Nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ Tiết niệu khẳng định rằng nguyên nhân gây sỏi niệu là bởi trong nước tiểu có quá nhiều canxi, oxalat, axit uric,. Không hòa tan được và tạo ra sỏi. Để điều trị sỏi niệu quản hiệu quả ngoài điều trị y khoa bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bệnh tái phát và đảm bảo sức khỏe. Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bị sỏi niệu quản nên ăn gì? Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản là hiện tượng các chất rắn hình thành trong niệu quản gây tắc nghẽn đường nước tiểu từ thận tới bàng quang. Vì thế thận bị ứ đọng nước tiểu và gây suy giảm chức năng. Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng thường gặp ở 3 vị trí hẹp sinh lý niệu quản:
- Đoạn niệu quản nằm trước động mạch chậu
- Đoạn nối thận với niệu quản
- Đoạn nối niệu quản vào bàng quang
Sỏi niệu quản thường có 1 viên đôi khi nhiều viên thành một chuỗi sỏi. Ở vị trí niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, niệu quản trên giãn to, niệu quản dưới chít hẹp, teo nhỏ.
Khi sỏi mới hình thành sỏi chưa gây ra các dấu hiệu, biến chứng, giai đoạn này thường là 2 năm. Giai đoạn này chưa có các dấu hiệu rõ ràng nên bệnh nhân thường không phát hiện được. Nếu phát hiện sớm như vậy hiệu quả điều trị có thể lên tới 80%.
>>> Đọc thêm: Mổ sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Nên mổ ở đâu?
Bị sỏi niệu quản nên ăn gì?
Bệnh nhân khi bị bệnh này thường thắc mắc không biết bị sỏi niệu quản nên ăn gì? Bạn nên bổ sung một vài đồ ăn, uống dưới đây để bệnh được cải thiện tốt hơn:
Nước
Khi chăm sóc bệnh nhân sỏi niệu quản cần chú ý cho họ uống nhiều nước giúp tăng bài tiết nước tiểu. Từ đó làm giảm nồng độ của những khoáng chất, tránh lắng cặn, cải thiện bệnh, ngăn ngừa hình thành sỏi niệu quản. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 8-10 cốc nước, tức là khoảng 2,5 lít, chia thành nhiều bữa.
Ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm nước ép hoa quả, nước canh, nước ép việt quất, nước ép cần tây.
Rau xanh, trái cây
Rau xanh và hoa quả có thể cung cấp các khoáng chất, vitamin, chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn các bệnh đường ruột, táo bón.
Các loại cây tốt cho người bị sỏi niệu quản như: lê, táo, xoài, dưa hấu, chứa nhiều citrate tự nhiên như: chanh, quýt, cam, bưởi,…. Ngoài ra người bệnh nên ăn khoảng 400mg rau xanh mỗi ngày từ súp lơ, bắp cải, bầu, ớt chuông,…
Thực phẩm giàu canxi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng đủ canxi có thể làm giảm tỷ lệ mắc, tái phát sỏi canxi. Vì thế trả lời cho câu hỏi bị sỏi niệu quản nên ăn gì? các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên bổ sung 800-1200mg canxi từ những thực phẩm như: hải sản, sữa, trứng, phô mai, các loại rau xanh đậm,… Để hấp thụ canxi tốt hơn bạn có thể kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin D như: nấm, yến mạch, cá, sữa chua,…
>>> Xem thêm: Bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Sau khi tán sỏi niệu quản nên kiêng gì?
Bên cạnh thắc mắc bị sỏi niệu quản nên ăn gì, không ít bệnh nhân muốn tìm hiểu các thực phẩm cần kiêng. Sau khi điều trị tán sỏi niệu quản bệnh nhân cần chú ý kiêng các loại thực phẩm, đồ ăn dưới đây để ngăn ngừa bệnh tái phát, bảo vệ sức khỏe:
Muối
Thừa muối sẽ khiến cơ thể tích nước, ức chế tái hấp thu canxi tại thận. Do đó nồng độ canxi tự do ở nước tiểu tăng cao, dễ lắng đọng tạo sỏi. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn dưới 1 thìa cà phê muối thôi nhé.
Đạm động vật
Tiêu thụ nhiều đạm động vật có thể làm giảm nồng độ citrate- chất ức chế kết tinh tạo sỏi. Ngoài ra hoạt chất purin trong nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, động vật có vỏ cũng làm tăng acid uric trong nước tiểu. Do đó khoáng chất càng khó hòa tan hơn. Bạn chỉ nên ăn khoảng 150g thịt mỗi ngày thôi.
Thực phẩm giàu oxalat
Các loại thực phẩm như: củ cải đường, khoai lang, khoai tây, rau bina, đậu bắp, socola, rau dền, trà đặc,… bạn đều không nên dùng nhiều để ngăn ngừa tạo sỏi canxi oxalat. Vì khó xác định hàm lượng oxalat trong thực phẩm nên bạn chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ, kết hợp các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn.
Đường, đồ uống có ga, đồ ăn nhanh
Trong nước ngọt có ga chứa nhiều acid phosphoric, đường tinh chế. Ngoài ra chất béo bão hòa trong bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Chính vì thế hãy hạn chế các nhóm thực phẩm này nhé.
Chất kích thích
Những loại đồ uống như rượu bia, cồn, làm tăng chuyển hóa, ảnh hưởng tới khả năng lọc của thận làm cơ thể dễ mất nước. Dùng nhiều café hay hút thuốc thường xuyên cũng khiến thận làm việc quá tải, dễ tạo sỏi.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết sỏi niệu quản và cách điều trị hiệu quả ngoài việc có chế độ dinh dưỡng khoa học bệnh nhân cũng nên điều trị bằng phương pháp hiện đại. Trong số đó phải kể tới phương pháp tán sỏi niệu quản ngược dòng.
Đây là phương pháp điều trị an toàn, không xâm lấn nên không gây đau đớn, bệnh nhân cũng không cần nằm viện lâu. Vì vậy tiết kiệm cả thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn có thể biết được bị sỏi niệu quản nên ăn gì? Qua đó có được chế độ dinh dưỡng hợp lý bảo vệ sức khỏe và tránh bệnh tái phát trở lại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới sỏi niệu quản hay kỹ thuật điều trị hãy liên hệ ngay qua hotline 1900234529 để được tư vấn cụ thể nhé.