Gói Tầm Soát Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp đứng hàng đầu trong số các bệnh lý ung thư nội tiết. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam khoảng 9/1, tuy nhiên ung thư tuyến giáp vẫn gặp ở nam giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng, nếu không được chẩn đoán sớm và loại bỏ kịp thời thì các tế bào ác tính có nguy cơ di căn tới các cơ quan khác trên cơ thể, gây nguy cơ tử vong.
Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư tuyến giáp
Hiểu về căn bệnh ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, phía trước khí quản, gồm hai thùy hình cánh bướm và nối với nhau bằng eo tuyến giáp. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ iốt để tổng hợp và tiết ra các hormon tuyến giáp, ảnh hưởng đến trao đổi chất cơ bản, nhịp tim và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp là tình trạng các tế bào phát triển và có những biến đổi bất thường. Đây là một loại ung thư phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở người già và có nguy cơ cao hơn ở phụ nữ so với nam giới. Dựa vào thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng 33.000 phụ nữ và 12.000 nam giới mắc bệnh ung thư tuyến giáp mỗi năm, và khoảng 1.100 phụ nữ và 950 nam giới tử vong vì loại bệnh này.
Có nên tầm soát ung thư tuyến giáp không?
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ gần khí quản, có vai trò sản xuất hormone kiểm soát nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Nó cũng giúp điều hòa lượng canxi trong máu.
Ung thư tuyến giáp phổ biến nhất ở người từ 45-54 tuổi, đặc biệt là phụ nữ từ 20-34 tuổi, với nguy cơ mắc cao gấp ba lần nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, não và nhiều cơ quan khác. Trong bốn dạng ung thư tuyến giáp, loại không biệt hóa là nguy hiểm nhất và khó điều trị. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dù số ca mắc ung thư tuyến giáp tăng trong 40 năm qua, tỷ lệ tử vong vẫn ổn định hoặc giảm nhẹ nhờ phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Gói tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Tầm soát ung thư tuyến giáp là các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, qua đó tìm kiếm được sự hiện diện của các tế bào ung thư khi chưa xuất hiện các triệu chứng trên cơ thể. Nói một cách khác, tầm soát ung thư sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh ung thư từ đó điều trị bệnh dễ dàng, hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn.
Các hạng mục thăm khám trong gói tầm soát ung thư tuyến giáp
Gói khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội gồm:
- Khám nội tổng quát
- Siêu âm tuyến giáp
- Định lượng FT3 (Free Triiodothyronine) [máu]
- Định lượng FT4 (Free Thyroxine) [máu]
- Định lượng TSH (Thyroid Stimulating hormone) [máu]
- Định lượng Tg (Thyroglobulin) [máu]

Chỉ số tầm soát ung thư tuyến giáp
Các chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh tuyến giáp
- Xét nghiệm TSH: Là xét nghiệm để kiểm tra hormone tuyến yên, có vai trò kích thích tuyến giáp là TSH. Chỉ số tiêu chuẩn của TSH là từ 0.27 – 4.20 uU/mL.
- Xét nghiệm Thyroxine (T4): Kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra lượng thyroxin và đánh giá tuyến giáp có đang hoạt động bình thường hay không. Chỉ số tiêu chuẩn của T4 toàn phần là nằm trong khoảng từ 66 – 181 nmol/L. Chỉ số T4 tự do(FT4) là từ 12 – 22 pmol/L.
- Xét nghiệm Triiodothyronine (T3): Được thực hiện với mục đích kiểm tra lượng Triiodothyronine trong máu và sản sinh hoạt động. Giá trị tiêu chuẩn của T3 toàn phần ở mức 1.3 đến 3.1 nmol/L. Chỉ số T3 tự do(FT3) là ở mức 3.1 – 6.8 pmol/L.
- Xét nghiệm kháng thể Thyroid peroxidase (TPO Ab): Nếu cơ thể xuất hiện kháng thể này thì bạn đã mắc phải bệnh tuyến giáp tự miễn.
- Xét nghiệm Thyroglobulin (Tg): Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có TG thì đây chính là một dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư tuyến giáp.
- Để có được những chẩn đoán chính xác về bệnh ung thư tuyến giáp, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm kết hợp với một số phương pháp sau:
– Siêu âm vùng cổ để đánh giá vị trí cũng như kích thước khối u.
– Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ và tiến hành sinh thiết tìm tế bào ung thư.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng cổ: Phương pháp này sẽ đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u tuyến giáp.
– Sinh thiết tức thì trong mổ: Đối với một số trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ nhân giáp hay 1 thùy giáp ngay khi đang phẫu thuật và tiến hành xét nghiệm mô bệnh học ngay lập tức. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ hướng xử trí phù hợp với người bệnh.
– Chỉ điểm sinh học: Để theo dõi hiệu quả của phác đồ điều trị và tiên lượng sau điều trị.

Chi phí tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội rơi vào khoảng từ 1.200.000 đ – 1.600.000 đ.
Ngoài ra bệnh viện còn xây dựng các gói tầm soát ung thư toàn diện từ cơ bản, nâng cao đến VIP với chi phí từ 3.200.000 đ – 27.500.000 đ giúp phát hiện và chẩn đoán được các mầm mống bệnh ngay từ giai đoạn sớm một cách nhanh chóng và chính xác. Gói khám đa dạng, phù hợp với từng nhu cầu và đối tượng khác nhau.
Quy trình tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Quy trình khám và xét nghiệm
Khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại bệnh viện đa khoa hà nội được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân, bao gồm các triệu chứng liên quan đến tuyến giáp như sốt, đau đầu, đau cổ, khó thở, chán ăn, mệt mỏi và đầy hơi. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về lịch sử bệnh của bệnh nhân và lịch sử bệnh tật trong gia đình, bao gồm các bệnh liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và tiểu đường.
Bước 2: Xét nghiệm máu
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, vì vậy, việc đầu tiên là kiểm tra chức năng của nó thông qua đo nồng độ của các hormon tuyến giáp, cung cấp các chỉ số TSH, T4 và T3. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng tuyến giáp hoạt động dưới hoạt động bình thường và tình trạng tuyến giáp bất thường.
Bước 3: Siêu âm tuyến giáp
Qua siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước, hình dạng, cấu trúc của tuyến giáp, kiểm tra có sự tồn tại của các khối u hay không, bao gồm cả u đặc và u nang. Bác sĩ sẽ siêu âm cả hai thùy và nang giáp một cách cẩn thận và mô tả kết quả cho bệnh nhân. Siêu âm có vai trò giúp bác sĩ tiên lượng và đưa ra các gợi ý chẩn đoán chính xác bệnh.
Bước 4: Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA)
Sinh thiết tuyến giáp: khi sinh thiết, bác sĩ lấy ra mảnh mô nhỏ để kiểm tra tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim tiêm nhỏ để chọc vào khối u đó. Trong trường hợp khối u nhỏ, siêu âm sẽ được sử dụng để hướng dẫn đường đi của kim tiêm, nhằm đảm bảo kim tiêm vào vị trí nghi ngờ nhất để lấy mẫu tế bào. Sau đó, mẫu tế bào này sẽ được thực hiện giải phẫu bệnh để xác định chính xác có tình trạng biến đổi của tế bào ung thư hay không.
Bước 5: Tư vấn 1:1 với chuyên gia Tư vấn chi tiết, tỉ mỉ điều trị với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Hà Nội về hướng điều trị ung thư tuyến giáp.

Thời gian thực hiện và nhận kết quả
Để trả lời cho câu hỏi tầm soát ung thư tuyến giáp mất bao lâu có kết quả thì cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như thời gian thực hiện xét nghiệm FNA có thể cho ra kết quả khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng, còn đối với sinh thiết lạnh có thể là 30 phút.
Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội hiện có đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực quá trình thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Vì thế mà thời gian thăm khám được rút ngắn lại. Từ khi tiến hành khám tới có kết quả khoảng 2-3h.
Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội hiện có dịch vụ trả kết quả online qua zalo hoặc qua email, điện thoại thông báo. Vì thế người bệnh sẽ không mất thời gian chờ đợi kết quả. Sau khi có kết quả khám, nếu có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ ung thư, bệnh viện sẽ liên hệ hẹn người bệnh tới tư vấn điều trị với bác sĩ chuyên gia của bệnh viện.
Những ai nên đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh không chừa bất cứ một ai, vì thế mỗi cá nhân đều nên tự chủ động đi tầm soát sớm. Dưới đây là một số những trường hợp mà người bệnh cần đi tầm soát ung thư ngay nếu không muốn bệnh trở nặng:
- Phụ nữ trên 25 tuổi cần đi tầm soát ung thư theo định kỳ đầy đủ và thường xuyên.
- Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao khi ngoài 40 tuổi.
- Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt.
- Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.
- Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như FAP, MEN II, Cowden, ung thư biểu mô tuyến giáp,…
- Có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt – khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,…
- Từng phải chiếu/ xạ và đầu hoặc cổ khi còn nhỏ hoặc thuộc lứa tuổi thanh – thiếu niên.
- Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

Những triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến giáp
- Khàn tiếng
- Nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản
- Khó thở khi u xâm lấn vào khí quản
- Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương…
v…v…
Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp đoạn đầu thường không có triệu chứng gì. Cách tốt nhất để phát hiện và ngăn chặn ung thư tuyến giáp ngay từ khi mới xuất hiện là đi tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ.
Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội – địa chỉ uy tín khám tầm soát ung thư tuyến giáp
Thấu hiểu tâm lý người bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội chúng tôi đã cung cấp các gói tầm soát ung thư tuyến giáp cho cả nam và nữ, với những liệu pháp khám và chữa bệnh với chi phí phải chăng. Người bệnh có lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp cho mình. Với các phương pháp điều trị tùy theo thể trạng, người bệnh sẽ phải nghe theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
- Đa dạng danh mục khám chữa bệnh, đáp ứng mọi nhu cầu
- Chi phí hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng
- Sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo bài bản
- Trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất theo chuẩn quốc tế
- Không gian thăm khám lý tưởng, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn 5*
- Dịch vụ tận tâm chu đáo như người nhà
Với gói tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội,chúng tôi cung cấp liệu trình kiểm tra chức năng tuyến giáp và sàng lọc để có thể phát hiện các thể bệnh của ung thư tuyến giáp như: Suy giáp, viêm tuyến giáp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp,… từ đó các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội – Khám với chuyên gia – Tận tâm như người nhà
- Địa chỉ: số 29 Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hotline: 0981 500 770
Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
- Cần nên tầm soát định kỳ hàng năm để phát hiện sớm.
- Định lượng FT3 (Free Triiodothyronine) [máu]
- Định lượng FT4 (Free Thyroxine) [máu]
- Định lượng TSH (Thyroid Stimulating hormone) [máu]
- Định lượng Tg (Thyroglobulin) [máu]
- Khi bác sĩ, phát hiện ra khối u và nghi ngờ khối u tuyến giáp là ác tính
Tầm soát ung thư tuyến giáp có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn nào?
- Tầm soát ung thư tuyến giáp có thể giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm
Thông thường K giáp ít khi ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của tuyến giáp. Nên các hormon giáp FT3, FT4, TSH thường ít bị thay đổi. Việc kiểm tra hormon giáp ngoài việc đánh giá tình trạng nội tiết của tuyến giáp thì cũng phục vụ cho việc đảm bảo an toàn cho các quá trình cần can thiệp cho người bệnh để làm rõ hơn tình trạng bệnh hoặc điều trị ( như chọc FNA tuyến giáp, hút tiêm cồn nang, tiêm cồn điều trị nhân giáp,…)
Thường ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm sẽ không có triệu chứng gì đặc hiệu, nên cần đi kiểm tra sớm và định kỳ ít nhất mỗi năm/ lần để phát hiện các bất thường về mặt hình thái tại tuyến giáp. Những người có tiền sử gia đình nguy cơ cao có thể đi kiểm tra định kỳ sớm hơn.
Hiện tại gói tầm soát chưa có gồm dịch vụ FNA
Ngoài xét nghiệm máu, trong tầm soát ung thư tuyến giáp còn có siêu âm tuyến giáp, chụp CT,…
