Skip to main content

Chuyển Phôi Tươi IVF

Chuyển Phôi Tươi IVF
Hơn 200 chuyên gia bác sĩ đầu ngành
Khám chữa chuyên sâu
Tư vấn trực tiếp 1:1

Chuyển Phôi Tươi IVF
0

    Chuyển phôi tươi là gì?

    ThS.BS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc Trung tâm IVF Hà Nội diễn giải “chuyển phôi tươi là một giai đoạn trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), trong đó phôi được chuyển trực tiếp vào tử cung người mẹ ngay trong chu kỳ kích thích buồng trứng mà không qua giai đoạn đông lạnh. Quá trình này thường diễn ra sau khi trứng được lấy ra từ buồng trứng, thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm, và nuôi cấy phôi trong 2-5 ngày. Khi nội mạc tử cung sẵn sàng, phôi tươi sẽ được chuyển vào tử cung để làm tổ.”Có thể nói rằng, chuyển phôi tươi được là phương pháp tốt, mang lại hiệu quả tích cực và là một bước quan trọng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), được vô vàn chuyên gia hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới đánh giá cao và áp dụng rộng rãi về hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân có sức khỏe ổn định và không gặp các biến chứng như quá kích buồng trứng. Điều này có thể giải thích việc toàn bộ chu trình IVF phụ thuộc vào việc đặt phôi vào vị trí thích hợp gần giữa khoang nội mạc tử cung đảm bảo giảm thiểu nguy cơ chấn thương và thao tác nhất

    chuyển phôi tươi
    chuyển phôi tươi

    Ưu điểm của chuyển phôi tươi:

    Chuyển phôi tươi được nhiều chuyên gia hỗ trợ sinh sản đánh giá cao vì những tính chất nổi trội như sau:

    • Rút ngắn thời gian điều trị: Sau nuôi cấy phôi, quá trình chuyển phôi tươi vào tử cung sẽ được thực hiện ngay sau đó trong chu kì điều trị. Đây là phương pháp đặc biệt hữu ích cho những cặp vợ chồng mong muốn có con nhanh chóng khi nội mạc tử cung đã đạt yêu cầu
    • Giảm thiểu chi phí: Với việc không phát sinh chi phí bảo quản và rã đông phôi, việc chuyển phôi tươi giúp các gia đình tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. 

    Tăng cơ hội thành công: Theo một nghiên cứu lâm sàng của Fertility and Sterility (2021), phương pháp chuyển phôi tươi ghi nhận đạt tỉ lệ thành công cao vượt trội từ 40-50% ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Khi chất lượng phôi được kiểm soát trong môi trường ổn định, phôi tươi giúp tăng khả năng làm tổ thành công.

    Phân biệt chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ (đông lạnh)

    phôi trữ vs phôi tươi
    phôi trữ vs phôi tươi

    Chuyển phôi tươi (Fresh Embryo Transfer – FET)

    • Phôi được chuyển vào tử cung trong vòng 3-5 ngày sau khi thực hiện thủ thuật chọc hút trứng trong chu kỳ IVF 
    • Quy trình diễn ra đồng thời trong điều trị Thụ tinh ống nghiệm, không qua giai đoạn đông lạnh phôi
    • Thường áp dụng khi cơ thể bệnh nhân và nội mạc tử cung đã đạt độ dày lý tưởng, sẵn sàng chuyển phôi. 

    Chuyển phôi lạnh (Frozen Embryo Transfer – FrET)

    • Phôi được đông lạnh và lưu trữ trong phòng lab chuyên dụng để sử dụng trong tương lai. 
    • Quy trình chuyển phôi diễn ra trong một chu kì IVF, nhưng sau khi phôi được rã đông và tử cung được chuẩn bị kỹ lưỡng. 
    • Thích hợp khi bệnh nhân có nhiều phôi dư hoặc cơ thể người đó cần thời gian hồi phục sau kích thích buồng trứng.

    1. Kết quả mang thai

    • Một nghiên cứu của Bệnh viện Đại học John Hopkins cho thấy tỷ lệ mang đa thai cao hơn, đặc biệt khi thực hiện chuyển đồng thời nhiều phôi trong một lần. 
    • Nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non cao hơn so với chuyển phôi trữ đông. 
    • Trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh thường có cân nặng lúc sinh cao hơn và nguy cơ sinh non thấp hơn.

    2. Chi phí

    • Bệnh nhân thực hiện chuyển phôi tươi sẽ tiết kiệm chi phí hơn do không cần chi trả thêm phí đông lạnh hoặc lưu trữ phôi tại Bệnh viện. 
    • Chuyển phôi đông lạnh yêu cầu phát sinh thêm chi phí cho quá trình đông lạnh, lưu trữ và rã đông phôi. 
    • Trung bình, chi phí chuyển phôi ở Bệnh viện Đa khoa Hà Nội sẽ rơi vào khoảng 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ tùy vào dịch vụ chuyển phôi. 

    3. Rủi ro và biến chứng của FET và FrET

    Chuyển phôi tươi: 

    • Nguy cơ xuất hiện hội chứng quá kích buồng trứng: Xảy ra khi buồng trứng phản ứng quá mức với thuốc kích thích, dẫn đến sưng lớn và tích tụ dịch. Bệnh lý này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nội mạc tử cung, làm giảm khả năng làm tổ của phôi. 1
    • Mất cân bằng Hormone: Trong chu kỳ chuyển phôi tươi, lượng hormone cao do kích thích buồng trứng có thể làm nội mạc tử cung kém lý tưởng, khiến việc phôi làm tổ trở nên khó khả thi hơn.
    • Chuyển nhiều phôi tươi trong cùng một chu kỳ tăng nguy cơ đa thai, dẫn đến các biến chứng như: Sinh non, thai nhẹ cân, tăng nguy cơ tiền sản giật và biến chứng sản khoa khác.

    Chuyển phôi trữ đông: 

    • Tổn thất phôi khi đông lạnh: Theo Mayo Clinic, khoảng 5–10% phôi có thể không sống sót qua quá trình đông lạnh và rã đông.
    • Nguy cơ liên quan đến quá trình đông lạnh: Tỷ lệ sống sót của nhiều phôi kém chất lượng khi đông lạnh là rất thấp, ảnh hưởng đến điều trị hiếm muộn theo chu kì IVF sau này. 
    • Thai kỳ từ phôi đông lạnh có tỷ lệ tiền sản giật nhỉnh hơn so với chuyển phôi tươi, mặc dù nguyên nhân chưa hoàn toàn rõ ràng.

    Có thể thấy, cả hai phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và không có câu trả lời “một kích cỡ phù hợp cho tất cả”. Theo kết quả nghiên cứu của một bài báo trên Fertility and Sterility2:

    • Chuyển phôi trữ: Với phương pháp này, tỷ lệ chuyển phôi thành công ghi nhận được tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với chuyển phôi tươi trong một số nghiên cứu. Việc rã đông phôi hiện nay đã được cải thiện đáng kể với kỹ thuật vitrification, giúp phôi không bị tổn thương.
    • Chuyển phôi tươi: Hiệu quả hơn ở những thai phụ trẻ tuổi, có chất lượng phôi và nội mạc tử cung tốt trong chu kỳ điều trị  Thụ tinh ống nghiệm ban đầu.

    Chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ đông đều mang lại cơ hội làm mẹ rõ rệt cho các cặp vợ chồng không may gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn lâu năm. Đáng chú ý, chuyển phôi trữ được xem là phương pháp tốt hơn khi tỷ lệ thành công mang thai là lên đến 70% so với 40-50% khi chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, với tính chất và đặc điểm khác nhau của mỗi phương pháp, các gia đình cần có sự tham chiếu và tư vấn từ các bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người vợ, tối ưu hóa kết quả điều trị Thụ tinh ống nghiệm.

    Quy trình chuyển phôi tươi trong IVF tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tại đây, chúng tôi luôn đảm bảo tính vệ sinh và chuyên nghiệp trong từng công đoạn, từng bước điều trị nhằm giúp khách hàng có được trải nghiệm thăm khám tốt nhất, giảm thiểu tối đa biến chứng.

    Quy trình chuyển phôi tươi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    1. Đánh giá tình trạng sức khỏe:

    • Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm nội tiết, siêu âm tử cung, và đánh giá nội mạc tử cung.
    • Đảm bảo người mẹ có sức khỏe tốt để tiếp nhận phôi tươi.

    2. Kích thích buồng trứng:

    • Sử dụng thuốc kích thích để trứng trưởng thành.
    • Theo dõi qua siêu âm và xét nghiệm máu để xác định thời điểm chọc trứng.

    3. Lấy trứng và thụ tinh:

    • Trứng được chọc hút và thụ tinh với tinh trùng trong phòng lab.
    • Phôi được nuôi cấy trong 2-5 ngày.

    4. Chuẩn bị nội mạc tử cung:

    • Nội mạc tử cung phải đạt độ dày lý tưởng (khoảng 7-10 mm).

    5. Chuyển phôi:

    • Phôi tươi được chuyển vào tử cung bằng ống mềm dưới hướng dẫn siêu âm.
    • Sau chuyển phôi, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ và theo dõi kết quả.

    Các thời điểm chuyển phôi tươi phổ biến

    Chuyển phôi tươi ngày 3

    Trong một hội thảo y khoa liên quan đến công nghệ nuôi cấy phôi, PGS.TS Nguyễn Khang Sơn đã giải thích rằng phôi ngày 3, hay còn gọi là phôi giai đoạn phân cắt, thường được chuyển vào tử cung 72 giờ sau khi trứng được thụ tinh. Đây là thời điểm phôi đã trải qua quá trình phân chia tế bào, đạt khoảng 6–8 tế bào.

    Chủ đề nuôi phôi luôn là vấn đề được nhiều ba mẹ đặt vấn đề cho các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
    Chủ đề nuôi phôi luôn là vấn đề được nhiều ba mẹ đặt vấn đề cho các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    Ưu điểm:

    • Tiết kiệm thời gian:
      Chuyển phôi sớm giúp giảm thời gian nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Điều này đặc biệt hữu ích khi điều kiện phòng lab hoặc thiết bị hỗ trợ không tối ưu để nuôi phôi lâu dài.
    • Thích hợp với một số trường hợp phôi yếu:
      Đối với các bệnh nhân có ít phôi, chuyển phôi ngày 3 giúp tránh rủi ro phôi ngừng phát triển khi nuôi đến ngày 5. Theo nghiên cứu từ American Society for Reproductive Medicine (ASRM), phôi yếu thường có khả năng làm tổ tốt hơn khi được chuyển sớm.
    • Chi phí hợp lý hơn:
      Do giảm thời gian nuôi cấy và tiêu tốn ít tài nguyên hơn, chuyển phôi ngày 3 có thể tiết kiệm chi phí hơn so với chuyển phôi ngày 5.

    Nhược điểm:

    • Chưa đạt độ chọn lọc tối ưu:
      Cũng theo PGS.TS Nguyễn Khang Sơn, ở thời điểm ngày 3, khó xác định phôi nào có tiềm năng phát triển tốt nhất, dẫn đến nguy cơ chuyển nhầm phôi kém chất lượng.
    • Tỷ lệ làm tổ thấp hơn:
      Nội mạc tử cung ở thời điểm này có thể chưa hoàn toàn tương thích với phôi, làm giảm khả năng làm tổ. Theo Fertility and Sterility Journal (, tỷ lệ làm tổ của phôi ngày 3 thường thấp hơn so với ngày 5.

    Chuyển phôi tươi ngày 5:

    Phôi ngày 5, hay còn gọi là phôi nang (blastocyst), là giai đoạn phôi đã phát triển phức tạp hơn, với hàng trăm tế bào và bắt đầu phân hóa thành các lớp cấu trúc.

    Ưu điểm:

    • Khả năng làm tổ cao hơn: Phôi ngày 5 gần giống với phôi tự nhiên nhất khi đến tử cung. Theo nghiên cứu từ University of California, San Francisco (UCSF), tỷ lệ làm tổ của phôi ngày 5 có thể đạt tới 50–60%, cao hơn hẳn so với phôi ngày 3.
    • Chọn lọc tốt hơn: Chỉ những phôi khỏe mạnh mới có thể phát triển đến giai đoạn phôi nang, giúp bác sĩ dễ dàng lựa chọn phôi có tiềm năng cao nhất để chuyển.
    • Đồng bộ hóa với nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung thường đạt độ tiếp nhận tốt nhất ở ngày thứ 5–6 của chu kỳ sau khi rụng trứng, giúp tăng khả năng làm tổ.

    Nhược điểm:

    • Rủi ro mất phôi cao trong giai đoạn nuôi cấy: Một số phôi có thể ngừng phát triển trước khi đạt đến ngày 5, làm giảm số lượng phôi sẵn sàng để chuyển.
    • Chi phí cao hơn: Việc nuôi phôi đến ngày 5 yêu cầu hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, dẫn đến tăng chi phí.

    Những yếu tố quyết định việc lựa chọn thời điểm chuyển phôi: 

    Số lượng và chất lượng phôi:

    • Nếu bệnh nhân có nhiều phôi tốt, bác sĩ thường khuyến khích nuôi đến ngày 5 để chọn lọc phôi tốt nhất.
    • Nếu số lượng phôi ít, chuyển ngày 3 giúp tránh rủi ro mất phôi trong quá trình nuôi cấy.

    Điều kiện phòng lab: 

    • Chuyển phôi ngày 5 đòi hỏi điều kiện phòng lab đạt tiêu chuẩn cao để đảm bảo phôi phát triển tốt.

    Sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân: 

    • Phụ nữ lớn tuổi, vượt quá thời điểm vàng mang thai hoặc có nội mạc tử cung không ổn định thường được khuyến khích chuyển phôi ngày 5 để tăng cơ hội thành công.

    Kinh nghiệm và chất lượng của Bệnh viện/Trung tâm Hỗ trợ sinh sản

    Những Trung tâm IVF giàu kinh nghiệm như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội có thể nuôi cấy phôi ngày 5 hiệu quả hơn nhờ vào đội ngũ chuyên gia và trang thiết bị hiện đại.

    Lý do nên chọn dịch vụ chuyển phôi tươi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

    1. Cơ sở vật chất hiện đại: Hệ thống phòng lab đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo điều kiện tối ưu cho việc nuôi cấy và chuyển phôi.
    2. Đội ngũ chuyên gia uy tín: Các bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
    3. Quy trình cá nhân hóa: Phác đồ điều trị được thiết kế riêng dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
    4. Tỷ lệ thành công cao: Đội ngũ bác sĩ luôn nỗ lực tối ưu hóa các yếu tố để tăng cơ hội thụ thai thành công.

    Chuyển phôi tươi trong IVF tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là giải pháp hiệu quả cho các cặp vợ chồng mong con. Với đội ngũ bác sĩ tận tâm và công nghệ tiên tiến, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc gia đình.

    1. Fertility and Sterility, Kristin Van Heertum, ∙ Channing Burks, ∙ Kerry S. Flannagan, 09/2019, Does PGT with fresh embryo transfer affect perinatal outcomes?: An analysis of the 2014 and 2015 SART data ↩︎
    2. Fertility Out Loud, Abbe Feder, Fresh or Frozen: What’s the Difference Between These Types of Embryo Transfers?, https://www.fertilityoutloud.com/content-hub/fresh-or-frozen-whats-the-difference-between-these-types-of-embryo-transfers/ ↩︎

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

    Quy trình chuyển phôi tươi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội diễn ra như thế nào?

     Quy trình gồm các bước từ kích trứng, lấy trứng, thụ tinh, chuẩn bị nội mạc tử cung, đến chuyển phôi vào tử cung.

    Bệnh viện Đa khoa Hà Nội có hỗ trợ sàng lọc phôi trước khi chuyển phôi tươi không?

     Có. Đến với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, khi bắt đầu chu kì điều trị IVF, noãn hoặc phôi được kiểm tra chất lượng, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn trước khi chuyển để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất.

    Chuyển phôi tươi là gì và khi nào nên thực hiện?

    Chuyển phôi tươi là chuyển phôi ngay trong chu kỳ kích trứng. Thường thực hiện khi niêm mạc tử cung và sức khỏe mẹ đều đạt trạng thái tối ưu.

    Chuyển phôi tươi có tốt không? Chuyển phôi tươi hay phôi trữ tốt hơn?

    Chuyển phôi tươi là phương pháp đưa trứng mới thụ tinh 2 – 5 ngày vào trong tử cung người mẹ. Quyết định chuyển phôi tươi hay phôi trữ (đông lạnh) là một phần quan trọng trong quá trình điều trị IVF. Hiệu quả của hai phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chất lượng phôi, và kinh nghiệm của trung tâm hỗ trợ sinh sản.

    Phôi tươi ngày 3 hay ngày 5 thì tốt hơn để chuyển?

    Phôi ngày 5 thường có tỷ lệ thành công cao hơn, nhưng điều này phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh lý của bệnh nhân, điều này sẽ được tư vấn kĩ lưỡng bởi các bác sĩ chủ trị trước khi ba mẹ bắt đầu tiến hành chuyển phôi.

    Chuyển phôi tươi có sàng lọc được không và tại sao nên chọn phương pháp này?

    Có thể sàng lọc phôi trước khi chuyển để tăng tỷ lệ thành công và giảm nguy cơ dị tật

    Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của việc chuyển phôi tươi?
    • Độ dày nội mạc tử cung.
    • Chất lượng phôi.
    • Sức khỏe tổng thể của người mẹ.
    Tại sao một số trường hợp cần phải chuyển phôi tươi thay vì phôi trữ?

    Chuyển phôi tươi phù hợp với những bệnh nhân có nội mạc tử cung lý tưởng ngay trong chu kỳ kích trứng.

    Chuyển phôi tươi có phù hợp với tất cả các trường hợp vô sinh hiếm muộn không?

    Không. Phương pháp này chỉ phù hợp khi các yếu tố tử cung, sức khỏe mẹ và phôi đều thuận lợi.