Skip to main content

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể có an toàn không?

0
Cập nhật lần cuối: 29/04/2021

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể là phương pháp chữa sỏi tiết niệu khá phổ biến ở nhiều cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân trước khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp này cần có đầy đủ thông tin để cân nhắc thật kỹ, tránh các biến chứng không mong muốn xảy đến.

Sỏi tiết niệu là gì?

Trước tiên cần hiểu sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Theo hội Tiết niệu- Thận học Việt Nam thống kê cho thấy sỏi tiết niệu chiếm tới gần 40% trong số các bệnh nhân mắc bệnh tiết niệu.

Sỏi niệu quản gây nhiều phiền toái với người bệnh

Sỏi tiết niệu thường khá đa dạng với các nhóm bệnh như: sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận, có cả trường hợp bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo. Trong số đó sỏi niệu quản và sỏi thận chiếm tới 70% các trường hợp.

>>> Đọc thêm: Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không? nên mổ ở đâu?

Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể là kỹ thuật dùng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi, phá vỡ cấu trúc sỏi. Khi tán sỏi bằng cách này bệnh nhân không bị tác động gì vào cơ thể. Trong khoảng từ 7 đến 15 ngày các mảnh sỏi vụn sẽ thoát ra bằng đường niệu quản, tới bàng quang rồi qua đường tiểu ra ngoài.

Nguyên lý chính của phương pháp là dùng sóng chấn đồng từ ngoài cơ thể, tập trung vào một điểm với áp lực cao khiến viên sỏi vỡ, vụn hay thành bụi nhỏ rồi bài tiết ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp

  • Phương pháp này ít gây ảnh hưởng tới thận, chức năng hoạt động của thận cao hơn các phương pháp khác.
  • Bệnh nhân không cần nằm viện lâu, 1-2 ngày là xuất viện được.
  • Không gây đau đớn như khi mổ mở lấy sỏi
  • Không lo chảy máu, nhiễm trùng hay sẹo xấu.
  • Không xâm lấn, độ an toàn cao

Nhược điểm của phương pháp

  • Không áp dụng được với những trường hợp viên sỏi có kích thước lớn
  • Hiệu quả tán sỏi thường đạt từ 55-85%.
  • Với các viên sỏi cứng hay lớn chưa vỡ hết có thể phải tán lại từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
Tán sỏi ngoài cơ thể vẫn có nhiều nhược điểm

Chính vì vẫn tồn tại những hạn chế nhất định nên phương pháp tán sỏi niệu quản bên ngoài cơ thể không được sử dụng nhiều. Đặc biệt những bệnh nhân có kích thước viên sỏi to hay phức tạp không thể điều trị bằng phương pháp này.

Tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nào an toàn, hiệu quả?

Bên cạnh phương pháp tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể, hiện nay nhiều cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đang áp dụng phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng.

Phương pháp này sở hữu các ưu điểm vượt trội như:

  • Có thể tán được mọi loại sỏi.
  • Đảm bảo xử lý sạch sỏi niệu quản.
  • Thời gian tán sỏi diễn ra nhanh, trung bình chỉ mất khoảng 30 phút.
  • Thời gian phục hồi nhanh, các sinh hoạt cá nhân trở về bình thường ngay ngày đầu tiên sau mổ. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 ngày là có thể xuất viện.
  • Không để lại sẹo, an toàn, không lo biến chứng

Đây là một trong các kỹ thuật mũi nhọn giúp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả cho bệnh nhân. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân về tư vấn, điều trị sỏi niệu quản, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội luôn cung cấp các dịch vụ thăm khám, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình chữa bệnh.

Tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp an toàn

Ngoài phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng, hiện nay tại bệnh viện còn áp dụng một số phương pháp  tán sỏi hiện đại khác như tán sỏi qua da, nội soi lấy sỏi,..

>>> Đọc thêm: Bị sỏi niệu quản nên ăn gì? Kiêng gì để ngăn bệnh tái phát?

Nên lựa chọn tán sỏi ở đâu uy tín, an toàn?

Với nhiều ưu điểm vượt trội như: tán được mọi loại sỏi có kích thước nhỏ hơn 20mm, ngay cả sỏi san hô cũng có thể xử lý được. Có thể lấy sỏi chỉ sau 1 lần can thiệp và áp dụng với các trường hợp sỏi to, phức tạp. Vì thế bệnh nhân không phải tốn kém nhiều thời gian, chi phí cho việc điều trị mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

Hơn nữa tán sỏi niệu quản bằng các phương pháp hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội không đau, không chảy máu, không xâm lấn nhiều do đó không ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra để phòng tránh bệnh sỏi niệu quản tái phát và tăng hiệu quả sau điều trị. Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý, điều độ, khoa học. Không ăn các thực phẩm có chứa chất purin gây sỏi thận như: thịt khô, cá khô, lạp xưởng, tôm khô, lòng bò, lòng heo, các loại mắm,…

Trên đây chúng tôi vừa giúp các bạn hiểu thêm về phương pháp tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể. Nếu bạn đang bị sỏi niệu quản hoặc các dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 234529  để được giải đáp cụ thể nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận