi loại ung thư sẽ có những phương pháp riêng, tuy nhiên với gói tầm soát ung thư toàn diện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội sẽ có thể giúp khách hàng phát hiện được mầm mống của nhiều loại ung thư phổ biến hiện nay. Thông qua các kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,… từ đó bác sĩ có thể phát hiện và phân tích được các dấu ấn ung thư sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng.

Quy trình tầm soát ung thư tại bệnh viện đa khoa Hà Nội

Quy trình khám tầm soát thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Đây là bước cơ bản trong tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như hỏi về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có (ví dụ: bạn bị đau ở đâu? Có triệu chứng nào bất thường không?…). Những thông tin này là các căn cứ để bác sĩ đưa ra những phương thức tầm soát phù hợp.

Bước 2: Thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản

Sau khi đã khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm phân…

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh học với các phương thức chẩn đoán hình ảnh như nội soi, siêu âm, chụp XQ tuyến vú, chụp CT cắt lớp phổi liều thấp, chụp cộng hưởng từ…Thông qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, phân độ nguy cơ ung thư của các tổn thương theo các thang điểm quốc tế cho từng cơ quan ( Ví dụ phổi là thang điểm LUNGRADS, tuyến giáp là TIRADS, tuyến vú là BIRADS…) bác sĩ sẽ ra chỉ định sinh thiết phù hợp để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác nhất, giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư.

Chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh để truy tìm dấu vết ung thư
Chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh để truy tìm dấu vết ung thư

Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện tuyến Trung Ương bệnh viện Đa khoa Hà Nội có thể khám và kiểm tra hầu hết các loại sinh thiết, xét tầm soát ung thư ở hầu hết các vị trí trên cơ thể. Hãy bảo vệ sức khỏe, hãy thường xuyên thăm khám, kiểm tra để phát hiện những biểu hiện lạ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm những loại ung thư nào?

Những bệnh lý ung thư thường gặp qua tầm soát sức khỏe là ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vòm họng…

Những phương pháp tầm soát ung thư phổ biến hiện nay là gì?

Với mỗi loại ung thư sẽ có những phương pháp riêng, tuy nhiên với gói tầm soát ung thư toàn diện sẽ có thể giúp khách hàng phát hiện được mầm mống của nhiều loại ung thư phổ biến hiện nay. Thông qua các kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,… từ đó bác sĩ có thể phát hiện và phân tích được các dấu ấn ung thư sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng. 

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư?

– Những người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày và phổi 

– Tiền sử bệnh gia đình

– Người làm việc và sinh sống, có thói quen sử dụng những chất độc hại, nhiễm hóa chất

#ung thư
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận