Skip to main content

Sỏi bàng quang 5mm nguy hiểm không ? Điều trị như thế nào an toàn?

0
Cập nhật lần cuối: 24/03/2025

Nhiều bệnh nhân bị sỏi bàng quang 5mm tưởng rằng sẽ không bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng nếu không được khám và điều trị kịp thời cũng có thể gặp phải các hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn những thông tin về sỏi bàng quang 5mm và cách điều trị sỏi bàng quang an toàn.

Sỏi bàng quang 5mm là to hay nhỏ?

Bàng quang là túi cơ nằm ở vùng hạ vị, khi căng đầy có vùng đáy và vùng đỉnh. Nhiệm vụ của bàng quang là chứa nước tiểu, kìm giữ nước tiểu rồi thoát nước tiểu theo sự điều khiển của não bộ.

Sỏi bàng quang 5mm là kích thước sỏi còn khá nhỏ. Bình thường các trường hợp sỏi bàng quang 7mm, 8mm được xem là kích thước lớn và có thể gây ra nhiều nguy hại với sức khỏe người bệnh. Nhiều bệnh nhân có các dấu hiệu như sỏi mật nên dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán lâm sàng.

Sỏi bàng quang 5mm còn khá nhỏ

Dù vậy khi sỏi 5mm hay 7mm bạn vẫn cần thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ để theo dõi kích thước đồng thời có hướng điều trị kịp thời. Do tốc độ, kích thước sỏi có thể tăng nhanh hơn nếu bạn có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học.

Sỏi bàng quang thường không có dấu hiệu cụ thể. Chỉ khi sỏi ngày càng lớn, kích thích và cản trở nước tiểu lưu thông thì các dấu hiệu bệnh mới rõ ràng hơn. Do đó bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ sớm nhằm phát hiện, điều trị bệnh.

Sỏi thận rơi xuống bàng quang nguy hiểm không?

Sỏi thận rơi xuống bàng quang là hiện tượng các viên sỏi nhỏ ví dụ sỏi bàng quang 5mm có thể đi qua niệu quản, theo dòng nước tiểu từ thận đến bàng quang. Sỏi có thể hình thành ở thận, bể thận hay các vị trí khác nhau tại đường tiết niệu.

Sỏi thận rơi xuống bàng quang cũng rất nguy hiểm cần sớm phát hiện, điều trị kịp thời tránh để xuất hiện biến chứng như:

Viêm bàng quang cấp

Sỏi thận khi rơi xuống bàng quang thường đi qua niệu quản, rơi thẳng xuống cọ xát với niêm mạc, gây nhiễm trùng, viêm loét, chảy máu. Bệnh nhân sẽ thấy tiểu tiện ra máu.

Viêm đường tiết niệu

Sỏi rơi xuống bàng quang có thể làm tắc niệu đạo, tắc niệu quản, ứ đọng nước tiểu tại bàng quang, tạo điều kiện để vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Teo xơ, rò bàng quang

Khi bàng quang bị nhiễm trùng, chảy máu sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh cơ vòng ở cơ quan này. Do đó bàng quang không điều khiển được cơ vòng gây rò nước tiểu, tiểu không tự chủ.

>>> Đọc thêm: 3 triệu chứng sỏi bàng quang điển hình bạn nên biết

Viêm thận

Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất khi sỏi thận rơi xuống bàng quang. Sỏi gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu tại niệu quản, niệu đạo làm dội ngược lên thận. Các vi khuẩn ở nước tiểu xâm nhập vào bên trên đường tiết niệu như đài bể thận, hai quả thận,… Lâu dần có thể gây suy thận, nhiễm trùng máu,…

Điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm

Sỏi bàng quang là hiện tượng bệnh lý khá phổ biến ở những người mắc sỏi thận. Do đó dù là sỏi bàng quang 5mm bạn cũng không được chủ quan mà cần khám chữa thường xuyên để có hướng điều trị thích hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp nào an toàn?

Sỏi bàng quang 5mm có thể khiến nhiều người sợ hãi, lo lắng nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa đây chưa phải kích thước đáng lo ngại. Chỉ khi sỏi bàng quang với kích thước lớn từ 7mm đến 10mm hay to hơn mới cần điều trị khẩn cấp.

Hiện nay có 2 hướng điều trị sỏi bàng quang đó là:

Điều trị nội khoa

Với trường hợp sỏi nhỏ 5mm các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: kháng sinh giúp giảm đau, chống viêm, giãn cơ trơn để sỏi dễ bài tiết ra cùng với nước thải
  • Thuốc tan sỏi: nhóm này kiềm hóa nước tiểu, tăng hiệu quả tan sỏi. Nếu các viên sỏi bàng quang tan nhỏ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài theo đường tiểu.
  • Thuốc giãn cơ trơn làm giảm các cơn co thắt bàng quang, tăng cường hoạt động ở hệ tiết niệu nhằm tống sỏi ra ngoài.
  • Thuốc giảm đau làm giảm đau mỗi lần tiểu tiện.

Tuy nhiên thuốc thường chỉ điều trị triệu chứng và một số trường hợp thuốc không mang tới hiệu quả bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa.

>>> Đọc thêm: Người bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?

Điều trị ngoại khoa

Hiện nay kỹ thuật tán sỏi bàng quang bằng laser đang được ưu tiên áp dụng điều trị cho các trường hợp sỏi bàng quang, sỏi thận hay sỏi tiết niệu.

Trước khi tán sỏi bệnh nhân sẽ được gây tê, phương pháp này thực hiện nội soi niệu đạo rồi phá vỡ sỏi bằng máy bắn tia laser làm vỡ vụn viên sỏi.

Phương pháp tán sỏi nội soi-kỹ thuật mũi nhọn chữa sỏi bàng quang

Kỹ thuật mới này giúp loại bỏ sỏi bàng quang nhanh chóng, ít biến chứng và ít đau đớn nên được ưu tiên sử dụng.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hiện nay ngoài phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser các bác sĩ còn sử dụng cả phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ và nội soi lấy sỏi. Các phương pháp này đều ít xâm lấn nên không gây đau đớn nhiều cho người bệnh, an toàn và điều trị sỏi bàng quang hiệu quả.

Dịch vụ y tế tại bệnh viện luôn đảm bảo làm hài lòng mỗi bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh. Do đó bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm đến khám và điều trị.

Với những thông tin về sỏi bàng quang 5mm trên đây mong rằng có thể phần nào giúp bệnh nhân an tâm hơn. Đồng thời có hướng khám và điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc bệnh. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn, hỗ trợ.

#điều trị sỏi bàng quang#sỏi thận rơi xuống bàng quang#tán sỏi bàng quang bằng laser
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận