Thận là cơ quan có nguy cơ cao hình thành sỏi. Ở mỗi vị trí sỏi sẽ có những biểu hiện cụ thể và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến người bệnh. Sỏi thận chỉ được phát hiện rõ ràng thông qua thăm khám. Khi đó, các bác sĩ sẽ xác định được chính xác sỏi thận nằm ở đâu để có cách điều trị phù hợp nhất.
Sỏi Thận Nằm Ở Đâu? Mức Độ Nguy Hiểm Và Điều Trị Ra Sao?
Sỏi thận nằm ở đâu trong cơ thể người?
Trong cơ thể người có cấu tạo 2 quả thận, đây là bộ phận vô cùng quan trọng có chức năng bài tiết nước tiểu và lọc máu. Tại đây quá trình kết tinh sỏi thường xảy ra và gây nguy hiểm lớn cho người bệnh.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là loại sỏi được hình thành thông qua quá trình kết tinh các chất khoáng trong nước tiểu. Các chất khoáng này ban đầu là những phần tử rất nhỏ bé tuy nhiên, khi lớn dần lên sẽ tạo thành các viên sỏi có kích thước và hình thù đa dạng. Bên cạnh triệu chứng đau, người bệnh còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sỏi thận nằm ở đâu?
THS.BS Lê Thị Lan Anh, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, chia sẻ: “Vị trí của sỏi quyết định mức độ đau đớn và các biến chứng. Sỏi ở thận có thể ít gây đau hơn, nhưng khi sỏi di chuyển xuống niệu quản hoặc bàng quang, cơn đau trở nên dữ dội và cần được xử lý ngay.”
Căn cứ vào vị trí xuất hiện cơn đau người bệnh có thể chẩn đoán được căn bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, muốn biết chính xác vị trí sỏi thận nằm ở chỗ nào thì cần phải trải qua quá trình khám thận cụ thể. Thông thường, vị trí sỏi trong thận thường xuất hiện là ở: vùng đài thận, bể thận, sỏi trên niệu quản gần với đài thận. Mỗi vị trí sỏi thường gây ra cho người bệnh những đau đớn và khó chịu nhất định.
Triệu chứng bệnh sỏi thận ở từng vị trí
Hiện tượng sỏi thận như thế nào? Cùng là sỏi thận nhưng ở mỗi vị trí trong thận, sỏi sẽ có sự hình thành và có những dấu hiệu cụ thể khác nhau. Đặc điểm chung là sỏi thận gây đau nhiều xung quanh các vị trí có sỏi.
Triệu chứng bệnh sỏi thận ở từng vị trí
Sỏi vùng đài thận
Tại vị trí đài thận, sỏi có thể xuất hiện ở đài trên, đài giữa và đài dưới của thận. Mỗi đài sỏi có thể chỉ hình thành 1 viên, nhưng cũng có thể kết lại thành một chùm. Hoặc cũng có thể nằm chặn ngay ở cuống đài thận.
Sỏi nằm ở đây thường gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm khuẩn thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau kèm sốt. Thông thường, những người bệnh bị mắc sỏi đài thận chỉ khi siêu âm hay chụp X-quang mới có thể phát hiện bệnh sớm.
Sỏi vùng bể thận
Nhiều người bệnh thường băn khoăn không biết bị sỏi thận có đau lưng không. Theo các chuyên gia tiết niệu thì bể thận là vị trí thường gặp nhất ở những người mắc sỏi thận. Sỏi ở bể thận thường có kích thước lớn hơn các vùng khác với đa dạng các hình thù khác nhau. Sỏi nằm ở bể thận thường có triệu chứng là các cơn đau nhẹ và âm ỉ ở thắt lưng.
Sỏi trên niệu quản
Sỏi trên niệu quản gần sát với bể thận thường hình thành sỏi thận. Sỏi từ trên thận di chuyển xuống rồi dừng lại ở vị trí này. Đây là vị trí khúc nối giữa bể thận và niệu quản. Khi mắc sỏi trên niệu quản, người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau quặn thận do sỏi thận dữ dội và đột ngột. Kèm theo đó là tình trạng tiểu tiện ra máu, nước tiểu đục và có mủ. Ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Sỏi trên niệu quản
Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Sỏi thận có thể tự đào thải hay không?
Theo dữ liệu từ Johns Hopkins, khoảng 90% sỏi thận nhỏ (dưới 5mm) có khả năng tự đào thải qua đường nước tiểu mà không cần can thiệp y tế.(1) Tuy nhiên, khả năng này giảm mạnh đối với các viên sỏi lớn hơn, đặc biệt là những viên sỏi từ 6mm trở lên. Những viên sỏi lớn có xu hướng bị mắc kẹt trong niệu quản, gây đau đớn hoặc thậm chí chặn dòng chảy của nước tiểu, dẫn đến cần can thiệp điều trị như tán sỏi hoặc phẫu thuật để loại bỏ.
Sỏi thận khi nào phải mổ
Khi sỏi thận không thể tự đào thải và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau dữ dội, tắc nghẽn đường tiết niệu, hoặc nhiễm trùng, phẫu thuật là cần thiết. Phương pháp mổ được chỉ định tùy thuộc vào vị trí, kích thước, và tình trạng của sỏi, bao gồm tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi, và mổ mở trong những trường hợp nghiêm trọng.
THS.BS Phan Tùng Lĩnh, chuyên gia tiết niệu – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, giải thích:
“Phẫu thuật sỏi thận thường được lựa chọn khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ y học, hiện nay, các phương pháp mổ ít xâm lấn giúp giảm đau và thời gian hồi phục đáng kể cho bệnh nhân.”
Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả?
Đối với sỏi thận, phương pháp tán sỏi qua da không xâm lấn, an toàn và nhanh chóng đang là giải pháp được các bác sĩ khuyến khích áp dụng. So với biện pháp điều trị nội khoa hay mổ mở thì kỹ thuật này sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng cũng như tổn thương không mong muốn cho người bệnh.
Chỉ định điều trị
Tán sỏi qua da được chỉ định điều trị cho những người mắc sỏi bể và đài thận. Đặc biệt là những trường hợp sỏi đài dưới, sỏi có kích thước lớn, hình dạng đặc biệt. Hay những người bị dị dạng đường niệu: hẹp cổ đài, hẹp khúc nối bể thận với niệu quản. Cách điều trị bệnh sỏi thận ở nam giới cũng giống với nữ giới.
Cách thực hiện
Tán sỏi qua da được thực hiện bằng cách tạo một đường hầm nhỏ khoảng từ 6-10mm ở trên da. Thông qua đường hầm này, các bác sĩ sẽ đưa khí nén hay laser vào để phá vỡ sỏi, hút sạch sỏi ra bên ngoài.
Ưu điểm của phương pháp
Tán sỏi qua da được thực hiện mang lại hiệu quả tán sạch sỏi chỉ sau một lần can thiệp. Kỹ thuật có thể áp dụng để điều trị cả những viên sỏi to, khó tán. Thời gian tán nhanh chóng hiệu quả cao.
Điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Tọa lạc tại 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội từ lâu đã được biết đến là địa chỉ điều trị sỏi thận cũng như các bệnh về thận khác an toàn hiệu quả. Bệnh viện đã đón tiếp, thăm khám và trực tiếp điều trị thành công cho nhiều ca mắc sỏi thận của người bệnh khắp cả nước.
Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, y đức và tận tâm với nghề đã có thời gian công tác tại nhiều bệnh viện trọng điểm quốc gia như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, bệnh viện Nội tiết TW… Chính vì thế giúp người bệnh luôn an tâm trong suốt quá trình điều trị.
Hệ thống máy móc, phương tiện kỹ thuật điều trị được nhập khẩu hiện đại từ các quốc gia phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ..
Chi phí điều trị hợp lý với từng bệnh và đối tượng bệnh nhân. Có nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng các phần quà giá trị, thiết thực tại nhiều thời điểm
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau thận trái, đau âm ỉ vùng thắt lưng, buồn nôn… người bệnh nên tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm và điều trị sớm. Các bác sĩ xác định được sỏi thận nằm ở đâu sẽ đưa ra phương án điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ khúc mắc nào người bệnh có thể liên hệ ngay Hotline 0981 500 770 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Câu hỏi thường gặp
Đau sỏi thận ở vị trí nào?
Các cơn đau do sỏi thận thường bắt đầu từ vùng thắt lưng, hạ sườn rồi từ từ lan xuống đùi, hố chậu và thậm chí là đau ở cả vùng cơ quan sinh dục.
Sỏi thận có thể tái phát sau điều trị không? Sỏi thận có thể tái phát nếu không duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Theo dữ liệu từ British Journal of General Practice, tỷ lệ tái phát sỏi thận có thể lên đến 50% trong vòng 5-7 năm nếu bệnh nhân không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.(2) Các biện pháp phòng ngừa tái phát có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi mới. Thông tin này nhấn mạnh sự quan trọng của việc theo dõi và áp dụng lối sống lành mạnh sau khi điều trị sỏi thận để hạn chế nguy cơ tái phát.
Sau phẫu thuật sỏi thận cần kiêng ăn gì? Các bác sĩ khuyến nghị hạn chế thực phẩm chứa oxalate (như rau bina, cà phê, sô cô la) và giảm lượng muối, protein động vật để ngăn ngừa sự phát triển của sỏi.
Sỏi thận có gây vô sinh không? Sỏi thận không trực tiếp gây vô sinh, nhưng các biến chứng như nhiễm trùng hoặc suy thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản.
Cách ngăn ngừa sỏi thận tái phát là gì? Uống đủ nước, ăn ít muối, giảm thực phẩm chứa oxalate và protein động vật, và duy trì lối sống lành mạnh là cách hiệu quả để ngăn ngừa sỏi tái phát.