Phác đồ điều trị cơn đau quặn thận do sỏi thận mới nhất năm 2021
Cơn đau quặn thận là một trong các triệu chứng hay gặp trong bệnh lý hệ tiết niệu, trong đó cơn đau quặn thận cấp là một cấp cứu niệu, cần được phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời, tránh các biến chứng không đáng có.
Cơn đau quặn thận điển hình xuất hiện khi nào?
Cơn đau quặn thận do sỏi thận xuất hiện ở vùng mạn sườn, thắt lưng. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh nghi ngờ mắc sỏi thận và đi khám bệnh
Khi gặp phải cơn đau quặn thận điển hình bệnh nhân thường cảm thấy đau đột ngột, dữ dội. Bắt đầu từ thắt lưng rồi lan rộng ra phía trước theo đường dưới sườn, rồi lan ra cơ quan sinh dục ngoài.

Dù nằm nghỉ bệnh nhân cũng không cảm thấy đỡ, uống thuốc không có công dụng giảm đau nhiều. Cơn đau quặn thận do sỏi thận này còn có tên gọi khác là đau quặn thận cấp hay cơn đau bão thận.
Tuy nhiên có những trường hợp cơn đau thận không rõ ràng, bệnh nhân thường chỉ có cảm giác đau tức, nặng nề, khó chịu ở thắt lưng, càng đau hơn khi vận động. Để cơn đau giảm đi, bệnh nhân phải gập người lại.
Nếu gặp cơn đau quặn thận cấp bệnh nhân bị tái mặt, vã mồ hôi vì lo lắng, sợ hãi, nôn, buồn nôn, đái máu. Thậm chí có thể xuất hiện cả đái buốt, đái mủ hay đái dắt với biến chứng đi kèm. Cơn đau quặn thận cấp có thể do sỏi niệu quản, nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể gây ra các biến chứng nặng nề với người bệnh, nguy hiểm hơn có thể tử vong.
>>> Đọc thêm: Đau sỏi thận bên trái – Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Cơn đau quặn thận do sỏi thận có nguy hiểm?
Bệnh nhân mắc các cơn đau quặn thận nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
Giãn, ứ nước thận, vỡ đáy đài thận
Do sỏi làm tắc đường thoát nước tiểu từ thận tới niệu đạo do đó làm giãn thận niệu quản từ phía trên. Vì thế áp lực trong thận tăng cao đột ngột gây ra các cơn đau quặn thận dữ dội. Biện pháp tạm thời thường là giảm đau nhưng chỉ điều trị được triệu chứng. Việc cấp thiết hơn cả là loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh, giảm áp lực cho thận.

Nếu như không khống chế được điều này, áp lực trong thận tăng cao có thể gây vỡ đáy đài thận để nước tiểu thoát ra.
Ứ mủ thận
Không điều trị kịp thời sỏi thận có thể gây ứ mủ thận, để lâu dễ gây nhiễm trùng máu gây nên tình trạng nguy hiểm tới tính mạng, đây cũng là biến chứng nặng nhất. Nguyên nhân là bởi thận có thể bị nhiễm trùng vì ứ nước, biểu hiện điển hình nhất là sốt rét run, đau vùng thắt lưng,…
Suy thận
Các trường hợp bị ít nước tiểu hay không có nước tiểu thường xảy đến ở những người chỉ có 1 quả thận hoặc bị sỏi thận cả hai bên thận. Có thể gặp ở những trường hợp bị suy thận mạn, suy thận cấp. Đây cũng là biến chứng rất nặng nề ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như làm tăng chi phí chữa bệnh.
>>> Đọc thêm: Dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang và các biến chứng nguy hiểm
Phác đồ điều trị cơn đau quặn thận
Bệnh nhân khi bị các cơn đau quặn do sỏi thận hành hạ thường nóng lòng muốn biết cách chữa đau sỏi thận. Bởi hiện nay có rất nhiều cách chữa trị nhưng với mỗi bệnh nhân các bác sĩ cần khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mới có thể đưa ra cách điều trị cơn đau quặn thận thích hợp, an toàn, hiệu quả.
Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội phác đồ điều trị cơn đau quặn thận với mỗi bệnh nhân không giống nhau. Tuy nhiên để có thể điều trị bệnh an toàn, triệt để, loại bỏ các cơn đau triệt để nhất các bác sĩ đang sử dụng một số kỹ thuật điều trị dưới đây:
Tán sỏi qua nội soi niệu quản
Phương pháp này thường áp dụng với các trường hợp bệnh nhân bị sỏi niệu quản ⅓ dưới. Các trường hợp bị sỏi thận cần có ống soi mềm với năng lượng laser.

Ở kỹ thuật này các bác sĩ sử dụng ống soi niệu quản đi từ vùng niệu đạo qua bàng quang, lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp với viên sỏi. Tiếp đến dùng năng lượng khí nén hay laser phá vỡ viên sỏi và bơm rửa, gắp lấy hết sỏi ra.
Nội soi lấy sỏi
Kỹ thuật này khá đơn giản, bác sĩ sẽ chọc 3 lỗ trên da để đưa dụng cụ qua lỗ nội soi vào cơ thể người bệnh. Mổ nội soi có thể lấy hết sỏi ra ngoài rồi trực tiếp khâu lại.
Tán sỏi qua da
Phương pháp này thường được ưu tiên với các bệnh nhân có sỏi phức tạp và có dị dạng đường niệu như hẹp khúc nối bể thận niệu quản hay hẹp cổ đài.
Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ khoảng từ 6-10mm chạy từ ngoài da vào tới thận hay vị trí có sỏi. Tiếp đến dùng laser hay khí nén phá vỡ sỏi, hút sỏi nhỏ hay sỏi vụn ra ngoài.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây về cơn đau quặn thận do sỏi thận và cách chữa đau sỏi thận, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Nội mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời chủ động đối mặt nếu chẳng may mắc phải, tránh trường hợp e ngại mà giấu bệnh, để bệnh kéo dài. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh hay kỹ thuật điều trị cơn đau quặn thận bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn, giải đáp.