Quá trình làm IVF mất bao lâu? Chi tiết các bước làm IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một giải pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có cơ hội trở thành cha mẹ. Tuy nhiên, một trong những băn khoăn lớn nhất của các cặp đôi khi quyết định thực hiện IVF là quá trình làm IVF mất bao lâu và những bước nào cần thực hiện. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian, các giai đoạn cụ thể trong quá trình IVF và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian thực hiện.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì?
Khái niệm và vai trò của phương pháp IVF
IVF (In Vitro Fertilization) là phương pháp hỗ trợ sinh sản trong đó trứng và tinh trùng được thụ tinh trong môi trường phòng thí nghiệm. Sau khi tạo thành phôi, bác sĩ sẽ chọn những phôi khỏe mạnh nhất để cấy vào tử cung, giúp người phụ nữ mang thai một cách tự nhiên. (1)
Ai nên thực hiện IVF?

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiên Phong – Chuyên gia hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội chia sẻ, IVF thường được chỉ định cho các trường hợp:
- Phụ nữ có vòi trứng bị tổn thương hoặc tắc vòi trứng, vòi trứng thông hạn chế
- Nam giới có chất lượng tinh trùng kém hoặc gặp vấn đề về sinh sản
- Cặp vợ chồng hiếm muộn không rõ nguyên nhân
- Những người đã thất bại với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác
>> Đăng kí làm IVF ngay tại bệnh viện Đa Khoa Hà Nội!
Quá trình làm IVF mất bao lâu?
Thời gian làm IVF bao lâu?
Một chu kỳ IVF trung bình kéo dài từ 4 – 6 tuần, bao gồm quá trình kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, thụ tinh, nuôi phôi và chuyển phôi vào tử cung. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm IVF
Thời gian thực hiện IVF có thể thay đổi tùy theo các yếu tố sau:
- Phản ứng của cơ thể với thuốc kích thích trứng: Một số người cần thời gian dài hơn để buồng trứng đáp ứng tốt với thuốc.
- Chất lượng trứng và tinh trùng: Nếu trứng hoặc tinh trùng có vấn đề, cần thời gian bổ sung để cải thiện chất lượng.
- Tình trạng nội mạc tử cung: Nếu nội mạc tử cung không đủ độ dày hoặc không phù hợp, bác sĩ có thể trì hoãn chuyển phôi để đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn.
Quá trình làm thụ tinh ống nghiệm

Bước 1: Thăm khám và đánh giá sức khỏe sinh sản
Trước khi bắt đầu quy trình IVF, cả hai vợ chồng sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu chưa có kết quả thăm khám trước đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Bước 2: Kích thích buồng trứng
Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong khoảng 10 – 12 ngày để giúp nhiều nang noãn phát triển. Trong suốt quá trình này, bác sĩ sẽ theo dõi bằng siêu âm và xét nghiệm máu để kiểm tra sự phát triển của trứng và độ dày của nội mạc tử cung.
Khi các nang trứng đạt kích thước tiêu chuẩn, người vợ sẽ được tiêm một mũi thuốc kích rụng trứng để hỗ trợ trứng trưởng thành hoàn toàn. Việc tiêm thuốc này cần tuân thủ đúng thời gian quy định để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng
Sau khoảng 36 giờ kể từ khi tiêm mũi kích rụng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng qua đường âm đạo. Thủ thuật này diễn ra nhanh chóng, trong khoảng 10 – 15 phút, và được thực hiện dưới gây mê để đảm bảo không gây đau đớn cho người vợ.
Cùng thời điểm đó, người chồng sẽ được lấy mẫu tinh trùng tươi hoặc sử dụng tinh trùng đông lạnh (nếu đã lưu trữ trước đó) để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Sau khi chọc hút trứng, người vợ cần nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện từ 2 – 3 giờ trước khi ra về.
Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm
Trứng và tinh trùng sau khi thu thập sẽ được chuyển vào phòng thí nghiệm để thực hiện thụ tinh. Quá trình nuôi cấy phôi diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày trước khi phôi được chuyển vào tử cung.
Trong giai đoạn này, bác sĩ và chuyên viên phôi học sẽ đánh giá số lượng và chất lượng phôi, sau đó thông báo chi tiết cho bệnh nhân về tình trạng phôi được tạo thành.
Bước 5: Chuyển phôi
Tùy theo tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể thực hiện chuyển phôi tươi ngay sau khi tạo phôi hoặc chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ tiếp theo.
Trước khi chuyển phôi, người vợ sẽ được sử dụng thuốc nội tiết để chuẩn bị lớp niêm mạc tử cung đạt độ dày thích hợp. Khi điều kiện tử cung thuận lợi, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi vào tử cung. Đây là một thủ thuật đơn giản, diễn ra trong khoảng 5 – 10 phút và không gây đau đớn.
Bước 6: Thử thai
Sau 10 – 14 ngày kể từ khi chuyển phôi, người vợ sẽ quay lại bệnh viện để xét nghiệm máu đo nồng độ Beta hCG nhằm xác định kết quả mang thai. Nếu chỉ số Beta hCG > 25 IU/L, có nghĩa là phôi đã làm tổ thành công, báo hiệu một thai kỳ đã bắt đầu.
Làm IVF đau không?
Nhiều người lo lắng liệu quá trình IVF có gây đau đớn không. Trên thực tế, hầu hết các giai đoạn đều ít gây đau ngoại trừ bước tiêu kích trứng hay chọc hút trứng có thể gây cảm giác khó chịu nhẹ. Tuy nhiên, quá trình chọc hút trứng được thực hiện dưới gây tê nên không gây đau đớn nhiều. Chuyển phôi vào tử cung hầu như không gây đau, giống như một thủ thuật đặt mỏ vịt nhẹ nhàng.
Thực hiện IVF tại Trung tâm IVF Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Lựa chọn cơ sở thực hiện IVF là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ thành công. Trung tâm IVF Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tự hào là một trong những địa chỉ uy tín với:
- Đội ngũ bác sĩ hàng đầu: Các chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
- Trang thiết bị hiện đại: Công nghệ tiên tiến giúp nâng cao tỷ lệ thành công khi làm IVF.
- Dịch vụ chăm sóc toàn diện: Hỗ trợ bệnh nhân từ khâu tư vấn, điều trị đến theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi.

Hàng ngàn gia đình đã đón con yêu tại IVF Hà Nội, có thể kể đến gia đình ba Quang – mẹ Hương với chàng hoàng tử vô cùng kháu khỉnh. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, mẹ Hương chật vật tìm kiếm hy vọng mang thai nhưng chỉ dựa vào các bài thuốc dân gian. “Mỗi lần thầy lang kê thuốc mất 12 triệu, nhưng kết quả không như mong đợi,” anh Quang chia sẻ.
Tình cờ biết đến ThS.BS Nguyễn Duy Phương qua TikTok của Trung tâm IVF Hà Nội, họ quyết định từ An Dương, Hải Phòng lên Hà Nội tìm kiếm cơ hội. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Phương, mẹ Hương thu được nhiều phôi khỏe mạnh, chuyển phôi thành công và hạnh phúc đón bé Minh Hiếu chào đời.
Câu hỏi thường gặp
Quá trình cấy IVF diễn ra trong bao lâu?
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Phương khẳng định: Quá trình chuyển phôi IVF chỉ kéo dài khoảng 10 – 15 phút, sau đó bệnh nhân có thể nghỉ ngơi tại bệnh viện và trở về nhà trong cùng ngày.
Quá trình phôi làm tổ sau IVF mất bao lâu?
Sau khi chuyển phôi, phôi sẽ mất khoảng 6 – 10 ngày để bám vào niêm mạc tử cung và phát triển thành thai nhi.
Quá trình kích trứng làm IVF kéo dài bao lâu?
Quá trình kích trứng thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng bệnh nhân.
Ăn gì để bổ trứng trước khi làm IVF?
Một chế độ ăn uống giàu protein, vitamin và khoáng chất sẽ giúp cải thiện chất lượng trứng. Nên bổ sung các thực phẩm như cá hồi, trứng, hạnh nhân, hạt óc chó, rau xanh và thực phẩm giàu axit folic.
Thông qua bài viết, các khách hàng đã có thể trả lời cho câu hỏi: quá trình làm IVF mất bao lâu. Với thời gian thực hiện khá tiết kiệm, hiệu quả mang lại cao, đây là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất, quý khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Chúc các ba mẹ sớm đón tin vui con yêu vào một ngày gần nhất.
- In vitro fertilization (IVF)- https://medlineplus.gov/ency/article/007279.htm#:~:text=In%20vitro%20fertilization%20(IVF)%20is,to%20and%20entered%20the%20egg. – 12/2/2025