Skip to main content

Tán sỏi bàng quang có đau không? Nên tán sỏi ở đâu an toàn?

0
Cập nhật lần cuối: 29/04/2021

Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi vừa an toàn, vừa nhanh hồi phục. Tuy nhiên không ít bệnh nhân băn khoăn không biết tán sỏi bàng quang có đau không? Bài viết dưới đây chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.

Sỏi bàng quang là bệnh gì?

Sỏi bàng quang là các mảnh khoáng chất cứng xuất hiện ở bàng quang. Sỏi bàng quang xảy đến khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Nước tiểu kết tinh lại tạo ra các tinh thể khoáng chất, chính là sỏi. Ngoài ra sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi thận rơi xuống bàng quang.

Triệu chứng bệnh sỏi bàng quang

Các viên sỏi nhỏ ở bàng quang có thể tự rơi ra ngoài khi đi tiểu mà không có vấn đề gì.

Sỏi bàng quang gây ra các cơn đau quặn

Khi sỏi lớn hơn bệnh nhân có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau bụng dưới: khi sỏi hình thành và di chuyển trong bàng quang bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, âm ỉ.
  • Khó chịu hoặc đau ở dương vật, đối với nam giới.
  • Tiểu buốt, tiểu khó hay gián đoạn dòng nước tiểu. Đây là hiện tượng tia nước tiểu bị tắc kèm đau buốt cả cơ quan sinh dục. Hiện tượng này càng tăng lên khi bệnh nhân đi lại, vận động nhiều rồi giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu sẽ gây ra các hiện tượng kể trên
  • Nước tiểu sẫm, tiểu ra máu: hiện tượng này thường do nhiễm trùng ở bàng quang nên nước tiểu có màu đục. Lúc đi tiểu tiện các viên sỏi bàng quang nhỏ có thể theo ra bên ngoài, cọ xát vào đường niệu gây chảy máu.

>>> Đọc thêm: Người bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây nên các tổn thương như:

Viêm nhiễm bàng quang

Viêm nhiễm bàng quang do sỏi là một trong các biến chứng thường gặp vì sỏi to gây tổn thương niêm mạc bàng quang. Khi sỏi cọ xát, co bóp nhiều lần vào niêm mạc sẽ gây nhiễm khuẩn, viêm, loét hay chảy máu.

Teo bàng quang

Viêm bàng quang cấp nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới mãn tính. Từ đó làm teo bàng quang, rò bàng quang vì lượng nước tiểu sẽ thay đổi liên tục.

Viêm thận

Sỏi bàng quang cũng có thể gây viêm thận khi bị nhiễm khuẩn ngược dòng. Để lâu không điều trị bệnh nhân có thể bị suy thận.

Sỏi bàng quang dễ gây nên nhiều biến chứng

Đây cũng là biến chứng khá nặng nề mà sỏi bàng quang gây ra khiến việc điều trị khó khăn hơn. Người bị suy thận thường phải điều trị mất rất nhiều thời gian, nguy hiểm tới tính mạng mà rất tốn kém tiền bạc.

Rò bàng quang

Rò tầng sinh môn, rò bàng quang hay âm đạo ở nữ giới cũng làm cho nước tiểu chảy rò rỉ qua hậu môn, âm đạo gây bất tiện trong sinh hoạt, gây nhiễm trùng cho người bệnh.

Bí tiểu

Ở một số trường hợp sỏi bàng quang kích thước lớn có thể làm bí tiểu hoàn toàn. Nước tiểu vì thế ứ lại tại bàng quan, bàng quang căng phồng tạo ra hiện tượng cầu bàng quang ở phía trên xương mu.

>>> Đọc thêm: 3 triệu chứng sỏi bàng quang điển hình bạn nên biết

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

Bệnh sỏi bàng quang có  thể điều trị theo 2 hướng đó là:

Điều trị nội khoa

Với các trường hợp sỏi nhỏ, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước để đẩy sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Một số trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm thuốc để đẩy sỏi nhanh và dễ dàng hơn.

Điều trị ngoại khoa

Những trường hợp sỏi quá lớn, bị mắc kẹt ở bàng quang bác sĩ thường phải can thiệp ngoại khoa. Tán sỏi bàng quang bằng laser là một trong các phương pháp an toàn, hiệu quả. Nhiều người thắc mắc tán sỏi bàng quang đau không thì phương pháp này không gây đau đớn nhiều cho người bệnh.

Do là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không tạo ra vết thương trên cơ thể người bệnh nên bệnh nhân không bị đau đớn nhiều.Quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi niệu đạo, thường là ở đầu dương vật hoặc ở âm đạo với nữ giới.

Có thể thấy các viên sỏi qua camera gắn tại đầu ống nội soi. Sau đó dùng sóng âm thanh hay tia laser bắn vỡ sỏi. Sỏi được lấy ra bằng rọ chuyên dụng.

Tán sỏi bàng quang không đau đớn như nhiều người tưởng

Người bệnh được gây tê trước khi thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này rất ít xảy ra biến chứng nhưng cũng có trường hợp bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần uống kháng sinh trước khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Sỏi bàng quang nằm trong số các bệnh đường tiết niệu nguy hiểm, có thể gây biến chứng nếu không kịp thời chữa trị. Do đó bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín với đầy đủ trang thiết bị, máy móc phục vụ chẩn đoán, điều trị. Không nên để bệnh kéo dài có thể nguy hiểm tới cả tính mạng.

Ưu điểm khi tán sỏi bàng quang nội soi

Tán sỏi bàng quang có đau không? Hiện nay phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser đang được tiến hành điều trị cho nhiều bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Với máy siêu âm trong quá trình mổ giúp định vị rõ kích thước, vị trí viên sỏi, giúp các bác sĩ theo dõi tình trạng viên sỏi cả trong và sau mổ, ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu.

Phòng mổ hiện đại tích hợp cả các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến giúp giảm thời gian phẫu thuật mang tới hiệu quả điều trị tốt nhất với người bệnh.

Trong gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tuân thủ các phác đồ gây mê, hướng dẫn an toàn gây mê và bảng kiểm gây mê với tất cả các ca phẫu thuật. Từ đó giảm thiểu tới mức thấp nhất sự cố và tác dụng không mong muốn. Ngoài ra bệnh nhân cần chăm sóc toàn diện, chế độ nghỉ ngơi, các bữa ăn, tập luyện sức khỏe chu đáo để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.

Qua bài viết trên bạn có thể đã hiểu tán sỏi bàng quang có đau không? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới bệnh sỏi bàng quang, sỏi thận hay phương pháp điều trị, hãy gọi ngay vào số tổng đài của bệnh viện 1900 234529 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest


0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận