Skip to main content

Tầm Soát Ung Thư cổ tử Cung Bao Lâu có Kết Quả?

0
Cập nhật lần cuối: 13/11/2024

Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư phổ biến ở nữ giới và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 sau ung thư vú tại Việt Nam. Ung thư ngày càng có xu hướng trẻ hóa, và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ là biện pháp hiệu quả giúp phát hiện ung thư từ sớm. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu thì có kết quả? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? Thông tin cần biết
Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? Thông tin cần biết

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Theo Globocan, có khoảng 604.000 ca ung thư cổ tử cung mới vào năm 2020. Số ca tử vong khoảng 342.000 và đứng thứ 4 trong các loại ung thư gây tử vong ở nữ giới (1).  Tỷ lệ ung thư cổ tử cung đứng thứ 2 (15,7/100.000) ở mức độ phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, và tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 (8,3/100.000). 

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc sàng lọc giúp phát hiện những tổn thương, các tế bào bất thường ở khu vực cổ tử cung. 

Để có thể phát hiện được ung thư cổ tử cung từ sớm thì việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là rất cần thiết. Việc khám phụ khoa định kỳ, sẽ giúp phát hiện để ngăn chặn bệnh tiến triển từ sớm. Từ đó tăng khả năng điều trị thành công. 

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm ở nữ giới
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư nguy hiểm ở nữ giới

Các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì thế mà rất nhiều người bệnh thường chủ quan không tầm soát ung thư kịp thời. Chính vì thế khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, sức khỏe người bệnh, cũng như trở thành gánh nặng kinh tế cho người bệnh. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung sau 25 tuổi. 

Thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp sớm phát hiện triệu chứng bất thường, nguy cơ ung thư để sớm có biện pháp điều trị phù hợp.
Thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp sớm phát hiện triệu chứng bất thường, nguy cơ ung thư để sớm có biện pháp điều trị phù hợp.

Vì sao nên sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm?

Theo như tổ chức y tế thế giới WHO, ung thư cổ tử cung nằm top 3 căn bệnh gây ra tử vong ở phụ nữ. Theo như ghi nhận thì mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới, số ca tử vong khoảng 250.000. 

Ung thư cổ tử cung đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gia tăng hơn trong những năm gần đây. Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác. 

Người bệnh thường đi khám phụ khoa, khi thấy có những dấu hiệu bất thường như: rối loạn kinh nguyệt, chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, rong kinh,…và mới phát hiện ra ung thư cổ tử cung. Khi phát hiện bệnh ở thời điểm này, thường bệnh đã trở nặng, khiến cho việc điều trị sẽ khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn, một số người bệnh phải cắt bỏ tử cung, hóa xạ trị dẫn đến việc ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của phụ nữ.

Mặc dù vậy, nếu phát hiện kịp thời thì ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công cao. Vì thế mà việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện được những dấu hiệu ung thư, đồng thời đưa ra được những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.  

Theo như BS. Nguyễn Thị Phượng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Hơn 11 năm kinh nghiệm khám và điều trị sản phụ khoa, nhấn mạnh: “ Việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả và đơn giản. Giúp phát hiện những yếu tố có nguy cơ ung thư, từ đó có được những hướng điều trị kịp thời, hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Vì thế, ngoài việc tiêm vacxin HPV phòng ngừa, thì chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ” 

Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm
Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Đối với tầm soát ung thư cổ tử cung, ngoài việc khám kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh (chụp X- quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,..) xét nghiệm máu, nước tiểu. Để biết được việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả, cần phải dựa vào từng chỉ định xét nghiệm mà bạn được thực hiện. 

Đối với phương pháp chẩn đoán hình ảnh:

Thực hiện chẩn đoán hình ảnh trong khám ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm những phương pháp như siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng, nội soi cổ tử cung, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI,.. Nhờ đó các bác sĩ sẽ thấy rõ được hình ảnh của khu vực cổ tử cung. Đối với chẩn đoán hình ảnh, kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của máy khi kết thúc quá trình chẩn đoán hình ảnh. 

Đối với phương pháp xét nghiệm:

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mà thời gian đưa ra kết quả sẽ khác nhau, dưới đây là một vài phương pháp xét nghiệm phổ biến trong tầm soát ung thư cổ tử cung. 

  • Phương pháp xét nghiệm Pap smear (PAP) hay còn được biết đến là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm PAP sẽ giúp bác sĩ biết được tế bào cổ tử cung có bị thay đổi bởi virus HPV hay không. Đối với xét nghiệm này, thì người bệnh chỉ thực hiện trong khoảng 5 phút, kết quả thường sẽ có sau 1 ngày.
  • Xét nghiệm Cobas test sẽ giúp các bác sĩ tìm ra được nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung có phải là chủng virus HPV type 16 và 18 hay không? Đồng thời giúp phát hiện được 12 chủng virus HPV khác nhau, từ đó xác định được nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Với xét nghiệm Cobas test, sẽ thường mất 7-10 ngày để có kết quả kể từ ngày thực hiện. 
  • Xét nghiệm Thinprep cũng là một xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên xét nghiệm này được cải tiến hơn so với xét nghiệm PAP. Chính vì thế xét nghiệm này mang lại độ chính xác cao hơn nhờ vào việc hạn chế được nguy cơ bỏ sót các mẫu tế bào bất thường ở cổ tử cung. Thông thường với xét nghiệm Thinprep, người bệnh sẽ nhận được kết quả sau 1 tuần.  
  • Xét nghiệm HPV DNA, đây là một phương pháp phân tích DNA với công nghệ giải trình hiện đại. Nhờ đó giúp phát hiện được các chủng HPV khác nhau. Kết quả của phương pháp này thường có sau 2 ngày thực hiện. 
Chẩn đoán hình ảnh là một trong những chỉ định tầm soát ung thư cổ tử cung
Chẩn đoán hình ảnh là một trong những chỉ định tầm soát ung thư cổ tử cung

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa HN

Nhằm đáp ứng nhu cầu sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội triển khai gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung tổng quát. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư cũng như các bệnh phụ khoa; hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu cho kết quả tầm soát nhanh chóng, độ chính xác cao.

Quy trình thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội:

Bước 1: Khám phụ khoa

Bạn sẽ gặp trực tiếp các bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu để trao đổi, nêu những dấu hiệu bất thường (nếu có) để các bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Bước 2: Xét nghiệm

Dựa trên chỉ định của bác sĩ, bạn tiến hành thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như Pap Smear, Thinprep, hoặc đồng kiểm tra Pap Smear và HPV, Thinprep và HPV.

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm

Sau khi nhận các kết quả chỉ số xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và tư vấn phòng ngừa/điều trị.

Câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư cổ tử cung

Thời gian nhận kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung là bao lâu?

Thông thường đối với tầm soát ung thư cổ tử cung thì sẽ mất khoảng 1-3 ngày là sẽ có kết quả. 

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra trong bao lâu?

Khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng với các biện pháp cận lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Muốn biết được thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra trong bao lâu, cần phải dựa vào phương pháp tầm soát bạn được chỉ định thực hiện. 

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được thông báo như thế nào?

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được thông báo qua điện thoại, gửi email, tin nhắn báo kết quả, tin nhắn zalo…

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung không rõ ràng, tôi cần làm gì?

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung không rõ ràng bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến lấy lại bệnh phẩm để chạy lại xét nghiệm vì nhiều mẫu bị ức chế không ra kết quả rõ ràng

Có cần tái tầm soát ung thư cổ tử cung sau 1 thời gian không?

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bình thường, bạn vẫn cần tái tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thời gian tái tầm soát ung thư cổ tử cung theo phác đồ hướng dẫn của bộ y tế. Cụ thể như sau:

+ Phác đồ tế bào đầu tay: Xét nghiệm lại sau 2-3 năm

+ Phác đồ HPV đầu tay: Xét nghiệm lại sau 3-5 năm

+ Phác đồ cotesting: Xét nghiệm lại sau 3-5 năm

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung âm tính, có cần làm lại không?

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung âm tính, bạn vẫn cần tái tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thời gian tái tầm soát ung thư cổ tử cung theo phác đồ hướng dẫn của bộ y tế. Cụ thể như sau:

+ Phác đồ tế bào đầu tay: Xét nghiệm lại sau 2-3 năm

+ Phác đồ HPV đầu tay: Xét nghiệm lại sau 3-5 năm

+ Phác đồ cotesting: Xét nghiệm lại sau 3-5 năm

Có thể nhận kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung qua email không?

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội sẽ hỗ trợ gửi kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung qua email

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận