Skip to main content

Tiêm thuốc kích trứng có mệt không? Lưu ý khi tiêm thuốc kích trứng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

0
Cập nhật lần cuối: 24/03/2025
Tiêm thuốc kích trứng có mệt không? Lưu ý khi tiêm thuốc kích trứng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Tiêm thuốc kích trứng có mệt không? Lưu ý khi tiêm thuốc kích trứng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Đối với chị em gặp khó khăn khi rụng trứng, tiêm thuốc kích trứng được xem là giải pháp quan trọng nhằm tăng tỉ lệ điều trị thành công. Tuy nhiên, liệu tiêm thuốc kích trứng có mệt không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc và cung cấp thông tin chi tiết về quy trình, lưu khi tiêm thuốc kích trứng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.

Tiêm thuốc kích trứng là gì?

Buồng trứng là một cơ quan quan trọng trong hệ sinh sản nữ giới, có nhiệm vụ sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục (estrogen, progesterone). Mỗi phụ nữ sinh ra với khoảng 1-2 triệu nang trứng, nhưng chỉ khoảng 400-500 trứng trưởng thành trong suốt cuộc đời, chủ yếu trong độ tuổi sinh sản. Đối với những người phụ nữ có số lượng hay chất lượng trứng đủ tiêu chuẩn để mang thai tự nhiên, sử dụng thuốc kích trứng được xem là biện pháp hỗ trợ đắc lực. Tiêm thuốc kích trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc chứa hormone sinh dục (FSH, LH hoặc HCG) để kích thích buồng trứng phát triển và rụng trứng.

Từ những năm đầu của ngành nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sinh sản, vào giữa những năm 90, một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc điều trị cho cả phụ nữ đang rụng trứng bằng thuốc kích trứng có thể mang lại những hy vọng về mang thai. Những phụ nữ bị “vô sinh không rõ nguyên nhân” này có thể có những khiếm khuyết nhỏ trong quá trình rụng trứng và thuốc có thể khiến hai đến ba quả trứng trưởng thành, thay vì chỉ một quả. Do đó, phương pháp điều trị này giúp cải thiện chất lượng và số lượng rụng trứng, do đó nâng cao tỷ lệ mang thai. [1]

Theo thống kê từ Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), có khoảng 10-15% các cặp vợ chồng trên thế giới gặp phải vấn đề vô sinh hiếm muộn, trong đó, rối loạn rụng trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), 25 – 30% phụ nữ vô sinh gặp vấn đề về rụng trứng. Vô sinh là gì?

Các loại thuốc kích trứng phổ biến

  • Gonadotropin: Thường chứa FSH hoặc kết hợp FSH và LH, giúp kích thích nhiều nang trứng phát triển đồng thời.
  • Clomiphene Citrate (Clomid): Thuốc uống giúp kích thích buồng trứng hoạt động mạnh hơn.
  • HCG (Human Chorionic Gonadotropin): Dùng để kích thích trứng rụng khi nang trứng đã đạt kích thước tối ưu.

Đối tượng tiêm thuốc kích trứng

Tiêm thuốc kích trứng thường được chỉ định cho:

  1. Phụ nữ rối loạn rụng trứng: Chiếm khoảng 25% các trường hợp vô sinh nữ, nguyên nhân phổ biến bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và suy buồng trứng sớm.
  2. Các cặp vợ chồng hiếm muộn: Không tìm ra nguyên nhân rõ ràng sau khi đã kiểm tra sức khỏe sinh sản.
  3. Trường hợp chuẩn bị IVF: Khi cần tăng số lượng trứng để tiến hành chọc hút và tạo phôi trong phòng thí nghiệm.
  4. Phụ nữ lớn tuổi: Khi dự trữ buồng trứng suy giảm, cần hỗ trợ để kích thích trứng rụng.

Trong những trường hợp này, tiêm thuốc kích trứng là giải pháp cần thiết giúp buồng trứng hoạt động mạnh hơn, sản sinh nhiều nang trứng hơn. Điều này không chỉ làm tăng khả năng rụng trứng mà còn cải thiện đáng kể cơ hội thụ thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đang trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản như IUI hoặc IVF.

Quy trình tiêm thuốc kích trứng tại Bệnh viện đa khoa Hà Nội

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, khi tiến hành tiêm thuốc kích trứng các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn kĩ càng về các bước tiêm cũng như canh giờ và một số lưu ý trước và sau khi tiêm. Dưới đây là giải thích chi tiết từng bước, đặc biệt nhấn mạnh vào bước 3 – Tiêm thuốc kích trứng:

1. Đánh giá sức khỏe sinh sản ban đầu

Trước khi bắt đầu tiêm thuốc kích trứng, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra sau như siêu âm buồng trứng, xét nghiệm hormone để xem có chỉ số nào bất thường không, và một số yếu tố di truyền hay tiền sử y khoa bao gồm các bệnh lý liên quan đến buồng trứng và tử cung. Mục đích là để xác định tình trạng sức khỏe sinh sản của bệnh nhân, từ đó có thể lựa chọn phác đồ kích trứng phù hợp nhất.

2. Lập phác đồ điều trị cá nhân hóa

Sau khi đánh giá, bác sĩ chủ trị sẽ thiết kế phác đồ kích trứng dựa trên:

  • Tuổi tác
  • Chỉ số AMH và FSH.
  • Lịch sử mang thai (có từng kích trứng trước đây hay không).
  • Loại thuốc kích trứng phù hợp

3. Tiêm thuốc kích trứng

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình kích trứng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn tiêm thuốc đúng cách, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

a. Bác sĩ chỉ định lịch tiêm thuốc

  • Thời gian tiêm: Thông thường, thuốc kích trứng được tiêm trong khoảng 10-14 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Số lượng mũi tiêm mỗi ngày: 1-2 mũi, tùy thuộc vào loại thuốc và phác đồ điều trị.
  • Thời điểm tiêm: Nên tiêm thuốc vào một khung giờ cố định mỗi ngày (ví dụ: 7-9 giờ sáng) để đảm bảo nồng độ hormone ổn định trong cơ thể.

b. Hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng

Tiêm kích trứng gần như không gây đau đớn
Tiêm kích trứng gần như không gây đau đớn

Nếu tiêm tại nhà, các bác sĩ và điều dưỡng sẽ cung cấp một số dụng và đưa ra lời hướng dẫn đầy đủ, chuẩn xác nhất cho bệnh nhân, cụ thể như sau:

  1. Chuẩn bị dụng cụ:
  • Thuốc kích trứng (dạng lọ bột pha tiêm hoặc bút tiêm sẵn).
  • Kim tiêm, bông gòn, cồn sát khuẩn.
  • Ống tiêm pha thuốc (nếu cần).
  1. Rửa tay sạch sẽ:
  • Rửa tay bằng xà phòng và sát khuẩn trước khi chuẩn bị thuốc.
  1. Pha thuốc:
  • Với thuốc dạng bột: Hòa tan bột thuốc bằng dung môi đi kèm (nước muối sinh lý hoặc dung dịch pha tiêm).
  • Với bút tiêm: Điều chỉnh liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  1. Chọn vị trí tiêm:
  • Vị trí thường tiêm: Phần mỡ bụng dưới rốn (cách rốn 2-3cm) hoặc mặt trước của đùi.
  • Làm sạch vùng da tiêm bằng cồn sát khuẩn.
  1. Kỹ thuật tiêm:
  • Kéo nhẹ da ở vị trí tiêm để tạo bề mặt phẳng.
  • Đưa kim vào da ở góc 90 độ (nếu tiêm bụng) hoặc góc 45 độ (nếu tiêm đùi).
  • Tiêm thuốc từ từ để giảm đau.
  1. Sau khi tiêm:
  • Rút kim ra nhẹ nhàng và ấn bông gòn vào vị trí tiêm để cầm máu.
  • Bỏ kim và dụng cụ tiêm vào hộp đựng rác y tế chuyên dụng.

c. Nếu tiêm tại bệnh viện:

  • Bệnh nhân chỉ cần đến khoa hỗ trợ sinh sản hoặc phòng tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội theo lịch hẹn.
  • Điều dưỡng hoặc bác sĩ sẽ thực hiện việc tiêm với đầy đủ dụng cụ và môi trường vô trùng.

d. Lưu ý quan trọng:

  • Báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường sau tiêm như đau nhiều, sưng đỏ tại chỗ tiêm, hoặc phản ứng dị ứng.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc lịch tiêm.

4. Theo dõi sự phát triển của nang trứng

Sau mỗi 2-3 ngày, bác sĩ sẽ hẹn các chị em đến Bệnh viện siêu âm để kiểm tra kích thước và số lượng nang trứng.

  • Mục tiêu: Nang trứng đạt kích thước lý tưởng từ 18-22mm trước khi tiêm thuốc rụng trứng.
  • Điều chỉnh tiên lượng đơn thuốc: Bác sĩ có thể tăng hoặc giảm liều lượng dựa trên phản ứng của buồng trứng.

5. Kích thích rụng trứng

Khi nang trứng đã trưởng thành, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm HCG (Human Chorionic Gonadotropin) để kích thích rụng trứng.

  • Thời gian tiêm HCG thường là 36-40 giờ trước khi lấy trứng (trong IVF) hoặc trước giao hợp/thụ tinh nhân tạo (IUI).

Quy trình tiêm thuốc kích trứng yêu cầu sự kiên nhẫn, chính xác và tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, giai đoạn tiêm thuốc là bước nền tảng, quyết định hiệu quả của toàn bộ quá trình hỗ trợ sinh sản.

Tiêm thuốc kích trứng có tác dụng phụ gì?

Thuốc kích trứng được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của nang trứng, tăng cơ hội rụng trứng và thụ thai. Tuy nhiên, do tác động mạnh đến buồng trứng và hormone, tiêm thuốc kích trứng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, căng tức vùng bụng dưới. Ở một số ít trường hợp chuyển biến nặng, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc hội chứng đa nang buồng trứng hay xoắn buồng trứng, nhưng tỉ lệ vô cùng thấp.

Tiêm thuốc kích trứng có mệt không?

Nhiều phụ nữ thắc mắc liệu quá trình tiêm thuốc kích trứng có gây mệt mỏi không. Câu trả lời là có thể, nhưng mức độ mệt mỏi phụ thuộc vào cơ địa của từng người và phác đồ điều trị.

Một số nguyên nhân gây mệt mỏi có thể bao gồm:

  • Thay đổi hormone: Việc kích thích buồng trứng khiến nồng độ estrogen tăng cao, gây ra cảm giác uể oải và kiệt sức.
  • Tâm lý căng thẳng: Quy trình điều trị hỗ trợ sinh sản có thể tạo ra áp lực tâm lý lớn, khiến người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kích trứng có thể gây đau đầu, buồn nôn hoặc mất ngủ, dẫn đến cảm giác mệt mỏi.

Với phần lớn trường hợp, cảm giác mệt mỏi ở mức nhẹ và không kéo dài. Nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, ví dụ cảm giác mệt mỏi đi kèm với các dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, buồn nôn kéo dài, hoặc khó thở, việc cần làm là thông báo ngay với cơ quan y tế để phát hiện và can thiệp các biện pháp chữa trị kịp thời.

Tiêm thuốc kích trứng có biểu hiện gì?

Các biểu hiện sau khi tiêm thuốc kích trứng có thể khác nhau tùy vào từng người, nhưng những triệu chứng phổ biến bao gồm căng tức vùng bụng dưới, vùng âm đạo tiết dịch cho đến một số biểu hiện cần ngay lập tức đi kiểm tra là chảy máu bất thường hay khó thở, buồn nôn kéo dài trong nhiều ngày.

Những điều nên làm sau khi tiêm thuốc kích trứng

Hậu tiêm thuốc kích trứng, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi từ khó nhận biết đến đáng kể để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và thụ thai. Vì vậy, việc duy trì sức khỏe và chăm sóc bản thân đúng cách có thể giúp tối ưu hiệu quả điều trị trong thời gian sắp tới. Các bác sĩ chỉ ra những việc sau đây sẽ giúp các chị em có được bước đà tốt nhất trước khi tiến hành chuyển phôi theo lịch.

  • Theo dõi cơ thể và tái khám đúng lịch
  • Uống đủ nước và duy trì chế độ ăn lành mạnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh các bài tập cường độ cao
  • Quan hệ tình dục theo hướng dẫn của bác sĩ

Bên cạnh tuân thủ những điều trên, bệnh nhân cũng được khuyên nên tránh tiêm thuốc khác với kê đơn, tự ý điều chỉnh liều lượng hay thời gian tiêm thuốc. Ngoài ra, hạn chế làm công việc nặng nhọc cũng nên được các gia đình chú trọng, tránh những ảnh hưởng không đáng có, làm giảm tỉ lệ đậu thai.

Câu hỏi thường gặp

  1. Tiêm kích trứng thường có biểu hiện gì?

ThS.BS Nguyễn Tiên Phong cho hay, sau khi tiêm thuốc kích trứng, cơ thể phụ nữ ít nhiều cũng sẽ gặp những biểu hiện sau:

  • Căng tức bụng dưới: Đây là dấu hiệu cho thấy nang trứng đang phát triển.
  • Ra nhiều dịch nhầy cổ tử cung: Dịch nhầy sẽ tăng lên để tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng di chuyển và gặp trứng.
  • Đau nhẹ vùng chậu: Một số chị em có thể cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng dưới do trứng lớn lên gây chèn ép buồng trứng.
  • Thay đổi tâm trạng: Việc sử dụng thuốc nội tiết có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến bạn dễ cáu gắt hoặc nhạy cảm hơn bình thường.
  • Ngực căng tức: Hormone tăng cao có thể gây cảm giác căng cứng và nhạy cảm ở vùng ngực.
  1. Sau khi tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì?

Trong một bài báo được đăng tải trên NIH, một số thực phẩm được các chuyên gia tư vấn dành riêng cho người bệnh sau khi trải qua tiêm thuốc kích trứng là:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá hồi, trứng, sữa giúp nang trứng phát triển khỏe mạnh.
  • Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình rụng trứng.
  • Thực phẩm giàu axit folic: Các loại đậu, rau bina, bơ giúp nâng cao chất lượng trứng.
  • Uống đủ nước: 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp giảm nguy cơ quá kích buồng trứng.
  • Tránh đồ ăn chế biến sẵn, dầu mỡ, đồ uống có cồn và caffeine vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố.
  1. Tiêm thuốc kích trứng có hại không, có nguy hiểm không?

Được biết, đây là thủ thuật ít ghi nhận sai sót. Việc tiêm kích trứng không gây hại nếu được thực hiện đúng chỉ định và dưới sự theo dõi kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc không kiểm soát tốt, có thể gây ra các biến chứng như: hội chứng quá kích buồng trứng, rối loạn hormone dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cùng nguy cơ đa thai và biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy cần tuân thủ thật chính xác các bước khi tiêm, hạn chế những biến chứng không mong muốn.

  1. Tiêm thuốc kích trứng bao lâu thì có hiệu quả?

Hiệu quả của thuốc kích trứng phụ thuộc vào từng cá nhân, tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị. Thông thường, sau khoảng 7 – 14 ngày, trứng sẽ phát triển đạt kích thước đủ điều kiện rụng.Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm mũi rụng trứng (hCG) để kích thích trứng rụng đúng thời điểm. Khoảng 36 – 48 giờ sau khi tiêm hCG, trứng sẽ rụng, đây là thời điểm tốt nhất để thụ thai tự nhiên hoặc thực hiện thủ thuật hỗ trợ sinh sản như IVF.

  1. Tiêm thuốc kích trứng có ảnh hưởng gì không?

Tiêm thuốc kích trứng có thể gây ra một số ảnh hưởng tạm thời đến cơ thể như:

Mất cân bằng nội tiết: Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm thuốc.

Tăng nguy cơ quá kích buồng trứng: Nếu liều lượng thuốc không phù hợp, có thể gây sưng đau, căng tức bụng dưới.

Ảnh hưởng tâm lý: Một số người có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng do sự thay đổi hormone.

Nguồn tham khảo:

  1. UCSF Health: https://www.ucsfhealth.org/education/ovulation-induction

NIH, Ovulation Induction Techniques, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK574564/

#tiêm thuốc kích trứng
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận