Skip to main content

 Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp nào an toàn, hiệu quả?

0
Cập nhật lần cuối: 01/05/2021

Sỏi niệu quản 1/3 dưới cũng là một trong các trường hợp bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu. Vậy điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới như thế nào? Sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu về sỏi niệu quản 1/3 dưới

Niệu quản chính là cơ quan dẫn nước tiểu từ thận xuống tới bàng quang, có cấu tạo hình ống và đường kính chỉ chừng 2-4mm. Ở niệu quản có các vị trí hẹp sinh lý mà sỏi thường bị tắc nghẽn gây ra hiện tượng nguy hiểm như: vô niệu, ứ nước bể thận.

Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới
Sỏi niệu quản dưới ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Căn cứ vào vị trí của viên sỏi mà chia ra thành sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Trong đó sỏi niệu quản 1/3 dưới nằm ở vị trí đoạn nối của niệu quản khi vào tới bàng quang. Đây cũng là điểm kẹt cuối cùng của niệu quản. Ở đây nếu sỏi nhỏ và không sắc cạnh có thể di chuyển xuongs bàng quang và thải ra ngoài bằng đường tiểu.

Thế nhưng nếu như sỏi rắn, cứng, kích thước lớn có thể làm tắc nghẽn niệu đạo. Nếu sỏi không tự đào thải được thì các biện pháp can thiệp xử lý và điều trị sỏi niệu quản là rất cần thiết.

Việc điều trị nên thực hiện càng sớm càng tốt. Với loại sỏi 1/3 dưới này bác sĩ thường chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, tán sỏi qua da.

Sỏi niệu quản 1/3 dưới có nguy hiểm không ?

Cả sỏi niệu quản 1/3 trên hay 1/3 dưới đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không có cách chữa sỏi niệu quản thích hợp, hiệu quả. Căn cứ vào tính chất, kích thước sỏi mà kích thước có thể khác nhau.

Hơn nữa sỏi niệu quản về lâu dài không chữa trị còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng giảm chức năng thận, suy thận.

Sỏi niệu quản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Có thể kể tới một số biến chứng nguy hiểm mà sỏi niệu quản có thể gây ra như:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Các viên sỏi có thể làm chặn dòng chảy nước tiểu, do đó gây ứ nước ở thận. Ứ nước cả niệu quản trên của sỏi. Hiện tượng ứ nước kéo dài có thể làm cho đài bể thận giãn, chức năng thận suy giảm. Người bệnh còn phải chịu đựng các cơn đau quặn thận dữ dội.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Niêm mạc đường niệu dễ tổn thương vì sự cọ xát của sỏi trong lúc di chuyển. Các vết thương này cũng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây viêm đường tiết niệu.

Suy thận

Bệnh nhân có thể bị suy thận cấp tính, mãn tính và vô niệu. Hơn nữa khi bị suy giảm chức năng thận một cách nghiêm trọng sẽ rất khó phục hồi.

>>> Đọc thêm:Giải đáp thắc mắc: Sỏi niệu quản có tái phát không? Vì sao?

Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới như thế nào?

Thực tế cho thấy điều trị sỏi niệu quản  cần có chỉ định riêng phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nguyên nhân là bởi vị trí của viên sỏi cũng quyết định tới phác đồ điều trị của bác sĩ. Hơn nữa kích thước sỏi, tình trạng bệnh, hiện trạng sức khỏe của người bệnh,… đều là các cơ sở để bác sĩ áp dụng điều trị.

Điều trị nội khoa

Với những trường hợp sỏi niệu quản nhỏ, không phức tạp, thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Phương pháp này không cần can thiệp sâu nên cũng không tốn nhiều chi phí. Thế nhưng điều trị nội khoa chỉ có thể áp dụng khi có khả năng đẩy sỏi ra ngoài tự nhiên.

Phương pháp này chủ yếu dành cho các bệnh nhân có sỏi dưới 5mm. Sỏi có hình dạng thuôn, nhẵn và di chuyển tốt.

Nội soi ngược dòng tán sỏi- phương pháp chữa sỏi an toàn, hiệu quả

Bác sĩ sẽ kê thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau, kiềm hóa nước tiểu, điều chỉnh nồng độ khoáng chất trong nước tiểu. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi để tống sỏi ra ngoài.

>>> Đọc thêm:  Sỏi niệu quản không đau có cần phải đi khám không?

Điều trị ngoại khoa

Một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến và hiệu quả với bệnh sỏi niệu quản là phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội như: ít xâm lấn, bảo vệ chức năng thận. Quá trình chữa trị bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn, phục hồi nhanh chóng, không để lại sẹo sau phẫu thuật.

Các bác sĩ sẽ dùng ống sỏi niệu quản từ niệu đạo tới bàng quang rồi tới niệu quản, tiếp cận sỏi. Sỏi bị phá vỡ nhờ lực khí nén hoặc laser. Tiếp đó bác sĩ thực hiện bơm rửa hay gắp sỏi ra ngoài.

Lưu ý khi chữa sỏi niệu quản 1/3 dưới

Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới thường áp dụng ống soi bán cứng hoặc cứng. Phương pháp này thực hiện đơn giản, có thể điều trị sỏi niệu quản với kích thước dưới 2cm, bao gồm cả sỏi san hô.

Dù là phương pháp khá an toàn nhưng khi điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.

Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế được chú trọng đầu tư. Đảm bảo chất lượng và đảm bảo kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh chính xác hiệu quả. Hơn nữa với mong muốn có thể chia sẻ phần nào gánh nặng về chi phí với bệnh nhân nên chi phí chữa sỏi niệu quản hợp lý. Bên cạnh đó cũng có bảo hiểm  y tế hỗ trợ nên bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm khi tới khám và điều trị.

Mọi thắc mắc liên quan tới bệnh sỏi niệu quản và cách điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bệnh nhân và bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn cụ thể, trực tiếp.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận