Skip to main content

Gout – Nỗi khổ khó chia sẻ

0
Cập nhật lần cuối: 24/03/2025

Bệnh gout (gút) vốn được mệnh danh là căn “bệnh nhà giàu” nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở người trẻ.

Bệnh Gout (Gút) là bệnh gì?

Bệnh gout (thống phong) – một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.

Đặc trưng nhất của bệnh gút là những cơn đau đột ngột điển hình là về đêm gây sưng tấy ở khớp chân, ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay)


Bệnh Gout có nguy hiểm không?

Gout được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị trị kịp thời.

Bệnh gout tái phát

Gout là căn bệnh mạn tính. Nhiều bệnh nhân dù đã điều trị nhưng có thể gặp phải những cơn đau do gout nhiều lần trong 1 năm.

Gout tiến triển

Bệnh gout cấp tình nếu không được điều trị kịp thời thì các tinh thể muối urat sẽ tấn công các khớp và hình thành ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… các hạt tophi. Đây chính là giai đoạn gout mãn tính.

Sỏi thận

Tinh thể urat lắng đọng trong đường tiết niệu của những người bệnh gout, sẽ gây bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout

Bệnh Gout thường xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu, acid uric tạo thành các tinh thể trong khớp. Các tinh thể này gây đau và viêm nhiễm. Acid uric tăng cao trong máu khi cơ thể có quá nhiều acid uric và thận không thải ra được. Những người bệnh nặng hay trải qua phẫu thuật có nguy cơ gia tăng bệnh gout. Một số trường hợp mắc bệnh viêm khớp do gout ngay cả khi có lượng acid uric ở mức bình thường. Hầu hết các trường hợp bị gout do thận thải trừ kém acid uric, rất khó xác định vì sao điều này xảy ra, những vấn đề đặc biệt với thận chưa được tìm thấy.

Yếu tố di truyền, mắc các bệnh như ung thư, các bệnh rối loạn hồng cầu cũng có khuynh hướng sản xuất ra nhiều acid uric. Chế độ ăn nhiều thịt đỏ hay uống nhiều rượu cũng tạo ra nhiều acid uric.

Ở nam giới, acid uric bắt đầu tăng sau tuổi dậy thì. Ở phụ nữ acid uric thường không tăng cho đến tuổi mãn kinh. Chính vì điều này phụ nữ được bảo vệ khỏi bệnh gout cho đến nhiều năm sau mãn kinh. Acid uric tăng cao nhiều năm trước khi bệnh gout phát triển

Mất nước, thuốc lợi tiểu và một số các loại thuốc khác có thể làm gia tăng hay ảnh hưởng đến lượng acid uric trong máu.

Triệu chứng

Có những người có lượng acid uric trong máu tăng trong nhiều năm, nhưng không có triệu chứng. Chỉ có khoảng 10-20 % người có lượng acid uric trong máu tăng có các triệu chứng là:

  • Đau dữ dội, đột ngột từng khớp một.
  • Sưng khớp.
  • Đỏ khớp.

Cơn đau thỉnh thoảng kết hợp với các bệnh lý khác như chấn thương, uống rượu nhiều. Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều ngày hay nhiều tuần. Viêm khớp thường xuất hiện trước khi nốt tophy hay sỏi thận phát triển. Nốt tophy không gây bất kỳ triệu chứng nào trừ khi vỡ và chảy ra, thông thường chúng không đau tùy vị trí, chúng có thể làm giới hạn vận động khớp.

Triệu chứng của sỏi acid uric cũng giống như các loại sỏi khác, chúng gây đau bụng dữ dội, thỉnh thoảng buồn nôn, sốt, đi tiểu có máu.

Không có cách nào chắc chắn để phòng ngừa Gout.Tuy nhiên bạn có thể thực hiện từng bước sau đây để làm giảm nguy cơ tăng acid uric:

  • Ăn chế độ ăn giảm purin và không uống quá nhiều rượu. Những thức ăn chứa nhiều purin bao gồm các loại tạng như gan, lách, cật (thận), tôm, cá mòi, đậu khô.
  • Uống nhiều nước.

—————————————————————

? Website: benhvienhanoi.vn

? Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHN/

? Hotline: 1900 2345 29

? Email: cskh@benhvienhanoi.vn

? Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên – Phạm Đình Hồ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận