Thoát Vị Đĩa Đệm Nội Xốp: Dấu Hiệu Nhận Biết & Điều Trị 2024
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi, xoay người, cầm nắm… Cùng tìm hiểu về dạng thoát vị đĩa đệm này qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm nội xốp là gì?
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là một dạng thoát vị đĩa đệm đặc biệt. Đặc trưng của dạng thoát vị này là tình trạng phần bao xơ bên ngoài các đĩa đệm nằm giữa các đốt xương cột sống bị rách, nhưng phần nhân nhầy đĩa đệm không chèn ép dây thần kinh mà theo vết rách chảy vào ống sống, đè nén lên mô xốp ở bên trong.
ThS.BS Vũ Xuân Phước, BS Phẫu thuật cột sống, Khoa chấn thương chỉnh hình & cột sống BV Bạch Mai: “Đĩa đệm bình thường, nhân nhầy nằm ở trung tâm, nằm trong phạm vi của bao xơ. Khi bị thoát vị đĩa đệm thì bao xơ bị rách và nhân nhầy sẽ di chuyển ra bên ngoài. Tùy vào vị trí rách của bao xơ mà có thể gây ra các hình thái, các loại thoát vị khác nhau”
Thoát vị nội xốp hình thành do sự suy thoái của tủy sống ở trong đĩa đệm tuy nhiên không phát triển thành ổ thoát vị mà tạo thành vết nứt xuyên tâm từ nhân đến vành khuyên, gây rách vành khuyên và kích thích dây thần kinh.
Theo một nghiên cứu của National Institutes of Health (NIH), khoảng 2-3% người trưởng thành gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm trong suốt cuộc đời của họ. Một nghiên cứu khác của American Academy of Orthopaedic Surgeons (AAOS) cho biết khoảng 10-20% người bị đau lưng có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. (1)

Tùy vào vị trí thoát vị mà người bệnh sẽ được chẩn đoán và có phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp.
Thoát vị nội xốp L4-L5 xảy ra tại vị trí giữa hai đốt sống thắt lưng L4 và L5. Vùng thắt lưng này chịu tải trọng lớn từ cơ thể, do đó dễ bị tổn thương. Thoát vị tại đĩa đệm L4-L5 có nguy cơ cao gây đau lưng dưới, đau thần kinh tọa, hoặc các triệu chứng như tê bì, yếu cơ chân.
Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là tình trạng thoát vị xảy ra ở vị trí giữa đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) và đốt sống xương cùng thứ nhất (S1). Đây là một trong những vị trí phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vì khu vực này phải chịu lực nén lớn từ trọng lượng cơ thể và tham gia vào hầu hết các chuyển động của lưng dưới.
Các cấp độ của thoát vị đĩa đệm nội xốp
Loại thoát vị này được chia ra thành 4 cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Vết rách có hình khuyên, kéo dài 1/3 bên trong của đĩa đệm. Lúc này vết rách mới hình thành, bệnh nhân chưa cảm thấy đau.
- Cấp độ 2: Vết rách đã lớn hơn, kéo dài đến 1/3 giữa của đĩa đệm. Cơn đau ở cấp độ đã có này chưa rõ rệt. Người bệnh có thể hơi đau nhẹ hoặc mỏi ở vị trí thoát vị.
- Cấp độ 3: Vết rách tiếp tục lan rộng, kéo dài đến 1/3 bên ngoài của đĩa đệm. Những cơn đau trở nên rõ rệt hơn do tình trạng chèn ép rễ thần kinh.
- Cấp độ 4: Cấp độ này có đặc điểm tương tự như cấp độ 3, nhưng những lúc này trở nên dữ dội hơn và lan rộng ra ngoài đĩa đệm.
Dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm nội xốp
Thoát vị nội xốp đĩa đệm có thể gây ra một số các triệu chứng dưới đây:
– Đau cố định tại một vị trí: Nếu thoát vị thông thường có thể gây đau đớn ở những khu vực dây thần kinh bị chèn ép bởi nhân nhầy địa đệm, thì cơn đau của thoát vị dạng nội xốp chỉ xảy ra cố định tại một vị trí. Vị trí đau phổ biến nhất là ở vùng lưng nằm sau lồng ngực và thắt lưng. Khi người bệnh di chuyển, hắt hơi hoặc ho, cảm giác đau có thể trở nên tồi tệ hơn.
– Sưng tấy hoặc nóng rát: Nếu phần nhân nhầy đĩa đệm xảy ra tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có thể cảm thấy sưng tấy hoặc nóng rát tại khu vực lưng bị ảnh hưởng.
– Mệt mỏi và yếu sức: Những cơn đau kéo dài dai dẳng có thể khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh không được đảm bảo, gây ra tình trạng mệt mỏi, xanh xao, yếu sức ở cơ bắp.
Nguyên nhân phổ biến gây thoát vị nội xốp đĩa đệm

Thoái hóa cột sống
Các chuyên gia cho biết thoát vị nội xốp đĩa đệm dễ dàng xảy ra hơn ở các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống và tạo ra các nốt schmorl. Các nốt này là phần lồi ra của mô mềm đĩa đệm. Các vị trí thường gặp của các nốt schmorl là ở đốt sống vùng ngực hoặc vùng thắt lưng.
ThS.BS Vũ Xuân Phước, BS Phẫu thuật cột sống, Khoa chấn thương chỉnh hình & cột sống BV Bạch Mai:
“Thoái hóa cột sống làm giảm độ đàn hồi của đĩa đệm, khiến nhân nhầy dễ dàng thoát ra ngoài hơn. ”
Ngoài ra, tình trạng “hao mòn” lớp sụn khớp khiến cho phần xương cọ xát vào nhau. Các gai xương hình thành, chèn vào trong ống sống dẫn đến hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm.
Thừa cân, béo phì
Nếu trọng lượng cơ thể quá lớn hoặc mất cân đối, cột sống có thể chịu nhiều áp lực hơn so với bình thường. Các đĩa đệm cũng luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ rách vỡ.
Tuổi tác
Căn bệnh này thường là kết quả của sự lão hóa. Khi cơ thể già đi, chức năng của đĩa đệm bị suy yếu và gây ra các vết nứt. Theo nhiều thống kê y tế, đối tượng chủ yếu của thoát vị nội xốp là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người trẻ cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh này nếu có lối sống không lành mạnh hoặc không vận động thể chất thường xuyên. Ngoài ra, tuổi tác cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến quá trình thoái hóa của cơ thể khác điển hình là thoái hóa khớp.
Vận động quá sức
Những người thường xuyên phải dùng nhiều đến thể lực như công nhân xây dựng, người bốc vác hàng hóa, vận động viên, nhân viên văn phòng… có nguy cơ cao mắc bệnh về xương khớp vùng lưng cao hơn bình thường.
Nghiện thuốc lá
Những người nghiện thuốc lá thường có hàm lượng oxy trong máu thấp hơn so với người bình thường. Điều này khiến đĩa đệm không đủ được nuôi dưỡng đầy đủ, nhanh bị xơ rách và hao mòn.
Do chấn thương
Các chấn thương đột ngột do tai nạn giao thông, vận động sai tư thế có thể khiến cột sống bị tổn thương và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của đĩa đệm.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm nội xốp
Thoát vị nội xốp có chữa khỏi không? Đây là một dạng tình trạng thoái hóa nên không có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này. Việc điều trị chỉ có thể giúp cải thiện triệu chứng đau, sưng và ngăn ngừa thoát vị tiến triển nặng hơn.

Các phương pháp điều trị gồm:
– Điều trị bằng thuốc
Thường dùng nhất là thuốc chống viêm không steroid, paracetamol, thuốc giãn cơ hoặc opioid… Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều lượng uống thuốc. Có thể bổ sung thêm canxi theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng.
– Vật lý trị liệu
Phương pháp này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, phục hồi chức năng của vùng xương khớp bị tổn thương, thường ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý về xương khớp nói chung.
– Can thiệp, phẫu thuật
Tiêm steroid, liệu pháp điện nhiệt hoặc giảm tần số vô tuyến bên trong (IDET) là những thủ thuật can thiệp thường được sử dụng trong điều trị thoát vị dạng này.
Trong khi đó phẫu thuật thường được áp dụng nhằm hợp nhất các đốt sống khi các đĩa đệm vỡ ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Lời khuyên: Bệnh nhân nên xây dựng 1 chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, tránh vận động mạnh cũng như bỏ qua các loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là 1 trong những bệnh viện uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Chuyên khoa Cơ xương khớp và chuyên khoa Chấn thương cột sống tại bệnh viện được đầu tư kỹ lưỡng cả về chuyên môn và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa của nhiều đối tượng bệnh nhân.
Bệnh viện cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất hỗ trợ bệnh nhân cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Liên hệ hotline 1900 234529 để được tư vấn thêm về thoát vị đĩa đệm nội xốp và đặt lịch khám cùng chuyên gia ngay hôm nay.
Các câu hỏi thường gặp
Thoát vị nội xốp có nguy hiểm không?
Thoát vị nội xốp có thể nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động và thậm chí gây liệt.
Thoát vị nội xốp có ảnh hưởng đến khả năng vận động không?
Câu trả lời là có. Thoát vị nội xốp gây chèn ép lên dây thần kinh, dẫn đến giảm khả năng vận động của người bệnh, khiến họ cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
Người bệnh thoát vị nội xốp nên kiêng gì?
Người bệnh nên tránh:
- Nâng vật nặng hoặc vận động mạnh: Những động tác này sẽ làm tăng áp lực lên cột sống.
- Ngồi quá lâu: Ngồi trong thời gian dài có thể gây thêm áp lực lên cột sống.
- Ăn nhiều đồ béo, nhiều đường: Các loại thực phẩm này gây tăng cân và tạo thêm gánh nặng lên cột sống.
Người mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?
Người mắc thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ được, và trong nhiều trường hợp, đi bộ thậm chí còn là một hình thức tập luyện tốt để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần điều chỉnh mức độ vận động và kỹ thuật đi bộ để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
NGUỒN THAM KHẢO
- “Low Back Pain”, https://www.ninds.nih.gov/sites/default/files/migrate-documents/low_back_pain_20-ns-5161_march_2020_508c.pdf (11/11/2024)
- BS. Vũ Xuân Phước – “Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ – nguyễn nhân, chẩn đoán và điều trị”, https://www.youtube.com/watch?v=8NlhAkT3jr0 , (10/11/2024)