Skip to main content

Xét nghiệm AMH: Chỉ số bao nhiêu là bình thường?

0
Cập nhật lần cuối: 25/02/2025
Xét nghiệm AMH: Chỉ số bao nhiêu là bình thường?
Xét nghiệm AMH: Chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm AMH là phương pháp quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ. Chỉ số AMH phản ánh dự trữ buồng trứng, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Vậy xét nghiệm AMH bao nhiêu là bình thường, và cần lưu ý gì khi thực hiện?

Xét nghiệm AMH là gì?

AMH là xét nghiệm quen thuộc trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản
AMH là xét nghiệm quen thuộc trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Khái niệm xét nghiệm AMH

AMH (Anti-Mullerian Hormone) là một hormone được tiết ra từ các tế bào hạt của nang noãn trong buồng trứng, phản ánh số lượng nang noãn hiện có. Lượng AMH trong cơ thể thể hiện dự trữ buồng trứng, tức là số nang noãn non còn lại. Dự trữ buồng trứng càng tốt, khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao; ngược lại, dự trữ thấp cho thấy khả năng sinh sản suy giảm.

Xét nghiệm AMH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh sản, đặc biệt với những người bị suy buồng trứng sớm. Điểm nổi bật của xét nghiệm AMH là nồng độ AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, cho phép thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong chu kỳ. (1)

Nên xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?

Nên xét nghiệm AMH vào thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt để đạt kết quả chính xác nhất? Xét nghiệm AMH có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt vì nồng độ hormone AMH không thay đổi theo chu kỳ. Điều này mang lại sự linh hoạt và thuận tiện cho bệnh nhân so với các xét nghiệm nội tiết khác vốn yêu cầu thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh (ngày 2–3). (2)

Kết quả xét nghiệm AMH có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone) là chỉ số quan trọng giúp đánh giá dự trữ buồng trứng, từ đó xác định khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Kết quả xét nghiệm AMH không chỉ giúp bác sĩ đánh giá khả năng sinh sản và tư vấn thời điểm phù hợp để mang thai, mà còn cung cấp thông tin quan trọng để xây dựng phác đồ điều trị cá thể hóa trong các phương pháp IUI hoặc IVF. Ngoài ra, vì nồng độ AMH giảm dần theo độ tuổi, xét nghiệm này còn hỗ trợ dự đoán thời gian còn lại trước khi mãn kinh, giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sức khỏe và sinh sản.

>> Xem thêm: Xét nghiệm AMH thì bao lâu có kết quả?

Phân loại xét nghiệm chỉ số AMH: Cao – bình thường – thấp

Chỉ số AMH được phân thành 3 loại thấp - bình thường - cao
Chỉ số AMH được phân thành 3 loại thấp – bình thường – cao

Kết quả xét nghiệm AMH được phân loại dựa trên mức độ hormone trong máu, phản ánh tình trạng dự trữ buồng trứng. Về mức phân loại chỉ số AMH, Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Thu – Chuyên gia hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội có chia sẻ:

1. AMH cao (> 6,8 ng/mL)

Chỉ số AMH cao thường liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang, với số lượng nang noãn nhiều nhưng chất lượng trứng không đồng đều. Phụ nữ có AMH cao cần được chú ý kỹ lưỡng khi kích trứng vì nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng tăng cao.

2. AMH bình thường (từ 2,0 – 6,8ng/ml)

Đây là mức lý tưởng, phản ánh dự trữ buồng trứng ổn định. Chỉ số AMH trong khoảng này cho thấy khả năng sinh sản tốt, phù hợp cho cả thụ thai tự nhiên và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như IVF.

3. AMH thấp (khoảng 1,0-1,5 ng/ml)

AMH thấp cho thấy dự trữ buồng trứng suy giảm, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ suy buồng trứng sớm hoặc có tiền sử phẫu thuật buồng trứng. Chỉ số thấp này cảnh báo khả năng sinh sản giảm, đòi hỏi can thiệp y khoa sớm nếu có kế hoạch mang thai.

Chỉ số AMH dao động từ 1,0-1,5 ng/mL sẽ được đánh giá rằng dự trữ buồng trứng đã giảm, nhưng phụ nữ vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên nếu chỉ số AMH dưới 1 ng/mL được coi là rất thấp, và trong đa số trường hợp, khả năng mang thai trở nên vô cùng khó khăn.

Việc hiểu rõ phân loại chỉ số AMH giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp, đồng thời giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Xét nghiệm AMH như thế nào?

Các trường hợp cần thực hiện xét nghiệm chỉ số AMH
Các trường hợp cần thực hiện xét nghiệm chỉ số AMH

Xét nghiệm AMH khi nào?

Xét nghiệm AMH  là một phần quan trọng của quá trình đánh giá sức khỏe sinh sản. Dưới đây là các trường hợp nên thực hiện xét nghiệm này:

  • Bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn

Phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai có thể được xét nghiệm AMH để đánh giá lượng dự trữ trứng. Kết quả này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân vô sinh và lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

  • Theo dõi trong quá trình điều trị vô sinh

Trong quá trình điều trị vô sinh, xét nghiệm AMH giúp theo dõi phản ứng của buồng trứng với thuốc kích trứng. Thông qua việc đo lường AMH, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị nhằm tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

  • Vô kinh, ít kinh, rối loạn kinh nguyệt

Các rối loạn kinh nguyệt như vô kinh hoặc ít kinh có thể liên quan đến dự trữ trứng. Xét nghiệm AMH giúp xác định tình trạng buồng trứng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe sinh sản.

  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có AMH cao, phản ánh tình trạng rối loạn trong quá trình phát triển trứng. Xét nghiệm AMH giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị hiệu quả để cải thiện khả năng thụ thai.

  • Nữ giới suy buồng trứng sớm

Phụ nữ có nguy cơ mãn kinh sớm sẽ được phản ánh ở chỉ số AMH thấp. Thông tin này giúp lên phác đồ  điều trị hỗ trợ sinh sản kịp thời, bao gồm các phương pháp như đông lạnh trứng.

Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm AMH không cần nhịn ăn, đây là một ưu điểm lớn của xét nghiệm này so với các xét nghiệm nội tiết khác. Nồng độ hormone AMH trong máu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, thời gian trong ngày hay chu kỳ kinh nguyệt, do đó khách hàng có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào thuận tiện.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác, bệnh nhân nên lưu ý cách xét nghiệm AMH:

  • Tuân thủ các hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm chỉ số AMH

  1. Tư vấn và chuẩn bị: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về mục đích xét nghiệm AMH và những thông tin cần thiết trước khi thực hiện.
  2. Lấy mẫu máu: Quá trình này diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn.
  3. Phân tích mẫu máu: Quá trình phân tích thường được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại để đảm bảo độ chính xác cao.
  4. Nhận kết quả: Bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa kết quả và đưa ra tư vấn cụ thể dựa trên chỉ số AMH cùng các kết quả thăm khám khác.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm AMH

Khi tiến hành xét nghiệm AMH, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo kết quả chính xác:

  • Thời gian xét nghiệm: Dù xét nghiệm AMH không bị giới hạn thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt, nhưng nên thực hiện xét nghiệm vào thời điểm cân bằng hormone để có kết quả chính xác nhất.
  • Chế độ sinh hoạt: Tránh căng thẳng và duy trì lối sống lành mạnh trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm AMH, nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Ăn uống: Mặc dù xét nghiệm AMH không phải nhịn ăn nhưng nên tránh ăn uống quá nhiều trước khi xét nghiệm để không làm biến đổi nồng độ hormone.

Thực hiện xét nghiệm AMH tại Trung tâm IVF Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Tại Trung tâm Hiếm muộn & Y học Giới tính Hà Nội (IVF Hà Nội), khi khách hàng thực hiện xét nghiệm AMH nói riêng hay hỗ trợ sinh sản nói chung, 100% đều được tư vấn kỹ lưỡng bởi đội ngũ bác sĩ cũng như tư vấn viên. Trung tâm IVF Hà Nội không chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, giúp bệnh nhân hiểu rõ về kết quả xét nghiệm và các lựa chọn điều trị phù hợp.

Những tổ ấm hạnh phúc khi đến với IVF Hà Nội
Những tổ ấm hạnh phúc khi đến với IVF Hà Nội

Là một trong những đơn vị có tỷ lệ thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) thành công cao nhất hiện nay, IVF Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội được các cặp vợ chồng khắp cả nước, đặc biệt là khách hàng trẻ trao gửi niềm tin trên hành trình đón bé yêu khỏe mạnh.

Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành hàng chục năm kinh nghiệm; làm chủ những kỹ thuật điều trị khó nhất; phòng Lab với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, tất cả những yếu tố trên được vận hành đồng bộ giúp cho tỷ lệ điều trị IVF thành công của Trung tâm đạt đến 86%.

Còn nhớ những chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Phương – Giám đốc Trung tâm IVF Hà Nội khi nói về công việc của mình: “Có những ca bệnh cực kỳ phức tạp, tôi phải xem xét rất kỹ lưỡng lịch sử điều trị của bệnh nhân tại các đơn vị trước đây để đưa ra quyết định đúng đắn. Từng giai đoạn, từ việc hỗ trợ thu nhận tinh trùng, thu nhận trứng, đến can thiệp kịp thời để tạo ra phôi khỏe mạnh và chất lượng, đều cần sự tính toán cẩn thận.

Khi phôi được hình thành, tôi phải đánh giá xem chất lượng phôi ra sao, nên nuôi phôi ở ngày 3 hay ngày 5, và làm thế nào để phôi phát triển khỏe mạnh trong tử cung của người mẹ. Những giọt nước mắt hạnh phúc của các cặp vợ chồng sau khi đạt được ước nguyện càng làm tôi thêm yêu nghề và tự hào được trở thành bác sĩ hỗ trợ sinh sản”.

Câu hỏi thường gặp

  1. Xét nghiệm AMH hết bao nhiêu tiền?
    Chi phí cho xét nghiệm AMH tại dao động khoảng trên dưới 1 triệu đồng.
  2. Xét nghiệm AMH vào ngày nào?
    Người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm AMH vào bất kỳ ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt vì nồng độ hormone AMH không phụ thuộc nhiều vào ngày trong chu kỳ. Điều này giúp việc xét nghiệm trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn cho bệnh nhân.
  3. AMH bao nhiêu thì mang thai tự nhiên được?
    Kết quả xét nghiệm AMH chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài AMH, còn có các yếu tố như chất lượng trứng, tử cung, tinh trùng, và sức khỏe tổng thể của cả hai vợ chồng.
  4. 28 tuổi AMH bao nhiêu là bình thường?
    Ở độ tuổi 28, mức xét nghiệm AMH bình thường thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml. Nếu kết quả xét nghiệm AMH của bạn nằm trong khoảng này, có thể coi là bình thường và không có dấu hiệu suy giảm dự trữ trứng.
  5. Buồng trứng đa nang thì AMH bao nhiêu?
    Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có chỉ số AMH cao hơn so với mức trung bình. Cụ thể, nồng độ AMH trong máu thường vượt quá 6,8 ng/mL ở những trường hợp này, và nếu không được điều trị đúng cách, khả năng mang thai của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Xét nghiệm AMH là công cụ quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ, hỗ trợ lên phác đồ điều trị hiếm muộn. Để đảm bảo kết quả chính xác, các chị em hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm cũng như đồng hành trên hành trình tìm kiếm con yêu.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận