Đau Bụng Trên Rốn: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về gan, tụy, túi mật,… Tình trạng đau đi kèm thêm một số triệu chứng như sốt, nôn, đại tiện ra máu sẽ cảnh báo dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Khi có dấu hiệu đau bụng trên rốn, để tránh những hậu quả nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám bác sĩ, để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, Điều này giúp áp dụng phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Đau bụng trên rốn là gì?
Đây là tình trạng xuất hiện cơn đau ở khu vực nằm giữa rốn và xương sườn. Thông thường cơn đau bụng trên rốn sẽ liên quan đến một số tổn thương về dạ dày, gan, tụy, túi mật,… hoặc cơ bụng, thận, niệu quản,… Trong trường hợp cơn đau bụng đi kèm thêm triệu chứng khó thở, tức ngực thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường ở tim và phổi. Vì thế khi xuất hiện những dấu hiệu đó, người bệnh cần nên thăm khám sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Các vị trí đau bụng trên rốn cần để ý
Khi xuất hiện cơn, cần lưu ý một số vị trí đau sau đây:
- Phía trên bên phải: Khu vực phần tư trên bên phải chủ yếu chứa các cơ quan thuộc hệ thống mật, bao gồm túi mật, gan, tụy và ống dẫn mật.
- Phía trên bên trái: Khu vực phần tư trên bên trái, được ngăn cách với vùng bụng bên phải bởi xương ức, là nơi chứa dạ dày, tụy và lách.
- Giữa phía trên (vùng thượng vị): Cơn đau vùng thượng vị có thể liên quan đến hệ thống mật hoặc hệ thống ống tiêu hóa.

Bị đau bụng trên rốn có sao không?
Thông thường, những cơn đau chủ yếu do chướng bụng hay khó tiêu thì thường là những vấn đề hay gặp, không đáng lo ngại, hay không ảnh hưởng nghiêm trọng hay gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cơn triệu chứng này cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: loét dạ dày, viêm tụy cấp, viêm gan gấp, nhồi máu cơ tim,… Đây là những bệnh lý nghiêm trọng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nên cần phải thăm khám sớm, phòng tránh biến chứng.
Theo Ths. Bs Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết “ Không nên chủ quan trước những cơn đau bụng thế này, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn của cơ thể”
Các nguyên nhân gây đau bụng trên rốn
Đau bụng trên rốn do khó tiêu
Đối với những vị trí đau ở vùng thượng vị sau khi ăn, thì đây là một dấu hiệu điển hình cho chứng khó tiêu, thông thường sẽ đi kèm theo cảm giác nóng rát. Đau bụng do khó tiêu, hầu như liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, thường xuất hiện và đi kèm theo với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày.
Đau bụng trên rốn do chướng hơi
Bụng bị đau phân trên rốn do chướng hơi, là tình trạng đau khi trong đường tiêu hóa có nhiều khi hơn so với bình thường. Khí này có thể thoát ra khỏi cơ thể bằng đường miệng khi chúng ta ợ hơi, hoặc qua hậu môn khi xì hơi.
Tuy nhiên khi đối với những trường hợp bị nhiễm trùng, tiêu chảy, virus hay táo bón, thì người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau dữ dội. Các dấu hiệu thường thường gặp phải do chướng hơi gây ra:
- Những cơn đau quặn theo từng đợt
- Cảm giác như có vật gì đang di chuyển trong dạ dày.
- Cơn đau dẫn đến chướng bụng
- Ợ hoặc xì hơi
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón
Đau do chướng hơi, thường không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng thuốc. Để có thể tránh tình trạng này, người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế các loại thức ăn làm tăng khí trong bụng.
Tình trang đau dụng do do chướng bụng gây ra có thể tự biến mất trong vài giờ sau đó mà không phải điều trị. Nếu kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa không kiểm soát hoặc đau bụng dữ dội, người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đau bụng trên rốn do viêm dạ dày
Một nguyên nhân khác dẫn đến triệu chứng đau bụng trên rốn là do bị viêm dạ dày. Viêm dạ dày sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị sưng và đau. Viêm dạ dày cấp tính sẽ có thể xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây nên.
Đối với đau bụng trên rốn do viêm dạ dày, để điều trị người bệnh sẽ thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn. Nếu như bị viêm dạ dày mạn tính thì người bệnh cần nên được đến các cơ sở y tế đề được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Với những người cần phải giảm lượng axit trong dạ dày, thì cần nên có một chế độ ăn ít có thực phẩm chứa axit, đồng thời cần kết hợp với thuốc giảm đau. Nhờ đó có thể giúp người bệnh giảm được các triệu chứng của viêm dạ dày và một số loại thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau bụng trên rốn do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị nhiễm trùng, viêm ruột thừa cũng là một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng đau bụng trên rốn. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ bị vỡ ruột thừa, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Khi viêm ruột thừa ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ quanh vùng rốn. Cơn đau sau đó sẽ di chuyển xuống vùng dưới bên phải khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với viêm ruột thừa, phương pháp điều trị điển hình đó là cắt bỏ phần ruột thừa.
Đau bụng phía trên rốn do thoát vị
Thoát vị là tình trạng một tạng trong bụng, như mạc nối hoặc ruột, di chuyển ra ngoài vị trí bình thường và chui vào một điểm yếu, chẳng hạn như thoát vị hoành. Thoát vị có thể gây đau bụng phía trên rốn và đôi khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Khi tạng thoát vị không thể chui trở lại vào ổ bụng, sẽ gây thiếu máu nuôi, hoại tử, nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn khi các tạng đi vào trong khoang lồng ngực gây chèn ép tim, phổi dẫn đến suy hô hấp.
Đau bụng phía trên rốn do tắc ruột
Chứng tắc ruột là tình trạng dịch tiêu hóa trong lòng ruột và hơi khí bị ngừng lưu thông. Tình trạng tắc ruột sẽ gây cho người bệnh cảm thấy khó tiêu hóa, khó hấp thụ được thức ăn, khiến cho người bệnh đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, đau bụng dữ dội.
Các triệu chứng xảy ra sẽ còn phụ thuộc vào từng vị trí ruột bị tắc. Ví dụ như triệu chứng nôn mửa, đây là dấu hiệu sớm khi bị tắc ruột non, tuy nhiên lại là biểu hiện muộn hơn khi bị tắc tại ruột già. Ngoài ra, tắc ruột có thể gây sốt cao nếu một phần của thành ruột bị thủng.
Người đau bụng phía trên rốn do tắc ruột cần phải được cấp cứu sớm, tránh để ruột bị thủng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Thường người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn.
Đau bụng phía trên rốn do sỏi mật
Sỏi bị mắc kẹt trong đường mật là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng, thường gặp là viêm túi mật cấp và viêm tụy cấp. Tình trạng sỏi mật cũng sẽ gây ra những cơn đau bụng phía trên rốn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội rồi giảm dần, xảy ra từng đợt và thường gặp sau khi ăn.

Đau bụng phía trên rốn do căng cơ bụng
Tình trạng căng cơ bụng là chấn thương phổ biến, thường xảy ra sau khi chơi thể thao, tập thể dục quá sức hoặc nâng vật nặng. Tình trạng này có thể gây căng tức bụng trên rốn. (1)
Đau bụng phía trên rốn ở phụ nữ đang mang thai
Đau bụng trên rốn là một triệu chứng có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai của bà bầu. Tình trạng này xảy ra khi thai nhi phát triển và bắt đầu chèn ép lên các cơ quan trong vùng bụng trên, hoặc do sự căng kéo của cơ và dây chằng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột và dữ dội, đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, cảnh báo các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, vì thế phụ nữ mang thai cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến điều này, bao gồm:
- Bệnh gan: Viêm gan cấp tính và mãn tính có thể gây đau ở vùng bụng trên rốn.
- Lách to: Lách to có thể gây đau ở vùng bụng trên rốn bên trái. Nhiễm trùng và xơ gan là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này.
- Viêm phúc mạc: Tình trạng này gây đau lan tỏa khắp bụng, chủ yếu do nhiễm khuẩn trong ổ bụng hoặc thiếu máu mạc treo.
- Các bệnh về tuyến tụy: Viêm tụy là nguyên nhân phổ biến nhất, trong khi ung thư tụy ít gặp hơn. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng giữa hoặc phía trên bên trái, có thể lan ra sau lưng và trở nên nặng hơn khi ho, nằm ngửa hoặc ăn nhiều.
- Các bệnh lý về thận và đường tiết niệu trên như: viêm thận bể thận, sỏi thận thường gây đau ở vùng lưng và lan dần ra phía trước.
- Các bệnh lý liên quan đến tim và phổi như: viêm phổi, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Dấu hiệu đau bụng trên rốn
Cơn đau có thể gặp các mức độ từ nhẹ đến trung bình và dữ dội, xảy ra ở một vị trí nhất định hoặc lan rộng, đau âm ỉ, tăng dần hoặc xuất hiện từng đợt, cũng có thể đau vào một thời điểm nhất định hoặc đau tái phát nhiều lần, đặc biệt sau khi ăn, khi nằm, cúi người hoặc nâng vật nặng.
Đau bụng trên rốn có nguy hiểm không?
Cơn đau do khó tiêu không phải là vấn đề đáng lo ngại, có thể cải thiện tình trạng đau bằng các phương pháp việc dùng thuốc. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, loét dạ dày, viêm gan cấp, và nhiều bệnh khác.. Những trường hợp này rất nghiêm trọng và cần được thăm khám, điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng sau này.
Chẩn đoán đau bụng trên rốn như thế nào?
Để tiến hành chẩn đoán cơn đau vùng bụng trên rốn, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về triệu chứng, bao gồm:
- Thời điểm cơn đau khởi phát
- Vị trí đau
- Mức độ đau
Tiếp đó bác sĩ sẽ khám bụng để xác định vị trí đau. Ngoài ra một số xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra những bất thường tại các cơ quan nghi ngờ gây ra tình trạng đau bụng
- Siêu âm bụng: Giúp sàng lọc các vấn đề tổn thương ở bụng, chẳng hạn như sỏi mật, viêm tụy, sỏi thận…
- Chụp X-quang bụng: Giúp bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý như thủng ruột, tắc ruột…
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng như viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm túi mật hoặc ung thư.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng, chẳng hạn như gan, túi mật, tụy…
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Giúp kiểm tra chủ yếu về hệ thống đường mật và tụy. Nội soi mật tụy ngược dòng cũng có thể giúp loại bỏ sỏi trong ống mật.
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Giúp phát hiện những tổn thương nếu có.
- Nội soi đường tiêu hóa dưới: Giúp kiểm tra những vấn đề như chảy máu, polyp hoặc ung thư đại trực tràng.
Cách điều trị đau bụng vị trí trên rốn
Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn sẽ được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán. Với các trường hợp khó tiêu thường gặp, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo tư vấn của bác sĩ.
Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên chủ quan khi có triệu chứng đau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng kèm theo cần được thăm khám kịp thời:
- Đau bụng dữ dội hoặc cơn đau xuất hiện đột ngột.
- Vàng da
- Sốt cao
- Nôn ói, nôn ra máu
- Đau tức ngực
- Khó thở
- Sụt cân bất thường
- Xuất hiện máu trong phân
- Sờ thấy khối u vùng bụng
Sau khi kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị để giúp giảm triệu chứng đau và điều trị nguyên nhân đã được xác định như viêm dạ dày. Với một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị nhập viện hoặc chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng nghiêm trọng, như phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa…

Cách giảm đau bụng trên rốn tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm triệu chứng
- Chườm ấm: Chườm ấm vào vùng bụng trong khoảng 15 – 20 phút để giúp thư giãn các cơ bị căng cứng hoặc hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón, khó tiêu.
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp giảm triệu chứng khó tiêu và đau dạ dày do stress.
- Uống đủ nước: Đau bụng có thể liên quan đến tình trạng mất nước, vì vậy bệnh nhân nên uống đủ nước để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nên uống nước đều đặn trong ngày và tránh uống quá nhiều trong một lần.

Khi nào cần thăm khám với bác sĩ
Nếu như những cơn đau bụng kéo dài dai dẳng, không dứt thì người bệnh cần phải được thăm khám sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng nghiêm trọng, cảnh báo vấn đề bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám kịp thời: Xuất hiện máu trong phân, nôn ra máu, sụt cân bất thường, khó thở, sờ thấy khối u vùng bụng.

Cách phòng tránh đau bụng trên rốn
Tình trạng này có thể được phòng ngừa bằng với một số phương pháp sau đây:
- Hãy duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, bắt đầu bằng việc đi bộ và dần tăng cường độ tập luyện phù hợp với độ tuổi của bạn.
- Uống đủ nước trong ngày
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả…tránh ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh
- Ăn chậm nhai kỹ để ngăn ngừa chứng khó tiêu
- Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, để ngăn ngừa vi khuẩn từ tay lây vào thức ăn và giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm
- Xây dựng lối sống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, kiểm soát căng thẳng
Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị chất lượng cao, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Đau bụng phía trên rốn ở giữa là triệu chứng của bệnh gì?
Đau bụng trên rốn ở giữa có thể là triệu chứng của viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hoặc các vấn đề về gan mật. Cần đi khám để xác định nguyên nhân.
Cách giảm cơn đau tại nhà?
Để giảm đau bụng trên rốn tại nhà, bạn có thể thử các biện pháp sau:
- Chườm ấm: Đặt một khăn ấm lên vùng đau để giảm cơn đau.
- Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động mạnh và nghỉ ngơi.
- Uống nước ấm: Uống nước ấm hoặc trà gừng giúp giảm cơn đau do dạ dày.
- Ăn nhẹ: Tránh ăn thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ cay, dầu mỡ.
Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Các vị trí đau bụng gần hoặc phía trên rốn cần để ý?
Các vị trí đau bụng trên rốn cần để ý bao gồm:
- Vùng trên bên phải: Có thể liên quan đến gan, túi mật, hoặc dạ dày.
- Vùng trên bên trái: Có thể do lách, dạ dày hoặc tuyến tụy.
- Giữa bụng: Thường liên quan đến dạ dày, ruột non hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Đau bụng trên rốn âm ỉ có nguy hiểm không?
Đau bụng trên rốn âm ỉ có thể là triệu chứng của các vấn đề dạ dày hoặc tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày. Nếu cơn đau kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau bụng trên rốn quặn từng cơn là dấu hiệu bệnh gì?
Đau bụng trên rốn quặn từng cơn có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày, loét dạ dày, hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Cần đi khám để xác định nguyên nhân chính xác.
Nguồn tham khảo
- Upper Abdominal Pain, Upper Abdominal Pain: Left, Right, Center, Causes & Treatments, (12/12/2024)
- How Do You Relieve Upper Stomach Pain?, How Do You Relieve Upper Stomach Pain?, (12/12/2024)