Skip to main content

Trữ Phôi / Noãn

Trữ Phôi / Noãn
Hơn 200 chuyên gia bác sĩ đầu ngành
Khám chữa chuyên sâu
Tư vấn trực tiếp 1:1

Trữ Phôi / Noãn
0

    Trong xã hội hiện đại, biện pháp trữ phôi được nhiều phụ nữ ưa chuộng khi có thể chủ động thời gian mang thai. Cùng Bệnh viện Đa khoa Hà Nội khám phá những thông tin quan trọng nhất về dịch vụ trữ phôi/noãn, từ đối tượng phù hợp, quy trình thực hiện, đến tỷ lệ thành công vượt trội.

    Trữ Phôi / Noãn Top Đầu | Bệnh Viện Đa Khoa Hà Nội
    Trữ Phôi / Noãn Top Đầu | Bệnh Viện Đa Khoa Hà Nội

     Trữ đông phôi/noãn là gì?

    Trữ đông phôi là quy trình kỹ thuật lịch sử phôi thai hoặc noãn tại nhiệt độ siêu thấp (âm 196ºC) trong nitơ lỏng, nhằm duy trì tính nguyên vẹn và khả năng sống sau này. Quy trình này được thực hiện trong các trường hợp mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản hoặc tăng cơ hội mang thai thành công trong tương lai.

    PGS. TS Nguyễn Khang Sơn cho biết, theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ phôi thai sống sót sau trữ đông đạt trên 95% nhờ áp dụng công nghệ đông lạnh nhanh vitrification

    Khi nào thì cần thực hiện trữ đông phôi?

    Đối tượng cần thực hiện phương pháp trữ đông phôi thai

    1.    Người trẻ muốn bảo tồn khả năng sinh sản: Phụ nữ trẻ tuổi có kế hoạch sinh con trong tương lai, nhưng hiện tại chưa đủ điều kiện.

    2.    Người chuẩn bị điều trị ung thư: Trữ đông phôi hoặc noãn trước khi bắt đầu các liệu trình điều trị như hoá trị hay xạ trị.

    3.    Các cặp vợ chồng tham gia thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Trường hợp có phôi dư thì trữ để sử dụng trong những lần chuyển phôi sau.

    Phân biệt chuyển phôi tươi và trữ đông phôi

    Tiêu chíChuyển phôi tươiChuyển phôi trữ
    Thời điểm chuyểnNgay sau khi thu hoạch phôiSau khi rã đông phôi
    Tính nguyên vẹnDễ bị tác động từ đối tượngCao nhờ quy trình đông lạnh
    Khả năng thành côngTỷ lệ cao khi niêm mạc tử cung tốtPhụ thuộc vào quy trình rã đông

    Với nhiều bệnh nhân đang thắc mắc nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ đông, ThS.BS Nguyễn Duy Phương cho biết: quyết định lựa chọn giữa 2 phương pháp sẽ do bác sĩ chủ trị dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng bệnh nhân để có thể tư vấn phương pháp chuyển phôi phù hợp. Trên thực tế, theo nhiều nghiên cứu công bố gần đây của NIH (National Institutes of Health), các chuyên gia đã chỉ ra rằng chuyển phôi trữ đông thường đạt tỉ lệ làm cổ và mang thai cao hơn, đặc biệt khuyến khích với những trường hợp tử cung cần thời gian phục hồi sau khi đã kích buồng trứng.

    Lựa chọn phương pháp chuyển phôi cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chủ trị
    Lựa chọn phương pháp chuyển phôi cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chủ trị

    Lựa chọn phương pháp chuyển phôi cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chủ trị

    Chi phí trữ phôi và noãn là bao nhiêu?

    Chi phí trữ phôi và noãn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội dao động tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Theo lời chia sẻ của ông Vũ Quang Tám, Giám đốc Kinh doanh Bệnh viện đa khoa Hà Nội, chi phí trữ phôi/noãn dao động từ 3.500.000 – 4.500.000 VNĐ với thời hạn bảo quản lên đến 6 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi cam kết cung cấp giá cạnh tranh nhất và minh bạch trong từng khâu.

    Trữ đông phôi / noãn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Ưu điểm của phương pháp lưu trữ phôi thai

    • Tỷ lệ bảo tồn cao: Quy trình đông lạnh nhanh giúp giữ nguyên chất lượng phôi/noãn.
    • Tiết kiệm chi phí: Trữ phôi giúp giảm đi nhu cầu thực hiện lại chu kỳ IVF.
    • Thời gian linh hoạt: Người lưu trữ có thể quyết định thời điểm sử dụng phôi phù hợp.

    Sàng lọc phôi trữ đông

    Sàng lọc phôi trữ đông là một quy trình hiện đại được thực hiện trong chu kì IVF, giúp chọn ra những phôi có chất lượng tốt nhất trước khi trữ đông. Một số công nghệ tiên tiến liên quan đến sàng lọc phôi trữ có thể kể đến như PGT-A hay PGT-M với những ưu điểm nổi trội như định lượng bộ nhiễm sắc thể, phát hiện các bất thường di truyền nếu có hoặc các vấn đề về sức khỏe, chất lượng tổng quát của phôi.

    Cụ thể hơn phương pháp này được cho là tạo tiền đề trong việc xác định nhiều chứng rối loạn di truyền: kiểm tra tổng số nhiễm sắc thể để xác định các thể lệch bội như Trisomy 21, còn được gọi là hội chứng Down, cũng như phát hiện sự sắp xếp lại cấu trúc nhiễm sắc thể. Sàng lọc phôi trữ cũng có thể kiểm tra phôi xem có khiếm khuyết gen đơn lẻ hay không, việc này được thực hiện khi thực hiện xét nghiệm đầu vào của cha mẹ trước khi IVF xác định được vấn đề di truyền mà phôi được kiểm tra cụ thể.

    Được biết, tỷ lệ thành công khi sử dụng phôi trữ đã sàng lọc tăng từ 50% lên đến 70%, đặc biệt ở nhóm phụ nữ trên 35 tuổi.  Ngoài ra, phôi trữ đông có thể duy trì chất lượng ổn định ở trong môi trường phòng lab hiện đại lên đến 5-10 năm, giúp bảo toàn tối đa cơ hội làm cha mẹ trong tương lai gần.

    Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi đông

    Theo thống kê, tỷ lệ thành công tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội khi chuyển phôi đông có thể đạt đến 70%, tùy thuộc vào chất lượng phôi, quy trình lưu trữ, và sức khỏe người nhận phôi. Bộ Y tế đã công nhận rằng, phương pháp trữ đông là giải pháp hữu hiệu hàng đầu trong việc giải quyết, điều trị vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam và trên toàn cầu.

    Quy trình chuyển phôi trữ đông theo tiêu chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
    Quy trình chuyển phôi trữ đông theo tiêu chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Tại sao trữ phôi và noãn lại quan trọng?

    Trữ phôi và noãn được coi là bước ngoặt đồng hành cùng sự phát triển công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ là câu trả lời cho những gia đình mong con lâu năm mà còn mở ra cơ hội bảo tồn khả năng sinh sản trước khi gặp những thách thức như tuổi tác, bệnh lý hay sở thích và các nguy cơ sức khỏe khác.

    Lợi ích của trữ phôi và noãn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    1. Đảm bảo chất lượng phôi và noãn

    Bệnh viện Đa khoa Hà Nội sử dụng các thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế trong việc đông lạnh phôi và noãn, đảm bảo môi trường tự nhiên nhất cho phát triển.

    2. Bảo tồn khả năng sinh sản lâu dài

    Trữ phôi và noãn giúp bạn chủ động trong việc làm cha mẹ, nhất là trong những trường hợp cần trị liệu ung thư hay bệnh mãn tính khác.

    3. Tiết kiệm chi phí lâu dài

    So với việc thực hiện lại toàn bộ quy trình thụ tinh trong ống nghiệm, việc sử dụng phôi hoặc noãn đã trữ sẵn giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách.

    Tỷ lệ đón bé thành công bằng phương pháp trữ đông phôi cao đến 70%
    Tỷ lệ đón bé thành công bằng phương pháp trữ đông phôi cao đến 70%

    Quy trình trữ phôi và noãn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Quy trình trữ phôi và noãn đông lạnh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội được thực hiện theo các bước chuẩn hóa như sau:

    1. Tư vấn và kiểm tra sức khỏe sinh sản

    • Ngay khi đến thăm khám, các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ tư vấn cẩn trọng, chi tiết về các quy trình trữ phôi và điều trị IVF, một số lợi ích chính và cảnh báo về các rủi ro có thể gặp phải: phôi bị hỏng, phôi vỡ,…
    • Sau đó, các chuyên gia tiến hành cho kiểm tra các xét nghiệm đầu vào cần thiết như: đánh giá dự trữ buồng trứng, kiểm tra chất lượng tinh trùng của chồng, và một số chỉ số sức khỏe khác để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện trữ đông.

    2. Kích thích buồng trứng (đối với trữ noãn/phôi)

    • Sử dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng phù hợp để thu được số lượng trứng tối ưu.
    • Theo dõi qua siêu âm và xét nghiệm máu để đảm bảo an toàn trong quá trình kích trứng.

    3. Thu thập noãn và thụ tinh (nếu trữ phôi)

    • Trứng được chọc hút từ buồng trứng dưới gây mê nhẹ.
    • Đối với trữ phôi, tinh trùng từ chồng hoặc nguồn hiến tặng sẽ được sử dụng để thụ tinh trong phòng lab.

