Gói Tầm Soát Ung Thư Tiêu Hoá Ung Thư Dạ Dày

Ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam. Ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu vì thế bệnh thường được phát hiện khi đã tiến triển đến giai đoạn trễ, gây khó khăn trong quá trình điều trị mà không mang lại hiệu quả cao.
Theo số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IACR), Việt Nam ghi nhận 182.563 ca mắc ung thư mới trong năm 2020, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ đáng kể. Vậy nên việc tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh sớm là đặc biệt quan trọng.
Tại sao nên đi khám tầm soát ung thư tiêu hóa
Theo như số liệu thống kê cho thấy ung thư tiêu hoá là bệnh lý không thể chủ quan:
- Có 70% người Việt bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) – đây cũng là một trong những thủ phạm chính gây các bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
- Có hơn 80% người phát hiện bị ung thư đại tràng thì đã ở giai đoạn muộn và tỉ lệ tử vong lên tới 70%.
Ung thư dạ dày và Ung thư đại tràng đang là một trong 5 bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam. Những triệu chứng sớm của ung thư dạ dày và đại tràng thường không có nhiều khác biệt với bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng. Nguyên nhân hàng đầu là những người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Tầm soát ung thư tiêu hóa chính là “chìa khóa vàng” đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Bởi nó giúp phát hiện sớm tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khối u ngay khi còn nhỏ, thậm chí là chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào. Từ đó, điều trị kịp thời, nhanh chóng, gia tăng cơ hội khỏi bệnh, kéo dài được tuổi thọ cho bệnh nhân.

Các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa không chỉ là một bệnh lý mà là một nhóm các bệnh ung thư khác nhau liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Các bệnh ung thư về đường tiêu hóa phổ biến như:
- Ung thư dạ dày
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư vòm họng
- Ung thư thực quản
- Ung thư khoang miệng
- Ung thư ruột non
- Ung thư hậu môn
Trên đây là các loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Khám sàng lọc ung thư đường tiêu hoá là biện pháp khoa học và hiệu quả để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng) và đưa ra phác đồ điều trị tốt.
Những ai cần đi khám tầm soát ung thư tiêu hóa
Theo các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo, độ tuổi nên đi tầm soát ung thư tiêu hóa dao động từ 40 – 45 tuổi. Nhưng hiện nay, xu hướng mắc ung thư tiêu hóa ở người trẻ đang càng trở nên phổ biến hơn. Vì thế, khi bước sang tuổi 30, bạn cũng có thể bắt đầu thực hiện khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa.
Nhất là với các đối tượng sau có khả năng mắc ung thư đường tiêu hóa cao thì nên đi khám thường xuyên:
- Người có tiền sử trong gia đình mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
- Có chỉ số khối u ung thư cao một cách bất thường.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó nuốt.
- Có thay đổi trong thói quen đi đại tiện.
- Phân có máu, bất thường.
- Sút cân không rõ nguyên nhân,….

Gói tầm soát ung thư tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Chi tiết gói tầm soát ung thư tiêu hóa
Gói khám Tầm soát ung thư dạ dày & Đại tràng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội gồm:
- Khám lâm sàng
- Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư đường tiêu hóa (CEA)
- Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư dạ dày (CA 72.4)
- Xét nghiệm thời gian prothrombin(PT: Prothrombin Time) bằng máy tự động
- Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) bằng máy tự động
- Định lượng Fibrinogen phương pháp Clauss- phương pháp trực tiếp. bằng máy tự động
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (27 thông số) ( Đánh giá các bệnh lý về máu như: thiếu máu. viêm nhiễm….)
- Test Vi khuẩn HP bấm niêm mạc ( Tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày )
- Nội soi dạ dày ( Đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa trên : Thực quản. dạ dày. tá tràng)
- Nội soi đại tràng ( Đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa dưới: đại tràng. trực tràng)
- Gây mê dạ dày đại tràng

Chi phí khám tầm soát ung thư tiêu hóa tại bệnh viện Đa Khoa Hà Nội
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, chi phí tầm soát ung thư tiêu hóa dao động từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng, tùy vào dịch vụ cụ thể. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói tầm soát ung thư toàn diện, từ gói cơ bản, nâng cao đến VIP, với mức giá từ 3.200.000 – 27.500.000 đồng.
Các gói tầm soát được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân, giúp phát hiện sớm các bệnh lý ung thư tiêu hóa và nâng cao hiệu quả điều trị.
Quy trình tầm soát ung thư tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Gói sàng lọc ung thư đường tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại tràng) của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để đem lại kết quả chính xác nhất có thể. Cụ thể, gói sàng lọc ung thư đường tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại tràng) bao gồm:
Bước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư đường tiêu hóa (CEA)
- Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư dạ dày (CA 72.4)
- Xét nghiệm thời gian prothrombin(PT: Prothrombin Time) bằng máy tự động
- Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) bằng máy tự động
- Định lượng Fibrinogen phương pháp Clauss- phương pháp trực tiếp. bằng máy tự động
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (27 thông số) ( Đánh giá các bệnh lý về máu như: thiếu máu. viêm nhiễm….)
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh & thăm dò chức năng như:
- Test Vi khuẩn HP bấm niêm mạc ( Tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày )
- Nội soi dạ dày ( Đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa trên : Thực quản. dạ dày. tá tràng)
- Nội soi đại tràng ( Đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa dưới: đại tràng. trực tràng)
- Gây mê dạ dày đại tràng
Bước 4: Nhận kết quả, tư vấn chi tiết, tỉ mỉ sau khám cùng chuyên gia. Sau khi thăm khám, nếu trường hợp khỏe mạnh, nguy cơ thấp, khách hàng sẽ được chỉ định theo dõi, nhắc nhở và thực hiện kiểm tra định kỳ.

Những điều cần biết thêm về tầm soát ung thư đường tiêu hoá
Khám nội soi tiêu hóa có đau không
Có rất nhiều người lo lắng nội soi dạ dày sẽ gây đau nên e ngại không dám thực hiện. Vậy nội soi dạ dày có đau không?
Với phương pháp nội soi gây mê, người bệnh sẽ tạm thời mất ý thức trong thời gian thực hiện nên sẽ không có cảm giác đau. Sau khoảng thời gian tác dụng của thuốc mê, thường là từ 5 – 15 phút, người bệnh sẽ tỉnh lại như bình thường mà không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.
Tuy nhiên, trước khi nội soi gây mê, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và không thực hiện cho các trường hợp dị ứng với thành phần thuốc mê hoặc có nguy cơ sốc thuốc. Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải sau khi gây mê như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu,..
Những lưu ý trước khi khám tầm soát ung thư, nội soi tiêu hóa
Dưới đây là một số những lưu ý người bệnh cần chú ý trước khi nội soi tiêu hóa
- Khi thực hiện nội soi dạ dày có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi.
- Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và làm sạch đại tràng trước khi tiến hành kỹ thuật nội soi đại tràng gây mê.
- Trước khi nội soi, người bệnh lưu ý không sử dụng thức uống có màu (cà phê, nước dâu,….).
- Thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng,…
- Những người có bệnh lý kèm theo (như bệnh phổi, bệnh tim mạch,…) cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá trước khi nội soi.
- Sau khi thực hiện kĩ thuật nội soi gây mê, người bệnh cần ở lại phòng lưu viện cho đến khi thuốc mê tan hết.
- Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những biểu hiện bất thường của cơ thể như sưng phù và nóng rát họng; đau họng; co thắt, đau bụng,… để được xử kịp thời.
3 lý do nên chọn Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để thực hiện tầm soát ung thư tiêu hoá
Đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu chuyên môn
Thăm khám hệ tiêu hóa cùng đội ngũ chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội giỏi chuyên môn – giàu kinh nghiệm. Điển hình như:
Bs. CKI Phạm Huy Cường
- Phó giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
- Chuyên gia tiêu hóa đầu ngành hơn 17 năm kinh nghiệm
Bs. CKI Nguyễn Nhật Tân
- Bác sĩ Trung tâm Tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
BS Lý Ngọc Bích
- Bác sĩ Trung tâm Tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Cơ sở vật chất hiện đại, nâng cấp thường xuyên
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội áp dụng công nghệ nội soi NBI Nhật Bản tiên tiến:
an toàn – chính xác – chuẩn nhật
Nội soi tiêu hóa gây mê công nghệ nbi bằng máy olympus cv-190 cho phép nội soi nhuộm ảnh bằng dải tần ánh sáng hẹp (narrow banding imaging). đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư sớm đường tiêu hóa nhiều ưu điểm vượt trội:
– Hình ảnh hiển thị được phóng đại, rõ nét
– Nội soi nhuộm ảnh bằng dải tần ánh sáng hẹp (narrow banding imaging)
– Phát hiện chính xác bệnh lý tiêu hóa
– Phát hiện sớm ung thư qua hình ảnh nội soi
– Phương pháp tiên tiến, không đau, không khó chịu
Hiệu quả thăm khám cao với chi phí hợp lý
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội – địa chỉ thăm khám tin cậy của toàn dân
- Đa dạng danh mục khám chữa bệnh, đáp ứng mọi nhu cầu
- Chi phí hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng
- Sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo bài bản
- Trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất theo chuẩn quốc tế
- Không gian thăm khám lý tưởng, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn 5*
- Dịch vụ tận tâm chu đáo như người nhà
Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
- Tầm soát ung thư thực quản, dạ dày: Nội soi thực quản- dạ dày -tá tràng
- Tầm soát ung thư đại tràng: Nội soi đại trực tràng
- Tầm soát ung thư gan, tụy,…: Siêu âm ổ bụng, siêu âm đàn hồi gan, XN máu tầm soát viêm gan B,C,…
Nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày chỉ mang tính chất tham khảo, không phải phương pháp tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư dạ dày
Nội soi dạ dày 1-2 năm/ lần, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần
- Chẩn đoán ung thư: Mức độ CEA trong máu có thể cao có thể gợi ý một số loại ung thư, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chỉ số CEA có thể tăng cao ở người bị ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tụy, ung thư dạ dày, v.v.
- Theo dõi điều trị: CEA được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị ung thư. Nếu mức CEA giảm sau khi điều trị (như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị), điều này có thể cho thấy điều trị đang hiệu quả. Ngược lại, nếu mức CEA tăng lên sau điều trị, có thể có sự tái phát của ung thư.
- Xác định mức độ tiến triển của bệnh: CEA có thể giúp các bác sĩ xác định mức độ lan rộng hoặc tái phát của ung thư trong cơ thể.
- Người có các triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng, đại tiện phân dê, phân nhầy máu, giảm cân không rõ nguyên nhân,….
- Người có yếu tố nguy cơ cao: Tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng, hoặc có bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,…
- Người khỏe mạnh ( không có tiền sử, nguy cơ): Tầm soát ung thư đại tràng từ 40 tuổi
