Gói Tầm Soát và Điều Trị Sỏi Tiết Niệu

Các bệnh lý tiết niệu thường bị bỏ qua thời gian vàng điều trị do tâm lý người bệnh ngại đi khám. Phần nhiều người bệnh hiện nay để thời gian ủ bệnh lâu, trong thời gian dài mới đi khám, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Gói khám Sỏi – Tiết niệu là phương án hiệu quả, chi phí ít để tầm soát và quản lý các bệnh lý về đường tiết niệu.
Tầm quan trọng của việc thăm khám và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm khuẩn thận tái phát, là một yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thận. Nam giới cao tuổi có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu.Theo dõi diễn biến của bệnh thận một cách kịp thời; có chế độ ăn uống hợp lý; không uống bia, rượu; không hút thuốc lá; ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả; tránh lao động quá nặng nhọc; phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp phải điều trị và kiểm soát huyết áp; điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế muối; đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.
Khi nào thì cần đi khám sỏi tiết niệu
Khi có những dấu hiệu sau, người bệnh cần nên đi khám sỏi tiết niệu:
- Các cơn đau: Đau lưng bụng hoặc vùng hông. Đau do sỏi thận còn được gọi là cơn đau quặn thận, là một trong những loại đau dữ dội nhất có thể tưởng tượng được, một số người từng bị sỏi thận so sánh cơn đau như việc sinh con hoặc bị dao đâm. Đau quặn thận còn gọi là đau bão thận, xuất hiện khi sỏi làm nghẽn đường tiểu nên nước tiểu không thể thải ra ngoài, gây thận ứ nước. Cơn đau bão thận rất dữ dội, đến bất ngờ và có thể xuất hiện từng đợt không liên tục. Vùng bị đau thường ở lưng dưới và bụng dưới.
- Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít cho mỗi lần. Triệu chứng này xảy ra do sỏi gây tắc nghẽn khiến nước tiểu không thể ra ngoài bình thường.
- Tiểu ra máu đại thể do sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu.
- Tiểu đục hoặc có mùi hôi: do nhiễm khuẩn niệu.
- Tiểu đau hoặc gắt buốt, tiểu ra sỏi
- Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu thận, niệu quản hay niệu đạo bị nhiễm khuẩn, mưng mủ do các vết thương mà sỏi gây ra.
Buồn nôn, nôn mửa thường xuyên do các dây thần kinh giữa thận và dạ dày liên kết với nhau, nên nếu thận có sỏi hoặc tổn thương có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa ở người bệnh.

Các biến chứng của sỏi tiết niệu khi không được điều trị sớm
Rất nhiều biến chứng của bệnh tiết niệu ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể: Viêm nhiễm nam khoa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận, giãn đài bể thận, suy thận, nhiễm trùng máu, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục, tâm lý giảm sút. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc vô sinh – hiếm muộn do nguyên nhân mắc các bệnh đường tiết niệu hiện nay cao hơn các bệnh lý khác.

Điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội
Việc lựa chọn bác sĩ cũng như bệnh viện thực hiện tán sỏi tiết niệu là điều vô cùng quan trọng đối với người bệnh mắc sỏi thận. Những địa chỉ uy tín có trang bị kỹ thuật hiện đại, quy trình thực hiện đạt chuẩn sẽ hạn chế đau đớn. Cũng như biến chứng nguy hiểm cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những địa chỉ uy tín có nhiều năm hoạt động động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người Việt.

Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật sử dụng sóng xung động hoặc laser tác động lên vùng có sỏi từ bên ngoài cơ thể, dựa vào định vị vị trí bằng siêu âm, x- quang. Sóng xuyên qua, truyền trong môi trường nước, hội tụ tại viên sỏi, sỏi sẽ bị tác động và vỡ ra thành mảnh nhỏ. Những mảnh nhỏ đã vỡ này được đẩy ra ngoài cơ thể khi đi tiểu sau khi sử dụng thêm các loại thuốc được kê theo đơn từ bác sĩ.
Phương pháp này được bác sĩ chỉ định chỉ áp dụng với trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 15mm hoặc sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên với kích thước nhỏ hơn 10mm.
Đây là phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu gián tiếp, ít xâm hại, ít đau, bệnh nhân không cần phải gây tê hay gây mê, không có vết mổ, hầu như không đau, thời gian nằm viện ngắn (trung bình 3 ngày), thời gian tán sỏi trung bình 60 phút. Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong những phương pháp tán sỏi tiết niệu mang lại độ an toàn cao cho người bệnh.
Phương pháp nội soi và phẫu thuật
Mổ nội soi sỏi thận là hình thức can thiệp ít xâm lấn trong phẫu thuật sỏi đường tiết niệu, được áp dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Toàn bộ quá trình mổ được thực hiện thông qua các vết rạch rất nhỏ trên bề mặt da để thao tác với phần bên trong cơ thể, dưới sự hướng dẫn của camera và hiển thị trên màn hình máy soi bên ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
- Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp tán sỏi tiết niệu theo đường tự nhiên không can thiệp mổ mở. Bác sĩ sẽ đưa máy nội soi và dây tán laser được đưa “ngược dòng” với đường tiểu: đi từ niệu đạo lên bàng quang, qua niệu quản và tiếp cận sỏi. Tia laser này “bắn phá” làm vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, sau đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài.
- Phương pháp áp dụng lý tưởng cho sỏi niệu quản dưới, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo với độ an toàn cao. Đây là phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu có tỷ lệ sạch sỏi rất cao, đặc biệt với tình trạng sỏi ở vị trí ⅓ dưới hoặc ⅓ giữa niệu quản. Sỏi sau khi được tán vụn sẽ được gắp ra ngoài đồng thời, hạn chế tối đa sót sỏi.
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
- Tán sỏi thận laser qua da là được đánh giá là bước đột phá trong điều trị sỏi thận tiết niệu so với mổ mở truyền thống.Giúp giảm nguy cơ biến chứng so với phẫu thuật mở truyền thống, đồng thời bảo vệ tối đa nhu mô thận.
- Đây là phương pháp tán sỏi an toàn, hiện đại, ít xâm lấn. Chỉ với một đường hầm nhỏ kích thước dưới 5mm chạy từ ngoài da đi vào vị trí có sỏi, bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí sỏi, sử dụng tia laser bắn vỡ và hút rửa sỏi ra ngoài.
- Đặc biệt, năng lượng laser cho phép tán vụn cả sỏi kích thước lớn (>1,5cm) với độ cứng cao, nằm sâu trong đài bể thận, hạn chế tình tối đa trạng sót sỏi.
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
- Phương pháp tán sỏi laser ống mềm cũng tiếp cận đến sỏi thận, sỏi niệu quản trên thông qua đường tự nhiên, người bệnh không phải trải qua bất kỳ sự xâm lấn nào.
- Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống nội soi Olympus cho hình ảnh sắc nét với độ phân giải cao, tia laser có thể tiếp cận chính xác đến vị trí sỏi thận phức tạp nhất. Giúp phá vỡ cấu trúc sỏi và giải phóng toàn bộ sỏi nhanh chóng, và thực hiện bơm rửa đưa vụn sỏi ra ngoài cơ thể.
- Phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi bằng ống mềm phát huy tối đa hiệu quả khi sỏi thận, sỏi bể thận nằm ở vị trí cao, sỏi nằm ở các ngóc ngách ở thận mà ống cứng hay bán cứng trước đây không chạm tới.
- Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân có sỏi gây đau đớn hoặc tắc nghẽn niệu quản, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như tiểu khó hoặc tiểu ra máu bởi giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và tổn thương mô, đồng thời giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và ít đau đớn sau thủ thuật.

Sử dụng thuốc trị sỏi tiết niệu
Các trường hợp sỏi nhỏ, số lượng ít, không có các biến chứng nghiêm trọng, không cần can thiệp khẩn cấp. Các bác sĩ sẽ điều trị sỏi đường tiết niệu bằng các loại thuốc , một số loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu gồm:
- Thuốc giảm đau sỏi niệu quản: Sử dụng các loại chống viêm không steroid.
- Thuốc giãn cơ trơn: Làm giãn cơ trơn niệu quản, giảm cường độ co bóp của cơ trơn niệu quản, từ đó hỗ trợ giảm đau (drotaverin, alverin citrat)
- Thuốc kháng sinh: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt kháng sinh tập trung lên nhu mô thận khi có sỏi nhiễm trùng (sỏi struvite).
- Thuốc hỗ trợ tan sỏi: Tùy theo loại sỏi, các loại thuốc khác nhau sẽ sử dụng các loại thuốc giúp tan sỏi mà phổ biến nhất là sỏi urat và sỏi cystine. Sỏi urat sẽ sử dụng thuốc làm kiềm hóa nước tiểu, trong khi đó, sỏi cystine sẽ được kê thuốc giảm cystine niệu.
- Thuốc lợi tiểu: Bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc lợi tiểu để giúp bệnh nhân tống xuất sỏi dễ dàng hơn qua đường tiểu.
- Thuốc kiềm hóa nước tiểu
- Thuốc làm giảm nồng độ các khoáng chất
- Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Uống nhiều nước: Đây là điều kiện tiên quyết trong điều trị sỏi tiết niệu. Các bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình thải sỏi trong cơ thể.
- Điều chỉnh thực đơn: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân hạn chế một số thực phẩm tùy theo loại sỏi đang mắc. Ví dụ, khi bị sỏi urat, người bệnh cần hạn chế ăn đạm để giảm axit uric trong nước tiểu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị sỏi tiết niệu
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị sỏi tiết niệu mà người bệnh cần quan tâm như:
- Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu: Một số phương pháp điều trị sỏi tiết niệu có thể không hoàn toàn xử lý triệt để sỏi như tán sỏi ngoài da hay điều trị nội khoa.
- Nguy cơ tái phát: Tỷ lệ tái phát của sỏi tiết niệu rất cao, có thể dao động từ 21%-52% . Vì thế nếu người bệnh không phát hiện sớm, điều trị kịp thì sỏi có thể tiếp tục hình thành và gây ra biến chứng.
- Thói quen sinh hoạt: Người bị sỏi tiết niệu cần uống đủ nước, ăn ít đạm, không sử dụng bia rượu, hạn chế ăn thực phẩm có chất gây sỏi…
- Trình trạng bệnh: Nếu người bệnh đang mắc bệnh nền khác có thể ảnh hưởng đến việc điều trị sỏi thì khó có thể thực hiện điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp phẫu thuật mở.
Quy trình thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội
Khám sỏi thận được thực hiện theo quy trình khoa học. Đây là bước đầu tiên mang tính chất chất quyết định giúp bệnh nhân hiểu rõ sỏi thận là gì và chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng. Đây là thao tác cực kỳ quan trọng giúp bác sĩ xác định được phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
Chuẩn bị trước khi khám
Chuẩn bị gì trước khi tán sỏi thận? Trước khi tới bệnh viện thăm khám người bệnh cần phải chuẩn bị đầy đủ một số vật dụng và ổn định tâm lý. Chuẩn bị chu đáo sẽ giúp người bệnh chủ động và nắm rõ được tình trạng bệnh của mình.
- Chuẩn bị giấy tờ, đặc biệt là bệnh án nếu như trước đó đã từng đi thăm khám.
- Nhịn ăn, nhịn tiểu nếu bác sĩ đã yêu cầu trong lần khám trước.
- Chuẩn bị tâm lý thỏa mái, bình tĩnh.
- Tuyệt đối không uống các loại đồ uống có cồn và chất kích thích trước giờ thăm khám.
- Chuẩn bị sẵn chi phí khám và điều trị.
Hỏi thăm tình trạng sức khỏe
Bác sĩ hỏi thăm các dấu hiệu mà người bệnh thường gặp phải, các triệu chứng này mức độ và tần suất ra sao, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh….Sau đó sẽ tiến hành một số thao tác kiểm tra trực tiếp trên cơ thể người bệnh như: sờ vùng thận, ấn nhẹ trên bụng, gõ bụng, kiểm tra qua ống nghe….
Khám lâm sàng
Sau khi thăm hỏi những dấu hiệu cơ bản mà người bệnh đang gặp phải. Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện khám lâm sàng bệnh. Đây là một thao tác giúp bác sĩ nắm được toàn bộ bệnh sử và các dấu hiệu cụ thể của từng người bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám:
Các dấu hiệu thận to, hay chạm thận khi sỏi thận ứ nước.
- Dấu hiệu phù, hay tiểu ít do suy thận.
- Kiểm tra khối vùng thận, hay sẹo mổ tiết niệu cũ.
- Khám một số các bệnh lý toàn thân khác trên cơ thể bệnh nhân.
Khám cận lâm sàng
Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cận lâm sàng. Đây là bước cuối cùng giúp bác sĩ xác định được các phương pháp tán sỏi thận phù hợp và hiệu quả nhất. Thao tác khám cận lâm sàng cụ thể là:
- Siêu âm: người bệnh cần phải nhịn tiểu để thực hiện siêu âm. Qua đó xác định được sỏi thận và sỏi bàng quang vị trí, kích thước của chúng như thế nào. Phương pháp nào điều trị hiệu quả.
- Chụp X-quang xác định sỏi cản quang
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu
- Chụp cắt lớp vi tính.,…
Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số các xét nghiệm cần thiết.

Ưu điểm của gói khám và điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội
Gói Khám Sàng Lọc Tiết Niệu – Sỏi Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội được ra đời với nhiều tiện ích, bao gồm:
- Được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
- Thực hiện các dịch vụ chụp Xquang và siêu âm chẩn đoán.
- Phát hiện sớm các bệnh về tiết niệu, sỏi và được tư vấn điều trị kịp thời.

Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội có trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiện nghi và khang trang. Các thiết bị đều được nhập khẩu quốc tế tại các quốc gia có nền y tế hiện đại, bậc nhất như: Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… đảm bảo chất lượng y tế vượt trội. Đặc biệt là máy siêu âm thế hệ mới hỗ trợ xác định sỏi chính xác. Chính vì vậy, các hoạt động thăm khám và điều trị đều được đảm bảo trong thời gian nhanh chóng hiệu quả tối ưu.
Cơ sở vật chất được nâng cấp không ngừng
Hệ thống cơ sở vật chất của bệnh viện được đầu tư nâng cấp không ngừng. Với hệ thống các phòng khám, phòng điều trị, phòng bệnh cho người nhà và bệnh nhân hiện đại. Tất cả các phòng đều có đầy đủ trang thiết bị. Giúp bệnh nhân an tâm và thoải mái khi điều trị.
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đều là những người có kiến thức chuyên môn sâu, dày kinh nghiệm. Các bác sĩ đều có thời gian công tác tại các bệnh viện lớn hàng đầu của cả nước như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết Trung ương…. Trong đó, GS. TS. BS Cao Cấp Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, Giám đốc chuyên môn BVĐK Hà Nội, hàng chục năm kinh nghiệm về khám chữa bệnh lý tiết niệu.
Thời gian khám và điều trị linh hoạt cho người bệnh
Bệnh viện thăm khám từ thứ 2-7 hàng tuần. Điều trị cho bệnh nhân tất cả các ngày trong tuần. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
Thủ tục thăm khám nhanh gọn, chuyên nghiệp
Bệnh viện đa khoa Hà Nội có hỗ trợ đăng ký thông tin qua hệ thống thông tin hiện đại. Các thông tin cá nhân sẽ được cập nhật và chuyển qua các phòng một cách nhanh nhất. Giúp người bệnh chủ động và tiết kiệm thời gian tối ưu khi tới thăm khám và điều trị.
Chi phí điều trị phù hợp với từng người bệnh
Chi phí điều trị tại bệnh viện phù hợp với từng bệnh và đối tượng người bệnh. Bệnh viện hiện có hỗ trợ thanh toán theo Bảo hiểm y tế. Góp phần san sẻ phần nào chi phí điều trị với người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng bảo lãnh viện phí đối với các bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm nhân thọ liên kết với bệnh viện.
Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, tận tình
Đội ngũ nhân viên tư vấn của bệnh viện sẽ hỗ trợ đón tiếp bệnh nhân ngay khi tới bệnh viện. Người bệnh khi có bất cứ thắc mắc nào đều được giải đáp một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Người bệnh đang mắc nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bệnh lý đường tiết niệu có thể liên hệ với Hotline của Bệnh viện ĐK Hà Nội 0981 500 770 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc, đặt lịch và nhận ưu đãi.
Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
Hiện y học có 4 cách điều trị sỏi tiết niệu bao gồm tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể và mổ mở lấy sỏi. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tùy theo tình trạng, vị trí sỏi. Nếu sỏi nhỏ, không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa với các loại thuốc giúp làm tan và hỗ trợ tống xuất sỏi ra khỏi cơ thể thay vì điều trị ngoại khoa.
Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể: Không thực hiện phẫu thuật mở nên hạn chế được các biến chứng sau mổ; Khắc phục được hiện tượng sót sỏi; Ít gây tổn hại đến thận vì ảnh hưởng của tán sỏi ngoài cơ thể tới chức năng thận chỉ có tỷ lệ dưới 1%.
Việc sỏi thận có tự hết không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước viên sỏi, vị trí… Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu của sỏi thận, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Đối với những trường hợp sỏi ít, kích thước nhỏ, thuốc trị sỏi có thể giúp làm tan sỏi thận hoàn toàn.
Uống đủ nước là phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu phổ biến, đơn giản và hiệu quả nhất. Uống đủ nước giúp hòa tan các chất tạo sỏi và đẩy sỏi ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Các nhóm thuốc phổ biến được dùng trong điều trị sỏi tiết niệu gồm: Thuốc giảm đau, Thuốc kháng sinh, Thuốc giãn cơ trơn, Thuốc tan sỏi, Thuốc lợi tiểu. (Cần lưu ý, các loại thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.)