    4. Đánh giá chất lượng phôi/noãn

    • Trứng và phôi được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện trữ đông tốt nhất.
    • Phôi được nuôi cấy đến ngày 3 hoặc ngày 5/6 trước khi tiến hành đông lạnh.

    5. Đông lạnh bằng kỹ thuật hiện đại

    • Sử dụng kỹ thuật đông lạnh nhanh (vitrification) giúp bảo toàn cấu trúc tế bào và tăng tỷ lệ sống sót khi rã đông.
    • Noãn và phôi được lưu trữ trong các ống chuyên dụng đặt trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196°C.

    6. Lưu trữ trong môi trường đạt chuẩn

    • Phôi và noãn được lưu trữ trong các bình chứa nitơ lỏng chuyên dụng, bảo đảm điều kiện an toàn và kiểm soát nghiêm ngặt.
    • Dữ liệu lưu trữ được ghi nhận chi tiết để đảm bảo quản lý chính xác.
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

    Nên chọn trữ trứng hay trữ phôi trong trường hợp muốn bảo tồn khả năng sinh sản?

    ThS.BS Đỗ Thị Thi – Chuyên gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội chia sẻ rằng việc lựa chọn trữ trứng hay trữ phôi phụ thuộc vào tình trạng cá nhân của khách hàng đó, cụ thể:

    • Trữ trứng: Thích hợp cho phụ nữ độc thân hoặc chưa có kế hoạch mang thai nhưng muốn bảo tồn khả năng sinh sản trước tuổi tác hoặc điều trị y tế như hóa trị, xạ trị.
    • Trữ phôi: Phù hợp với các cặp vợ chồng đã kết hôn và có khả năng kết hợp trứng và tinh trùng ngay. Trữ phôi có tỷ lệ sống sót cao hơn khi rã đông so với trứng.
    Phôi đã trữ đông có sàng lọc được không và có nên sàng lọc trước khi chuyển?

    Phôi đã trữ đông có sàng lọc nếu gia đình có nhu cầu. Cụ thể, phôi đã trữ đông hoàn toàn có khả năng được rã đông để tiến hành thực hiện sàng lọc di truyền. Việc này giúp phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể, tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi và giảm nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, sàng lọc chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ.

    Quy trình rã đông phôi và chuyển phôi trữ đông diễn ra như thế nào?
    1. Rã đông phôi: Phôi được đưa ra khỏi môi trường đông lạnh và làm ấm từ từ để đảm bảo không gây tổn thương tế bào.
    2. Chuẩn bị nội mạc tử cung: Người mẹ được điều chỉnh nội tiết để tạo điều kiện lý tưởng cho phôi làm tổ.
    3. Chuyển phôi: Phôi được đặt vào tử cung bằng ống mềm dưới sự hỗ trợ của siêu âm.
    Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi trữ đông ngày 6 so với các ngày khác?

    Về vấn đề này, Bác sĩ Nội trú Đoàn Phương Thảo cho biết “phôi trữ đông ngày 6 thường có tỷ lệ thành công thấp hơn so với phôi ngày 5, do quá trình phát triển của phôi ngày 6 chậm hơn một chút. Theo nghiên cứu lâm sàng mới nhất, chúng tôi thấy rằng phôi ngày 5 có khả năng làm tổ cao hơn do đã đạt giai đoạn phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, phôi ngày 6 vẫn có khả năng làm tổ nếu đạt chất lượng tốt và nội mạc tử cung được chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo số liệu từ American Society for Reproductive Medicine (2021), tỷ lệ thành công chuyển phôi trữ ngày 6 dao động từ 40-50%, khiêm tốn hơn so với con số 50 – 70% ở phôi ngày 5.

    Phôi rã đông có thể trữ lại được không trong trường hợp chưa sử dụng hết?

    Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Khang Sơn, vị chuyên gia đã dành hàng chục năm nghiên cứu về phôi học, khẳng định rằng một số phôi rã đông có trữ lại được nếu cần thiết và còn nguyên chất lượng. Tuy vậy, bác sĩ cảnh báo việc thực hiện quá trình đông – rã đông nhiều lần có thể ảnh hưởng nhẹ đến chất lượng phôi. Cụ thể hơn, với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, tỷ lệ sống sót sau lần rã đông thứ hai vẫn có thể đạt hơn 85%. Điều này đặc biệt hữu ích nếu gia đình muốn sàng lọc phôi hoặc trì hoãn việc chuyển phôi vì lý do sức khỏe hoặc cá nhân.

    Trữ phôi theo top là gì và tại sao lại quan trọng trong quá trình sinh sản?

    Trữ phôi theo top là việc phân loại và lưu trữ những phôi chất lượng cao nhất (thường gọi là phôi loại A). Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi, giảm số lần chuyển phôi cần thiết và hạn chế nguy cơ mang đa thai.