Skip to main content

Gói Nội Soi Tiêu Hóa – Nội Soi Thực Quản Dạ Dày Tá Tràng

Gói Nội Soi Tiêu Hóa – Nội Soi Thực Quản Dạ Dày Tá Tràng
Hơn 200 chuyên gia bác sĩ đầu ngành
Khám chữa chuyên sâu
Tư vấn trực tiếp 1:1

Gói Nội Soi Tiêu Hóa – Nội Soi Thực Quản Dạ Dày Tá Tràng
0

    Nội soi tiêu hóa là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp kiểm tra các cơ quan thuộc ống tiêu hóa như: thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột non, đại trực tràng. Thủ thuật này giúp bác sĩ nhìn thấy trực tiếp, đánh giá các tổn thương trong đường tiêu hóa một cách chính xác. Đường tiêu hóa được phân thành đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) và đường tiêu hóa dưới (đoạn cuối hồi tràng, đại tràng, trực tràng).

    Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ sử dụng một ống soi mềm quan sát trực tiếp từ thực quản xuống dưới dạ dày và tá tràng. Đầu ống soi có gắn đèn để chiếu sáng đoạn ống tiêu hóa cần khảo sát. Đồng thời, trên đầu ống soi có gắn camera để thu hình ảnh. Những hình ảnh này được đưa về một bộ xử lý và truyền tải trên màn hình có độ phân giải cao và phóng đại hàng trăm lần. Hình ảnh nội soi sẽ được phát trực tiếp trên màn hình để tiện việc quan sát, chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nhờ vậy, các bác sĩ nội soi có thể quan sát rõ các tổn thương ở mô và niêm mạc trong ống tiêu hóa.

    Nội soi là phương pháp tối ưu nhất giúp “vạch trần” các bệnh lý đường tiêu hóa chính xác

    Tại sao nên đi khám nội soi tiêu hóa

    Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp

    Mỗi bệnh tiêu hóa xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, khi gặp vấn đề tiêu hóa bất thường, người bệnh cần theo dõi triệu chứng, thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và điều trị sớm.

    Dưới đây là một số bệnh tiêu hóa thường gặp:

    Viêm dạ dày – ruột

    Viêm dạ dày – ruột là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây nên. Nhiều chủng virus có thể lây lan từ người này sang người khác. Một số triệu chứng thường gặp như: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốt, mệt mỏi,…

    Viêm dạ dày-ruột do virus thường là tình trạng cấp tính, triệu chứng kéo dài dưới một tuần. Nếu tổn thương nghiêm trọng, người bệnh bị mất nước do nôn, tiêu chảy, cần thăm khám và chữa trị sớm để tránh biến chứng nặng hơn.(1)

    Bệnh lý ruột viêm

    Bệnh lý ruột viêm (IBD) là tình trạng viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu. Nguyên nhân chính xác của bệnh tiêu hóa này vẫn chưa được xác định. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm:Đau bụng, tiêu chảy mạn tính, đi đại tiện ra máu, mệt mỏi, sụt cân bất thường,…..

    Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

    Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó tiêu, đi kèm cảm giác nóng rát nhẹ ở vùng ngực. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như sau: Viêm thực quản, Hẹp thực quản, Ung thư thực quản

    Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh tiêu hóa mạn tính xảy ra ở đại tràng. Bệnh lý này có thể không đi kèm bất kỳ dấu hiệu tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, hội chứng ruột kích thích cần được kiểm soát sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Đầy bụng,  đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,….

    Viêm loét dạ dày – tá tràng

    Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) bị loét. Bệnh lý này có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, hình thành lỗ rò trên thành dạ dày hoặc tá tràng, loét các cơ quan lân cận, tắc nghẽn, ngăn thức ăn di chuyển vào tá tràng… Các triệu chứng bệnh bao gồm: Đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng

    Viêm đại tràng

    Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, tác dụng phụ của thuốc, bệnh Crohn, thiếu máu, viêm đại tràng giả mạc. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau: Đau bụng, đi đại tiện liên tục, tiêu chảy, sốt, mất nước,…

    Một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp hiện nay

    Những ai cần đi khám tầm soát ung thư tiêu hóa nội soi tiêu hóa

    Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mang đến lợi ích rất lớn. Thủ thuật được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

    Cần nội soi tiêu hóa nếu có một trong các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý đường tiêu hóa sau đây:

    • Khó nuốt, đau khi nuốt.
    • Ợ chua, ợ nóng.
    • Buồn nôn, nôn.
    • Nôn ra máu.
    • Đau bụng.
    • Khó tiêu, đầy hơi.
    • Thay đổi thói quen đi ngoài.
    • Táo bón hoặc tiêu chảy.
    • Phân có nhầy máu, đi tiêu ra máu.
    • Thiếu máu không rõ nguyên nhân.
    • Sút cân không rõ nguyên nhân.
    • Mất cảm giác thèm ăn.
    • Cảm thấy dễ no dù chỉ ăn ít.

    Cần nội soi dạ dày nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư thực quản, ung thư dạ dày dưới đây:

    • Tất cả đối tượng từ 40-45 tuổi trở đi.
    • Bị nhiễm khuẩn HP.
    • Người bị Barrett thực quản, túi thừa thực quản.
    • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm teo dạ dày, dị sản ruột.
    • Người bị trào ngược dạ dày thực quản lâu năm.
    • Đã từng phẫu thuật cắt dạ dày, có polyp dạ dày.
    • Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia.
    • Chế độ ăn: nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vitamin A, B, C, E, thiếu canxi.

    Cần nội soi đại tràng nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng dưới đây:

    • Trên 45 tuổi.
    • Viêm ruột mạn tính (viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn).
    • Có polyp đại tràng hoặc đã từng phẫu thuật cắt polyp đại tràng.
    • Hội chứng di truyền: hội chứng Lynch, bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình (FAP), hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Gardner.
    • Tiền sử gia đình có người bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng.
    • Béo phì.
    Nội soi không đau giúp tầm soát hiệu quả ung thư đường tiêu hóa

    Gói nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Chi tiết gói khám nội soi tiêu hóa, nội soi thực quản dạ dày tá tràng

    Gói khám Nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội gồm:

    • Khám lâm sàng
    • Chẩn đoán hình ảnh & thăm dò chức năng
    • Test Vi khuẩn HP bấm niêm mạc ( Tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày )
    • Nội soi dạ dày  ( Đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa trên : Thực quản. dạ dày. tá tràng)
    • Nội soi đại tràng ( Đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa dưới: đại tràng. trực tràng)
    • Gây mê dạ dày đại tràng.
    Các danh mục xét nghiệm trong gói khám nội soi tiêu hóa

    Quy trình khám nội soi tiêu hóa bệnh viện đa khoa Hà Nội

    Quy trình khám nội soi gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội được diễn ra như sau:

    Bước 1: Khám lâm sàng, làm hồ sơ trước khi nội soi

    Bước 2: Sử dụng thuốc làm sạch dạ dày, đại tràng

    Bước 3: Gây mê

    Bước 4: Tiến hành nội soi và sinh thiết polyp (nếu có)

    Bước 5: Tỉnh mê, rút đường truyền, nhận đồ ăn nhẹ

    Bước 6: Nhận kết quả từ chuyên gia

    Quy trình nội soi nhanh gọn với quy trình 6 bước

    Những điều cần biết thêm về nội soi tiêu hóa

    Khám nội soi tiêu hóa có đau không

    Có rất nhiều người lo lắng nội soi dạ dày sẽ gây đau nên e ngại không dám thực hiện. Vậy nội soi dạ dày có đau không?

    Với phương pháp nội soi gây mê, người bệnh sẽ tạm thời mất ý thức trong thời gian thực hiện nên sẽ không có cảm giác đau. Sau khoảng thời gian tác dụng của thuốc mê, thường là từ 5 – 15 phút, người bệnh sẽ tỉnh lại như bình thường mà không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.

    Tuy nhiên, trước khi nội soi gây mê, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và không thực hiện cho các trường hợp dị ứng với thành phần thuốc mê hoặc có nguy cơ sốc thuốc. Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải sau khi gây mê như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu,..

    Những lưu ý trước khi nội soi tiêu hóa

    Dưới đây là một số những lưu ý người bệnh cần chú ý trước khi nội soi tiêu hóa

    • Khi thực hiện nội soi dạ dày có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi.
    • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và làm sạch đại tràng trước khi tiến hành kỹ thuật nội soi đại tràng gây mê.
    • Trước khi nội soi, người bệnh lưu ý không sử dụng thức uống có màu (cà phê, nước dâu,….).
    • Thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng,…
    • Những người có bệnh lý kèm theo (như bệnh phổi, bệnh tim mạch,…) cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá trước khi nội soi.
    • Sau khi thực hiện kĩ thuật nội soi gây mê, người bệnh cần ở lại phòng lưu viện cho đến khi thuốc mê tan hết.
    • Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những biểu hiện bất thường của cơ thể như sưng phù và nóng rát họng; đau họng; co thắt, đau bụng,… để được xử kịp thời.

    3 lý do nên chọn Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để thực hiện nội soi tiêu hóa

    Đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu chuyên môn

    Thăm khám hệ tiêu hóa cùng đội ngũ chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội giỏi chuyên môn – giàu kinh nghiệm

    Bs. CKI Phạm Huy Cường

    • Phó giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
    • Chuyên gia tiêu hóa đầu ngành hơn 17 năm kinh nghiệm

    Bs. CKI Nguyễn Nhật Tân

    • Bác sĩ Trung tâm Tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    BS Lý Ngọc Bích

    • Bác sĩ Trung tâm Tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Cơ sở vật chất hiện đại, nâng cấp thường xuyên

    Bệnh viện Đa khoa Hà Nội áp dụng công nghệ nội soi NBI Nhật Bản tiên tiến:

    an toàn – chính xác – chuẩn nhật

    Nội soi tiêu hóa gây mê công nghệ nbi bằng máy olympus cv-190 cho phép nội soi nhuộm ảnh bằng dải tần ánh sáng hẹp (narrow banding imaging). đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư sớm đường tiêu hóa nhiều ưu điểm vượt trội:

    – Hình ảnh hiển thị được phóng đại, rõ nét

    – Nội soi nhuộm ảnh bằng dải tần ánh sáng hẹp (narrow banding imaging)

    – Phát hiện chính xác bệnh lý tiêu hóa

    – Phát hiện sớm ung thư qua hình ảnh nội soi

    – Phương pháp tiên tiến, không đau, không khó chịu

    Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi

    Hiệu quả thăm khám cao với chi phí hợp lý

    Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

    Chi phí nội soi tiêu hóa gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là khoảng từ 1.900.000 đ – 2.500.000 đ. Chi phí này chưa áp dụng BHYT cũng như các chương trình ưu đãi hiện có tại bệnh viện.

    Để biết chính xác về chi phí phải chi trả cho dịch vụ khám nội soi đường ruột, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 0981500770 của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để được tư vấn chi tiết.

    Trên đây là các thông tin về vai trò, các bước thực hiện và các lưu ý khi nội soi tiêu hóa. Hãy nội soi ngay khi có các triệu chứng bất thường hoặc chủ động nội soi định kỳ để kiểm soát tốt nhất sức khoẻ dạ dày – đại tràng.

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

    Nội soi tiêu hóa có đau không và quy trình diễn ra như thế nào?
    • Nội soi tiêu hóa gây mê, người bệnh sẽ không cảm giác đau đớn. 
    • Quy trình khám nội soi gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội được diễn ra như sau: 
    • Bước 1: Khám lâm sàng, làm hồ sơ trước khi nội soi
    • Bước 2: Sử dụng thuốc làm sạch dạ dày, đại tràng
    • Bước 3: Gây mê
    • Bước 4: Tiến hành nội soi và sinh thiết polyp (nếu có)
    • Bước 5: Tỉnh mê, rút đường truyền, nhận đồ ăn nhẹ
    • Bước 6: Nhận kết quả từ chuyên gia
    Khi nào cần nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng để tầm soát ung thư?
    • Người có các triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng, nuốt nghẹn, nuốt khó, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nôn máu., đại tiện phân máu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa,…
    • Người có nguy cơ cao:

    – Tiền sử gia đình có polyp dạ dày, ung thư: dạ dày, thực quản, gan, tụy, tá tràng; barrett thực quản

    – Người bệnh có tiền sử polyp dạ dày, u thực quản, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày – hành tá tràng- tá tràng, HP dương tính, xơ gan, nghiện rượu, nghiện thuốc lá…

    –  Người khoẻ mạnh tầm soát ung thư dạ dày 1-2 năm/ lần từ 40 tuổi

    Nội soi đường tiêu hóa có cần gây mê không?

    Nội soi tiêu hóa nên gây mê:

    • Bác sĩ nội soi kĩ, quan sát tổn thương tốt hơn, tránh bỏ sót ( nếu soi không gây mê, người bệnh kích thích khó quan sát kĩ,…)
    • Người bệnh cảm thấy thỏa mái: Không thấy đau đớn, khó chịu
    • Thuận tiện nếu có can thiệp: cắt polyp, sinh thiết,….
    Khám nội soi tiêu hóa có nguy cơ gì không?

    Nội soi tiêu hóa có nguy cơ, tuy nhiên tỷ lệ xảy ra nguy cơ tai biến rất thấp

    • Nguy cơ nội soi:

    – Nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu dây soi không đảm bảo

    – Chảy máu nếu có can thiệp sinh thiết, cắt polyp,…

    – Đau chướng bụng do Bs bơm hơi quá nhiều

    • Nguy cơ gây mê

    – Tác dụng phụ dùng thuốc mê: mệt mỏi, nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt….

    – Dị ứng thuốc mê ( rất hiếm)

    Tầm soát ung thư dạ dày có phát hiện các bệnh lý khác không?

    Nội soi dạ dày ngoài tầm soát ung thư còn có thể phát hiện các bệnh lý về thực quản, dạ dày, tá tràng, hành tá tràng: Trào ngược dạ dày- thực quản, barrett thực quản, u thực quản, polyp dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng- tá tràng, vi khuẩn HP,….

    Nội soi tầm soát ung thư dạ dày có cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện?
    • Nhịn ăn từ 6-8h trước nội soi.
    • Dừng thuốc: thuốc giảm acid, đông máu,… ( nếu cần)
    • Chế độ ăn, sinh hoạt trước nội soi: ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, tránh ăn thực phẩm đầy hơi, khó tiêu
    • Thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình
    • Chuẩn bị tâm lý, tinh thần thỏa mái,…