Skip to main content

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

0
Cập nhật lần cuối: 17/04/2021

Các cơn đau đau âm ỉ tới dữ dội, quặn thắt hay tiểu ra mủ, ra máu,… đều là các dấu hiệu của sỏi tiết niệu gây nên. Dù ở nhóm bệnh nào của sỏi tiết niệu bạn đều không thể chủ quan vì những hậu quả nó để lại với người bệnh. Vậy sỏi tiết niệu là gì? Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu được hiểu chung là các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Bệnh xảy đến trong quá trình bài tiết, các tinh thể kết tinh lâu ngày rồi hình thành sỏi. Đây là bệnh thường gặp ở nam giới, nhất là những người trong độ tuổi trung niên từ 30-35 tuổi.

soi tiet nieu la gi
Sỏi tiết niệu ảnh hưởng tới quá trình bài tiết của thận gây đau buốt.

Phần lớn sỏi đều kết tinh ở thận rồi di chuyển, rơi xuống các cơ quan khác theo dòng nước tiểu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang. Ở mỗi vị trí sỏi có thể gây ra các dấu hiệu khác nhau, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Các phương pháp mổ sỏi tiết niệu KỸ THUẬT CAO tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Một số loại sỏi tiết niệu được cấu tạo từ các thành phần khác nhau như:

  • Sỏi canxi: chiếm đến 85% các ca bệnh. Nguyên nhân là do tăng nồng độ canxi trong nước tiểu cùng các yếu tố khác hình thành sỏi.
  • Sỏi oxalat: ở những nước nhiệt đới nhóm bệnh này nhiều hơn, oxalat thậm chí còn có thể kết hợp với canxi tạo nên sỏi oxalat canxi.
  • Sỏi phốt phát: có khoảng 5 đến 15% bệnh nhân mắc nhóm này. Sỏi thường là sỏi san hô với kích thước lớn, cản quang. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay vi khuẩn proteus gây ra. Vi khuẩn này có thể tạo nên men ure làm phân hủy thành amoniaque, kiềm hóa nước tiểu rồi kết tủa thành sỏi.
  • Sỏi axit uric: lượng bài tiết axit uric trong nước tiểu nhiều, bị cô đặc nên cơ thể mất nước, nóng bức.
  • Sỏi cystin: dị tật ở ống thận có thể ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang nhưng ở nước ta các trường hợp này không phổ biến.

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi tiết niệu có thể gây tổn thương do cọ xát, nhiễm khuẩn hay tắc nghẽn đường tiểu. Bệnh nhân thường khó nhận biết các dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh. Do đó khi phát hiện bệnh đã có các dấu hiệu như: nhiễm trùng đường tiết niệu, ứ nước tiểu,… cần hết sức cảnh giác và khám, điều trị sớm.

bien chung soi tiet nieu
Sỏi tiết niệu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sỏi tiết niệu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:

Ứ nước tiểu

Nước tiểu ứ đọng vì kích thước sỏi to, làm tắc nghẽn ống dẫn tiểu gây ra các tổn thương chức năng thận.

Suy thận

Sỏi tiết niệu phát triển nặng bệnh nhân có thể suy thận. Sỏi làm tắc đường tiết niệu, vô niệu gây suy thận cấp. Một số trường hợp sỏi cọ xát khiến tế bào thận bị tổn thương gây suy thận mãn tính.

Viêm đường tiết niệu

Ma sát của sỏi có thể khiến niêm mạc bên trong rách, làm chảy máu khiến vi khuẩn và vi sinh vật gây hại làm đường tiết niệu bị viêm nhiễm.

Giãn đài bể thận, thận ứ niệu

Sỏi có thể làm cản trở bài tiết làm đường niệu bị phình đai, ứ trệ. Giãn đài bể thận làm căng giãn, chèn ép nhu mô thận, suy giảm chức năng. Nghiêm trọng hơn có thể làm mất hoàn toàn chức năng đào thải, lọc ở thận.

Biến chứng khác

Ngoài những biến chứng kể trên sỏi tiết niệu còn có thể gây viêm thận kẽ, nhiễm trùng, viêm đài bể thận, áp xe, thận ứ mủ, phù nề ở thận.

>>> Đọc thêm: Chớ xem thường những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra!

Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp nào an toàn?

Sỏi tiết niệu và cách điều trị thích hợp thường được căn cứ vào 2 yếu tố chính là kích thước và vị trí của sỏi.

Kích thước của sỏi

Tức là khi điều trị sỏi tiết niệu sẽ căn cứ vào đường kính lớn nhất đo được của sỏi. Nếu nhỏ hơn 5mm thì có thể tác động để sỏi rơi xuống bàng quang tự nhiên. Trường hợp này có thể can thiệp nội khoa là điều trị được.

dieu tri soi tiet nieu
Tán sỏi qua da hay nội soi tán sỏi được ưu tiên sử dụng.

Nếu sỏi lớn hơn 5mm hoặc bé hơn 5mm nhưng lại không xuống bàng quang được thì bệnh nhân cần đi khám và chọn phương pháp điều trị thích hợp hơn như can thiệp ngoại khoa.

Vị trí của sỏi

Với những viên sỏi nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Nhưng nếu sỏi ở đài dưới thận thì kết quả thường không khả quan.

Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật nội soi, ngoài tán sỏi ngoài cơ thể phương pháp tán sỏi qua nội soi cũng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên tán sỏi qua nội soi cần căn cứ vào các trường hợp cụ thể, tình trạng bệnh, chức năng thận khi phát hiện sỏi và kinh nghiệm của thầy thuốc, cơ sở y tế điều trị.

Tại bệnh viện đa khoa Hà Nội hiện nay với bệnh sỏi tiết niệu các bác sĩ đang áp dụng 2 phương pháp phổ biến đó là tán sỏi qua da và tán sỏi nội soi ngược dòng. Đây đều là các phương pháp ít xâm lấn, ít đau đớn, an toàn. Hơn nữa có thể giải quyết triệt để sỏi chỉ sau 1 lần can thiệp, chi phí lại phải chăng, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều bệnh nhân.

Ngoài trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, để hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình khám và điều trị sỏi tiết niệu tại bệnh viện, bệnh viện có áp dụng bảo hiểm y tế cho bệnh nhân do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu sỏi tiết niệu có nguy hiểm không. Ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường nghi mắc sỏi tiết niệu bạn nên đến ngay bệnh viện đa khoa Hà Nội ở địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ qua hotline 1900 234529 để được các bác sĩ tư vấn kịp thời nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận