Skip to main content

Vì sao sỏi thận gây đau nhiều? 6 cách làm giảm đau hiệu quả

0
Cập nhật lần cuối: 28/04/2021

Sỏi thận nằm trong số các bệnh tiết niệu thường gặp hiện nay. Khi mắc căn bệnh này không ít người thắc mắc vì sao sỏi thận gây đau nhiều? Có cách làm giảm đau sỏi thận nào hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời chi tiết cho bạn về vấn đề này nhé.

Sỏi thận đau ở đâu?

Trước khi tìm hiểu vì sao sỏi thận gây đau nhiều chúng ta cần biết sỏi thận đau ở đâu? Cơn đau thường xuất hiện ở hố thắt lưng rồi lan xuống bụng hay các vị trí lân cận. Bệnh nhân nào bị đau ở hai bên thận sẽ thấy đau cả hai bên.

Mức độ đau của mỗi bệnh nhân còn căn cứ vào vị trí sỏi hình thành, kích thước sỏi, tình trạng sỏi. Chính vì thế có người không đau, có người lại đau âm ỉ, có người thậm chí đau dữ dội, cơn đau quặn thận do sỏi thận.

Sỏi thận có thể gây ra các cơn đau quặn, đau dữ dội

Đường tiết niệu của chúng ta giống như hệ thống dẫn nước. Nước đi từ thận đến niệu quản, tới bàng quang rồi niệu đạo. Nếu chẳng may có sỏi  thận, viên sỏi có khả năng di chuyển từ ống dẫn nước đó đến bất cứ nơi nào trong đường tiết niệu. Dù ở vị trí nào sỏi đều có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn.

Vì sao sỏi thận gây đau nhiều?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân của các cơn đau quặn do sỏi thận là bởi viên sỏi cản đường dẫn nước tiểu, tăng áp lực thận nên gây đau đớn. Dù ống thận không có những dây thần kinh cảm giác nhưng mô xung quanh ống thận lại có các dây thần kinh đó.

Nếu ống thận phồng ra, chèn ép các mô này thì dây thần kinh cảm giác thường đau, truyền tín hiệu đến não bộ.

Ngoài ra viên sỏi cọ xát vào niêm mạc thận có thể làm viêm niêm mạc thận, tổn thương thận nên gây ra các cơn đau. Khi sỏi đi tới niệu quản, lúc này đường kính hẹp hơn chỉ chừng 5mm nên sẽ gây đau đớn.

Các cơn đau cũng khác nhau phụ thuộc vào trạng thái viên sỏi, cụ thể:

  • Trường hợp sỏi nhỏ bệnh nhân chỉ thấy đau tức nhẹ ở hông, thắt lưng. Tuy nhiên nếu sỏi có kích thước lớn, người bệnh có thể thấy đau nhói mỗi lần vận động mạnh hay thay đổi tư thế.
  • Sỏi niệu quản thường là các cơn đau nhói từ bụng xuống tới háng, đùi, đau thúc xuống.
  • Sỏi bàng quang đau nhẹ nhưng căng tức bụng dưới, khi sỏi rơi xuống niệu đạo sẽ đau nhiều và tiểu khó.

Nếu các cơn đau nhiều, vượt quá sức chịu đựng bạn nên tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để khám cụ thể.

>>> Đọc thêm: Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Cách làm giảm đau sỏi thận

Bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau dưới đây:

Uống nhiều nước

Bạn nên uống một cốc nước ấm ngay khi bị đau. Nước giúp dịu cơn đau, thúc đẩy quá trình bào mòn và đào thải sỏi ra bên ngoài cơ thể. Mỗi ngày cũng nên uống từ 2-2,5l nước, quan sát màu sắc nước tiểu tới khi có màu vàng nhạt là đủ nước.

Nước ép cần tây

Cần tây có chữa các hoạt chất giúp giảm co thắt cơ trơn đường tiết niệu, vì thế làm giảm dấu hiệu đau do sỏi thận. Nếu có bạn có thể uống ngay 1 cốc nước ép cần tây rồi nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giảm đau nhanh chóng.

Chườm ấm

Nhiệt độ cao sẽ tăng cường lưu thông máu, thư giãn các cơ do đó mang tới hiệu quả giảm đau, sưng do sỏi thận hiệu quả.

Chườm ấm có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau

Bạn có thể lấy một chai nước ấm, miếng đệm ấm hay túi sưởi chườm lên bụng, thắt lưng khoảng 15 phút và nghỉ ngơi.

Nằm nghỉ ngơi

Cố gắng vận động chỉ càng làm bạn đau hơn. Do đó nên hạn chế vận động, nằm nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái, bổ sung nước để giảm đau nhanh.

Mát xa nhẹ nhàng

Mát xa giúp thư giãn cơ, cải thiện lưu thông máu do đó giúp bạn ứng phó lại các cơn đau quặn thận do sỏi thận hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia.

>>> Đọc thêm: Sỏi thận san hô là gì? Nên điều trị bằng cách nào?

Tán sỏi thận ngược dòng

Bên cạnh những cách làm giảm đau sỏi thận trên bạn nên đến bệnh viện khám để biết chính xác về tình trạng bệnh. Nếu không điều trị nội khoa hiệu quả các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa.

Phương pháp tán sỏi qua da, ít xâm lấn, nhanh hồi phục

Một trong các kỹ thuật mũi nhọn trong điều trị sỏi thận hiện nay là tán sỏi. Nhiều người thắc mắc tán sỏi thận có đau không? Câu trả lời là không và rất ít đau nhé. Đây là phương pháp ít xâm lấn, thực hiện qua đường tự nhiên của cơ thể nên không tạo ra vết thương do đó không gây đau đớn cho người bệnh

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi nội soi

Bệnh nhân sau khi tán sỏi có thể nhanh chóng hồi phục, trở về nhà chứ không phải chịu đau và mất nhiều thời gian nằm viện tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi như phẫu thuật mở. Tán sỏi có thể cắt được các cơn đau do sỏi thận.

Vì quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ tán vỡ sỏi và lấy hết chúng ra ngoài. Nguyên nhân căn bản của các cơn đau không còn nữa sẽ giúp bạn không còn bị các cơn đau quặn thận hành hạ.

Tuy nhiên bạn vẫn nên tìm đến những bệnh viện uy tín như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để khám, chữa sỏi thận. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, nhiều năm kinh nghiệm trong khám, điều trị sỏi thận.

Chắc chắn sẽ mang tới hiệu quả điều trị tốt, ngăn ngừa biến chứng hay rủi ro khi chữa bệnh. Do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm khi tới đây chữa sỏi thận.

Bài viết trên đây giúp bạn hiểu vì sao sỏi thận gây đau nhiều đồng thời đưa ra cách khắc phục triệt để các cơn đau này. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 234529 để được hỗ trợ giải đáp.

Theo dõi
Thông báo của
guest


0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận