Skip to main content

Khâu Eo Cổ Tử Cung Dự Phòng Sinh Non

Khâu Eo Cổ Tử Cung Dự Phòng Sinh Non
Hơn 200 chuyên gia bác sĩ đầu ngành
Khám chữa chuyên sâu
Tư vấn trực tiếp 1:1

Khâu Eo Cổ Tử Cung Dự Phòng Sinh Non
5/5 (1)

    Khâu eo cổ tử cung được xem là “bước bảo vệ” quan trọng trong việc giảm nguy cơ sinh non ở những thai phụ có nguy cơ cao. Phương pháp này không chỉ giúp bảo vệ thai nhi, mà còn đem lại niềm tin và hy vọng cho các gia đình mong con. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về khâu eo cổ tử cung, chú ý quan trọng khi thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. 

    Khâu eo cổ tử cung là gì?

    Khâu eo cổ tử cung (Cervical Cerclage) là một thủ thuật y khoa nhằm tăng cường khả năng giữ thai của cổ tử cung bằng cách sử dụng chỉ khâu vòng quanh khu vực này. Đây là phương pháp giữ cổ tử cung khép kín, tránh những tác động bên ngoài nhằm ngăn ngừa khả năng sinh non do cổ tử cung suy yếu. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non do yếu cổ tử cung, đây là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo để giữ cho thai nhi được an toàn trong tử cung cho đến khi thuận lợi sinh con. Cụ thể, cổ tử cung khép kín giúp thai nhi đang phát triển ở lại bên trong tử cung cho đến khi người mẹ đạt đến tuần thứ 37-38 của thai kỳ. Tỷ lệ thành công có thể lên đến 85 – 90%. 

    Thủ thuật thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định và nguy cơ co bóp tử cung thấp. Với sự tiến bộ của y học, khâu eo cổ tử cung ngày nay được thực hiện an toàn và hiệu quả tại các bệnh viện lớn, trong đó có Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội.

    Tại sao cần khâu eo cổ tử cung?

    Nguyên nhân cần khâu eo cổ tử cung

    • Gen yếu cổ tử cung bẩm sinh: Một số phụ nữ sinh ra với cổ tử cung yếu hoặc ngắn, không đủ sức giữ thai.
    • Tổn thương cổ tử cung: Các thủ thuật trước đây như nạo hút thai, phẫu thuật cắt polyp tử cung hoặc điều trị ung thư cổ tử cung có thể làm cổ tử cung suy yếu.
    • Tiền sử sảy thai hoặc sinh non: Những phụ nữ từng sảy thai ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc sinh non trước tuần thứ 34 có nguy cơ cao gặp vấn đề tương tự ở các thai kỳ sau.
    Với những trường hợp đã gặp khó khăn khi đón con trước đó, việc can thiệp các thủ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tối trong thai kì
    Với những trường hợp đã gặp khó khăn khi đón con trước đó, việc can thiệp các thủ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tối trong thai kì

    Những ai được chỉ định làm thủ thuật khâu eo tử cung?

    Không phải thai phụ nào cũng cần khâu eo cổ tử cung. Các chỉ định cụ thể bao gồm:

    1. Tiền sử sảy thai liên tiếp trong tam cá nguyệt thứ hai.
    2. Cổ tử cung mở sớm ở những lần siêu âm kiểm tra định kỳ.
    3. Mang thai đôi hoặc đa thai có nguy cơ cao bị sinh non.
    4. Các bất thường về cấu trúc cổ tử cung do phẫu thuật hoặc dị tật bẩm sinh.

    Khâu eo cổ tử cung tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội

    Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội được biết đến là địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình khâu eo cổ tử cung an toàn, chính xác và hạn chế tối đa biến chứng.

    Những em bé sinh ra mạnh khỏe, bình an luôn là sứ mệnh cao cả của đội ngũ chuyên gia Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội 
    Những em bé sinh ra mạnh khỏe, bình an luôn là sứ mệnh cao cả của đội ngũ chuyên gia Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội 

    Các phương pháp khâu eo tử cung

    Khâu eo cổ tử cung là kĩ thuật được các chuyên gia điều chỉnh phù hợp với từng phác đồ điều trị, từng trường hợp cụ thể, dựa trên hình dáng và tình trạng của cổ tử cung, đồng thời nguyên nhân gây yếu cổ tử cung. 

    Khâu cổ tử cung thường được thực hiện qua đường âm đạo, có thể kể đến như phương pháp McDonald hay Shikor. Cụ thể như sau: 

    • Phương pháp McDonald: Đây là kĩ thuật khâu phổ biến, được ứng dụng nhất hiện nay nhờ vào tính đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Phương pháp này thường được lựa chọn bởi các thai phụ có chẩn đoán yếu cổ tử cung, không có tổn thương quá nghiêm trọng

    Quy trình thực hiện: 

    1. Các bác sĩ tiến hành khâu vòng quanh cổ tử cung bằng chỉ chuyên dụng 
    2. Lúc khâu sẽ cẩn thận bám sát eo tử cung, đảm bảo buộc chỉ nhẹ nhàng, không gây quá nhiều ma sát nhằm tránh tổn thương mô tử cung
    3. Thời gian trung bình thực hiện trong vòng 15-20 phút
    • Phương pháp Shirodkar: Kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp cổ tử cung thai phụ tổn thương nặng hoặc chiều dài cổ quá ngắn, và không thể thực hiện bằng phương pháp McDonald. 

    Quy trình thực hiện: 

    1. Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường nhỏ ở niêm mạc cổ tử cung, tiếp theo khéo léo luồn chỉ qua vùng mô sâu hơn. 
    2. Đường chỉ được cố định chắc chắn, với mục đích làm giảm nguy cơ kích ứng hoặc nhiễm trùng
    3. Kỹ thuật khâu Shirodkar đòi hỏi phẫu thuật viên có tay nghề thuần thục, thời gian trung bình thực hiện trong khoảng 30-40 phút. 
    • Phương pháp khâu eo cổ tử cung qua đường bụng: Đặc biệt khuyến cáo với bệnh nhân có cổ tử cung bị tổn thương nghiêm trọng, không thể thực hiện với cả 2 phương pháp nêu trên. 

    Quy trình thực hiện: 

    1. Bác sĩ sử dụng kĩ thuật phẫu thuật qua đường bụng (có thể mở ổ bụng hoặc nội soi)
    2. Chỉ khâu được giữ ở vị trí cao trên cổ tử cung, sát với đoạn nối giữa tử cung và cổ tử cung. 
    3. Thông thường, phương pháp này sẽ được thực hiện trước khi tiến hành mang thai hoặc muộn nhất là trước tuần 12 của thai kì.
    Minh họa quá trình khâu eo tử cung bảo vệ thai nhi ở giai đoạn đầu của thai kì 
    Minh họa quá trình khâu eo tử cung bảo vệ thai nhi ở giai đoạn đầu của thai kì 

    Thời điểm thích hợp để tiến hành thủ thuật

    Thủ thuật khâu eo cổ tử cung thường được thực hiện từ tuần thai thứ 12 đến tuần thứ 16, trước khi có dấu hiệu mở cổ tử cung. Trong một số trường hợp khẩn cấp, khâu cổ tử cung vẫn có thể được tiến hành muộn hơn nhưng cần đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa.

    Trước đó, bác sĩ sẽ đánh giá cẩn thận tình trạng của thai phụ, tiến hành siêu âm đo chiều dài cổ tử cung và xem xét tiền sử thai sản để tư vấn phương pháp tối ưu nhất.

    Khâu vòng eo cổ tử cung ở Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hết bao nhiêu tiền?

    Tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội, chi phí khâu eo cổ tử cung dao động từ 10 – 15 triệu đồng, tùy thuộc vào tình trạng thai phụ và phương pháp được sử dụng. Các gói dịch vụ tại đây bao gồm cả chi phí khám tiền phẫu, siêu âm và chăm sóc sau thủ thuật.

    Trung tâm IVF Hà Nội là một trong những địa chỉ đón con yêu uy tín với tỷ lệ thành công lên đến 86% 
    Trung tâm IVF Hà Nội là một trong những địa chỉ đón con yêu uy tín với tỷ lệ thành công lên đến 86% 

    Những lưu ý khi thực hiện phương pháp khâu eo tử cung

    Khâu eo cổ tử cung có đau nhiều không?

    Thủ thuật này được thực hiện dưới gây tê hoặc gây mê, do đó thai phụ không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Sau thủ thuật, có thể xuất hiện cảm giác căng tức nhẹ, nhưng tình trạng này thường giảm dần sau vài ngày.

    Có được quan hệ sau khi khâu eo tử cung?

    Thai phụ được khuyến cáo kiêng quan hệ tình dục sau khi khâu eo cổ tử cung để tránh nguy cơ nhiễm trùng và co bóp tử cung. Thời gian kiêng cụ thể sẽ được bác sĩ tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe và nguy cơ của từng trường hợp.

    Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiến hành thủ thuật

    Sử dụng thuốc: Theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa co bóp tử cung hoặc nhiễm trùng.

    Theo dõi chặt chẽ: Thăm khám định kỳ để kiểm tra vị trí chỉ khâu và tình trạng thai kỳ.

    Nghỉ ngơi: Hạn chế hoạt động nặng, giữ tinh thần thoải mái.

    Khâu eo cổ tử cung là giải pháp quan trọng giúp bảo vệ thai kỳ và giảm nguy cơ sinh non. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ hoặc cần được tư vấn thêm, hãy đến ngay Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia.

    Nguồn tham khảo:

    1. American Pregnancy Association: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cervical-cerclage/

    2. Papaya Asia: https://www.papaya.asia/khau-eo-tu-cung-van-sinh-non

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

    Khâu eo cổ tử cung có ảnh hưởng đến lần mang thai sau không?

    ThS.BS Nguyễn Thị Thu có nhận định rằng chỉ khâu thường được tháo ra trước khi chuyển dạ và không ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần sau.

    Khâu eo cổ tử cung có nguy hiểm không?

    Đề cập đến vấn đề này, Bác sĩ Nội trú Đoàn Phương Thảo có trả lời như mọi thủ thuật y khoa, khâu eo cổ tử cung tiềm ẩn rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu hoặc vỡ ối sớm. Tuy nhiên, khi thực hiện tại các cơ sở uy tín như Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội, nguy cơ này được kiểm soát tốt”.

    Có trường hợp nào không thể khâu eo cổ tử cung không?

    Thai phụ đã vỡ ối, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc cổ tử cung mở quá rộng thường không được khâu eo tử cung vì nguy cơ biến chứng cao.

    Khâu eo cổ tử cung có đi lại được không?

    Sau khi thực hiện thủ thuật khâu eo cổ tử cung, mẹ bầu vẫn có thể đi lại, nhưng cần hạn chế tối đa các hoạt động mạnh hoặc di chuyển quá nhiều. Việc đi lại nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến vết khâu nếu tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

    Khâu eo tử cung có quan hệ được không?

    ThS.BS Nguyễn Văn Long không khuyến khích các gia đình thực hiện quan hệ vợ chồng sau khi khâu eo cổ tử cung thường trong suốt thai kỳ. Điều này nhằm bảo vệ cổ tử cung và giảm nguy cơ nhiễm trùng, co thắt hoặc tác động không mong muốn đến thai nhi.

    Khâu eo tử cung có đau không?

    Khâu eo tử cung thường được thực hiện dưới gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân, vì vậy trong quá trình thủ thuật, mẹ bầu sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành thủ thuật, có thể xuất hiện một số khó chịu nhẹ. Nếu cảm giác đau trở nên nghiêm trọng hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, ra máu hoặc dịch âm đạo có mùi, mẹ bầu cần tái khám ngay để được xử lý kịp thời.