Gan Nhiễm mỡ có Nguy Hiểm Không? Gan Nhiễm Mỡ Cấp 1,2,3

Bệnh gan nhiễm mỡ đã không còn xa lạ gì trong xã hội hiện đại, xuất hiện khi lượng mỡ trong tế bào gan chiếm từ 5 – 10% trọng lượng gan. Dù ban đầu không gây triệu chứng rõ ràng nhưng nếu không được kiểm soát, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Vậy gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan và hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ dư thừa trong tế bào gan, làm giảm khả năng hoạt động của gan. Đây là một trong những bệnh gan mạn tính thường gặp nhất trên toàn thế giới, có thể liên quan đến rượu hoặc liên quan đến rối loạn chuyển hóa không do rượu. Bình thường, một lá gan khỏe mạnh sẽ chứa rất ít hoặc không có chất béo. Tuy nhiên, một khi chúng ta uống quá nhiều rượu hoặc ăn dư thừa calories thì gan sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo và lưu trữ trong tế bào gan.

- Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh, béo phì hoặc tiểu đường.
- Gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD): Hình thành do tiêu thụ rượu, bia quá mức, gây tổn thương tế bào gan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người không biết mình đã mắc bệnh. Sau khi bệnh tiến triển sẽ gặp một số triệu chứng bao gồm:
- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Gan không hoạt động hiệu quả, gây cảm giác mệt mỏi.
- Đau tức vùng hạ sườn phải: Cảm giác đau âm ỉ hoặc nhói nhẹ dưới xương sườn phải.
- Vàng da, vàng mắt: Tình trạng gan bị tổn thương nghiêm trọng có thể gây tích tụ bilirubin, dẫn đến vàng da.
- Chán ăn, buồn nôn và gặp tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, nhiều người chỉ phát hiện gan nhiễm mỡ qua các xét nghiệm gan nhiễm mỡ, như siêu âm, MRI hoặc các chỉ số men gan trong xét nghiệm máu.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Bệnh có thể trở nên nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Gan Hoa Kỳ (AASLD), khoảng 20-30% các trường hợp mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ (NASH). (1)
Trong đó, một tỷ lệ nhất định có nguy cơ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như xơ gan hoặc ung thư gan, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ như béo phì, tiểu đường, và hội chứng chuyển hóa. NAFLD hiện cũng là nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây ung thư biểu mô tế bào gan tại Hoa Kỳ, với tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng gia tăng khi tình trạng béo phì và các rối loạn chuyển hóa tiếp tục phổ biến rộng rãi.
Giáo sư Markus Peck-Radosavljevic – Chủ tịch Khoa Nội khoa & Tiêu hóa (IMuG) tại Klinikum Klagenfurt ở Klagenfurt, Áo, cho biết: “Gan nhiễm mỡ là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến xơ gan và ung thư gan, đặc biệt khi bệnh đã tiến triển nặng.” (2)
Phân loại gan nhiễm mỡ cấp 1, 2, 3
Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 cấp độ, mỗi độ thể hiện mức độ tích tụ mỡ trong gan khác nhau và có phác đồ điều trị riêng.

Gan nhiễm mỡ độ 1
Mức độ nhẹ nhất, lúc này lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 5 – 10% trọng lượng gan. Thường vào giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng rõ rệt và không gây tổn thương lớn cho gan. Người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để cải thiện tình trạng bệnh.
Gan nhiễm mỡ độ 2
Ở giai đoạn 2, lượng mỡ trong gan tăng cao hơn và có thể gây viêm. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và đau tức nhẹ vùng gan. Lúc này cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để mang đến hiệu quả điều trị tích cực.
Gan nhiễm mỡ độ 3
Đây là mức độ nghiêm trọng khi mà lượng mỡ trong gan tăng lên hơn 30%, có khả năng dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Triệu chứng dễ nhận biết: Đau vùng hạ sườn phải, vàng da, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Điều trị gan nhiễm mỡ độ 3 đòi hỏi sự can thiệp y tế chuyên sâu, thường cần tới điều trị và theo dõi tại bệnh viện.
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ
Điều trị gan nhiễm mỡ tập trung vào việc giảm lượng mỡ trong gan và ngăn chặn bệnh tiến triển. Một số kinh nghiệm chữa bệnh gan nhiễm mỡ phổ biến và hiệu quả bao gồm:
1. Thay đổi lối sống
- Giảm cân: Giảm cân một cách khoa học, không ép cân đột ngột có thể giúp làm giảm mức độ tích tụ mỡ trong gan. Mục tiêu là giảm khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể để giảm tích tụ mỡ trong gan và hạn chế nguy cơ gây biến chứng.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế thức ăn nhiều đường, đồ chiên rán, chất béo bão hòa. Tăng cường rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thực phẩm chứa chất chống oxy hóa.

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: “Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột để phòng tránh táo bón và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Đặc biệt các loại vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa trong rau quả có thể làm giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong gan.” (3)
- Tập thể dục: 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa phải như đi bộ, bơi lội, hoặc đạp xe giúp cải thiện chức năng gan và giảm tích tụ mỡ.
2. Dùng thuốc điều trị
Hiện nay, không có thuốc đặc trị riêng cho gan nhiễm mỡ, nhưng bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ giảm mỡ máu hoặc bảo vệ gan.
3. Kiểm soát các bệnh lý liên quan
Người bệnh cần điều trị các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc béo phì để giảm nguy cơ tổn thương gan thêm.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội – địa chỉ khám chữa uy tín hàng đầu, được người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận tin tưởng sử dụng dịch vụ khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến gan và các tình trạng khác của sức khỏe. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện đều có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và luôn cập nhật những phương pháp điều trị tiên tiến, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nhanh chóng và an toàn. Liên hệ tổng đài 1900 234529 để được tư vấn và đặt lịch khám ngay hôm nay

Câu hỏi thường gặp
Xét nghiệm gan nhiễm mỡ như thế nào?
Bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm máu để đo men gan và các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu như ALT, AST. Siêu âm hoặc MRI cũng là các phương pháp phổ biến để đánh giá mức độ nhiễm mỡ.
Xét nghiệm gan nhiễm mỡ bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào cơ sở y tế và loại xét nghiệm, chi phí xét nghiệm gan nhiễm mỡ dao động từ 500.000 đến 2.000.000 VNĐ.
Gan nhiễm mỡ cần kiêng những loại thực phẩm nào?
Người bệnh nên tránh thực phẩm nhiều đường, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, và rượu bia.
Gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?
Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ có thể hồi phục nếu bệnh nhân điều chỉnh lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, với gan nhiễm mỡ độ 3, bệnh có thể đã tiến triển đến xơ gan, và điều trị sẽ phức tạp hơn.
Làm sao để phòng ngừa gan nhiễm mỡ?
– Ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục đều đặn.
– Hạn chế rượu bia, và kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin quan trọng về căn bệnh gan nhiễm mỡ và giải đáp thắc mắc “gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không”. Hy vọng sau khi đọc, đã giúp bạn hiểu được phần nào về căn bệnh này và có hướng điều trị phù hợp. Đặc biệt, người bệnh nên đi khám định kỳ, xét nghiệm chức năng gan giúp theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh. Điều này giúp phát hiện sớm các biến chứng để xử lý và điều trị kịp thời.
NGUỒN THAM KHẢO
- “Non-alcoholic fatty liver disease: a practical approach to diagnosis and staging”, https://fg.bmj.com/content/5/3/211 (11/11/2024)
- “MAFLD, HCC and the dilemma of (changing) terminology in liver diseases”, https://gut.bmj.com/content/72/1/9.abstract (11/11/2024)
- “Chế Độ Ăn Phù Hợp Cho Người Bệnh Gan Nhiễm Mỡ | SKĐS” https://www.youtube.com/watch?v=CdKDAtH6ltQ (12/11/2024)