Skip to main content

Yếu tố nào gây nguy cơ cao mắc ung thư vú? 

0
Cập nhật lần cuối: 05/10/2020

Ở Việt Nam, ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Vậy những ai nằm trong vùng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này? Làm sao để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh?

Theo các chuyên gia, ung thư vú là loại ung thư phổ biến khắp thế giới và là sự kết hợp bởi nhiều yếu tố gây ra. 

Vậy triệu chứng của ung thư vú là gì? 

Các chuyên gia cho biết, dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú có thể gồm:

  • Thay đổi về kích thước, hình dáng và vẻ ngoài của vú 
  • Những thay đổi của lớp da vú, như vết lõm da 
  • Núm vú thụt vào trong trong khoảng thời gian gần đây 
  • Lột da, đóng vảy hoặc bong tróc vùng da đậm màu xung quanh núm vú (quầng vú) hoặc lớp da vú. 
  • Lớp da vú bị đỏ hoặc bị lõm, tương tự như “da quả cam” .

Ảnh: Chị em phụ nữ cần để ý những bất thường trên vùng ngực để kịp thời phát hiện ung thư vú.

Những người nào có nguy cơ cao mắc ung thư vú? 

Phụ nữ ở độ tuổi 45-50. 

Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55, có kinh sớm trước 10 tuổi. 

Phụ nữ không có con hay sinh con đầu lòng ngoài 35 tuổi, không cho con bú. 

Đã bị ung thư vú một bên. 

Người bị di truyền khi trong gia đình có mẹ hay chị, em, con gái bị ung thư vú. Tỉ lệ này chiếm khoảng 5-10%.

Bản thân đã có khối u vú với tăng sản ống tuyến vú không điển hình. 

Đã hay đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung. 

Tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia xạ. 

Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, giàu chất béo, ít rau quả và người hút thuốc lá, uống nhiều rượu. 

Phụ nữ béo phì sau mãn kinh. 

Uống lâu dài liên tục thuốc nội tiết thay thế sau mãn kinh. 

Tuy vậy, ngoài những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh không thể thay đổi như tình trạng nội tiết hay sự di truyền, chị em phụ nữ có thể thay đổi các yếu tố khác nhằm giảm nguy cơ gây bệnh. Đó là: 

Không hoạt động thể chất: phụ nữ không vận động, thể dục thường xuyên có nguy cơ bị ung thư vú cao. Do đó, việc duy trì tập thể dục, nâng cao sức đề kháng, tăng sức khỏe là điều mọi người, nhất là chị em phụ nữ cần chú ý.

Thừa cân, béo phì sau thời kì mãn kinh. Nếu gặp tình trạng thừa cân, béo phì, chị em cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để đưa cân nặng về mức trung bình, phù hợp với độ tuổi.

Sử dụng thuốc tránh thai, một số hình thức điều trị thay thế hormone trong thời kì mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Có thai con đầu tiên sau 35 tuổi, không cho con bú, không mang thai đủ tháng làm tăng nguy cơ bị ung thư vú 

Uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thức khuya, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên.

Ảnh: Chị em hoàn toàn có thể khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vú là sự xuất hiện của các u cục. Nếu các cục u không đau, cứng và các cạnh không đều thì có thể là dấu hiệu của ung thư. Ngoài ra, các chị em có thể khám sàng lọc ung thư vú để sớm phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận