Skip to main content

7/10 bệnh nhân Covid tử vong có bệnh nền suy thận: Suy thận nguy hiểm thế nào?

0
Cập nhật lần cuối: 08/08/2020

Tính đến ngày 8/8/2020, Việt Nam ghi nhận 10 ca mắc Covid tử vong. Điểm chung của các trường hợp này đều có bệnh lý nền và phần lớn trong số đó mắc suy thận, đang phải chạy thận. Vậy, suy thận nguy hiểm thế nào và nó có phải nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho các bệnh nhân mắc Covid? 

Thận có vai trò gì?

Trong cơ thể con người, thận có vai trò rất quan trọng, bao gồm loại bỏ các chất thừa, chất thải trong máu cũng như kiểm soát một số chức năng khác của cơ thể. Cụ thể, khi thận khoẻ mạnh sẽ đảm bảo:

  • Duy trì sự cân bằng nước, nồng độ các chất khoảng (muối, chất điện giải) trong máu;
  • Loại bỏ chất thải từ máu, hoạt động cơ bắp, tiếp xúc với hoá chất;
  • Giúp điều chỉnh huyết áp;
  • Kích thích sản xuất tế bào hồng cầu;
  • Sản xuất một dạng hoạt động của vitamin D hỗ trợ phát triển xương; 

Vì vậy, nếu bị suy thận, mọi chức năng của bộ phận này đều giảm khiến dịch, chất thải, chất độc… tích luỹ trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, suy thận có thể khiến thận dừng hoạt động và bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. 

Phụ thuộc vào nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, suy thận được chia ra là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Vậy 2 thể bệnh này có gì khác nhau và suy thận nguy hiểm thế nào?

Suy thận cấp tính 

Suy thận cấp được chẩn đoán khi 2 quả thận đột ngột dừng làm việc. Và có 3 nguyên nhân gây ra vấn đề này:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận khi cơ thể gặp chấn thương gây mất máu nặng;
  • Tổn thương thận do sốc vì nhiễm trùng nghiêm trọng; bị ảnh hưởng do thuốc hoặc chất động; biến chứng thai kỳ như sản giật và tiền sản giật;
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu do mất nước nghiêm; sỏi kẹt trong niệu đạo; bệnh lý phì tuyến tiền liệt…

Dấu hiệu suy thận cấp:

  • Triệu chứng ban đầu: Bệnh nhân tiểu ít hoặc gần như không có;
  • Triệu chứng nặng: Bệnh nhân nôn mửa, ăn không ngon; mất ngủ; mất kiểm soát về tinh thần; huyết áp bất thường; tím – bầm cơ thể không rõ nguyên nhân. 

Suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính được chẩn đoán khi 2 quả thận bất thường kéo dài hơn 3 tháng. Thể bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh nhân có thể không có triệu chứng rõ ràng, đến khi bệnh có triệu chứng nhận biết được cũng là lúc không thể khắc phục được. 

Suy thận mạn tính thường gặp ở những trường hợp:

  • Tiểu đường: Hàm lượng đường trong máu quá cao, về lâu dài sẽ làm hại thận;
  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp không kiểm soát sẽ gây áp lực trong cầu thận, làm giảm mức lọc cầu thận;
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu do mắc lupus, HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C;
  • Viêm nhiễm khuẩn thận, đường tiết niệu nhiều lần khiến các tổ chức kẽ thận bị xơ hoá, lâu dài gây suy giảm chức năng thận.
  • Tiếp xúc, sử dụng lâu dài một số loại thuốc hoặc hoá chất gây hại;
  • Bị dị tật đường tiết niệu như tắc, nghẽn tiết niệu bẩm sinh;
  • Bị thận đa nang, u nang tích dịch trong thận theo thời gian. 

Dấu hiệu suy thận mạn:

  • Thông thường, suy thận mạn tính ít có triệu chứng và diễn biến rất âm thầm;
  • Đến khi bệnh trở nặng, bệnh nhân suy thận mạn mới gặp các trường hợp: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; mệt mỏi; ngứa, nổi ban; đau cơ xương; rối loạn tâm thần nhẹ;

Chính vì vậy, chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người nên chủ động tầm soát các bệnh lý liên quan đến thận. Nhất là khi, bệnh lý về thận luôn diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. 

Với bệnh nhân Covid-19: Suy thận nguy hiểm thế nào 

Theo nguyên tắc, khi bệnh nhân bị suy thận nặng thì chức năng của thận suy yếu và ảnh hưởng tổng thể sức khoẻ toàn diện. Đặc biệt, sức đề kháng của bệnh nhân suy thận nói riêng, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền mạn tính nói chung đều suy yếu. Khi này, hệ thống đề kháng phòng ngự không còn đủ bảo vệ cơ thể bởi các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh lý nền nhiễm Covid-19 thường phải đối mặt nhiều nguy cơ hơn và việc điều trị cũng sẽ phức tạp hơn.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đang triển khai chương trình Khám miễn phí với chuyên gia, tầm soát sỏi thận chỉ với gói ưu đãi 499.000 VNĐ. Chương trình chỉ còn kéo dài đến 28/08/2020. Để tìm hiểu thêm về chương trình, khách hàng có thể truy cập tại đây hoặc đăng ký theo form sau.  

Mọi chi tiết xin liên hệ 1900. 2345. 29.  

Địa điểm: Bệnh viện đa khoa Hà Nội (29 Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Website: https://benhvienhanoi.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHN/

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận