Skip to main content

Suy Buồng Trứng Và Vô Sinh: Những Điều Phụ Nữ Cần Biết

0
Cập nhật lần cuối: 26/12/2024
Suy Buồng Trứng Và Vô Sinh: Những Điều Phụ Nữ Cần Biết
Suy Buồng Trứng Và Vô Sinh: Những Điều Phụ Nữ Cần Biết

Suy buồng trứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây ra nhiều tác động đến sức khỏe tổng thể và tâm lý của phụ nữ. Tình trạng này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến vô sinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng suy buồng trứng và các thông tin chi tiết liên quan đến căn bệnh này.

Hiện tượng suy buồng trứng ở phụ nữ

Suy giảm buồng trứng là tình trạng mà chức năng của buồng trứng bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động trước tuổi 40, dẫn đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Bình thường, buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone estrogen và progesterone, đồng thời đảm bảo quá trình rụng trứng diễn ra hàng tháng để duy trì khả năng sinh sản. Khi tình trạng này diễn ra, lượng hormone này giảm sút, gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe sinh sản cũng như tổng thể.

ThS. BS Nguyễn Thị Hồng Thắm, khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết:

“Sau 40 tuổi sẽ có những triệu chứng của tiền mãn kinh dẫn đến mãn kinh, độ tuổi trung bình là 48 – 52 tuổi. Tuy nhiên trước 40 tuổi mà có các dấu hiệu của tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thì chúng ta đã bị mắc hội chứng suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm sẽ có những biểu hiện như: mất kinh, bốc hỏa, khó chịu trong người, giảm ham muốn tình dục…”

Suy buồng trứng sớm (Premature Ovarian Failure – POF) là một vấn đề y tế nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khoảng 1% phụ nữ dưới 40 tuổi và 0,1% phụ nữ dưới 30 tuổi. Theo dữ liệu từ các tổ chức y tế, tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm lý.  (1)

Tác động của POF đối với sức khỏe sinh sản là rất đáng kể. Tình trạng này thường khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai, thậm chí dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, điều này còn làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm chất lượng và số lượng trứng, khiến khả năng mang thai tự nhiên trở nên cực kỳ khó khăn.

Không chỉ dừng lại ở sức khỏe sinh sản, buồng trứng suy giảm còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Tình trạng thiếu hụt hormone estrogen có thể dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, khô âm đạo, và giảm ham muốn tình dục. Về lâu dài, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như loãng xương, bệnh tim mạch, hoặc suy giảm trí nhớ.

Tâm lý phụ nữ cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với nhiều trường hợp cảm thấy tự ti, trầm cảm, và lo lắng về khả năng làm mẹ. Theo thống kê, có khoảng 50-60% phụ nữ bị suy buồng trứng sớm trải qua các triệu chứng nghiêm trọng như trầm cảm và lo âu, phản ánh tác động sâu sắc của bệnh lý này lên chất lượng cuộc sống của họ. (2) Do đó, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

>> Xem thêm: Tắc vòi trứng là gì: Dấu hiệu – Triệu chứng và cách chữa trị

Nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng

Suy buồng trứng nguyên phát

POF nguyên phát thường có liên quan đến các yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền, làm gián đoạn sự phát triển và chức năng bình thường của buồng trứng. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn nhiễm sắc thể: Hội chứng Turner (45,X) và hội chứng Fragile X là những ví dụ điển hình. Những bất thường này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các nang trứng, dẫn đến buồng trứng gặp vấn đề từ rất sớm.
  • Yếu tố di truyền gia đình: Có mối liên hệ giữa suy buồng trứng nguyên phát và tiền sử gia đình. Nếu mẹ, chị em ruột hoặc người thân cận huyết bị suy giảm buồng trứng, nguy cơ của bạn có thể cao hơn.

Những yếu tố này khó thay đổi hoặc kiểm soát, tuy vậy việc phát hiện sớm giúp cải thiện khả năng điều trị cũng như có biện pháp hữu ích ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng buồng trứng suy giảm ở phụ nữ

Ngoài yếu tố bẩm sinh và di truyền, buồng trứng nữ giới suy giảm đột ngột còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân thứ phát, ảnh hưởng lớn bởi các tác động bên ngoài và các rối loạn sức khỏe khác:

  1. Tác động của môi trường: Các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất gây ô nhiễm, hoặc khói thuốc lá có thể gây tổn thương lâu dài đến buồng trứng. Đặc biệt, việc tiếp xúc liên tục với môi trường chứa nhiều chất độc hại sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  2. Hóa trị và xạ trị: Các phương pháp điều trị ung thư này có thể phá hủy các tế bào buồng trứng, gây ra tổn thương không hồi phục. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của các vấn đề về buồng trứng ở những phụ nữ trẻ điều trị ung thư.
  3. Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch tự động tấn công buồng trứng, phá hủy các nang trứng và dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng. Một số bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, hoặc viêm tuyến giáp tự miễn có thể liên quan.
  4. Nhiễm trùng hoặc bệnh lý phụ khoa: Viêm buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân đáng chú ý. Những tình trạng này không chỉ gây suy giảm chức năng buồng trứng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản toàn diện.
  5. Yếu tố lối sống: Căng thẳng kéo dài, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc lạm dụng thuốc cũng có thể làm gia tăng nguy cơ POF sớm.

Xác định nguyên nhân POF thường không dễ dàng, vì đây là một tình trạng phức tạp có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Theo các nghiên cứu, khoảng 75% các trường hợp bệnh suy buồng trứng sớm (Premature Ovarian Insufficiency – POI) là vô căn, tức là không tìm thấy nguyên nhân cụ thể. Tỷ lệ này đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, nhấn mạnh rằng phần lớn các trường hợp suy buồng trứng không thể giải thích được bằng các yếu tố di truyền, môi trường, hoặc miễn dịch​ (2)

Dấu hiệu và biểu hiện của suy buồng trứng

Hiện tượng suy buồng trứng thường gặp

Khi buồng trứng bị giảm hoặc mất chức năng trước tuổi 40 thường sẽ đi kèm với các triệu chứng đặc trưng:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt thưa dần, không đều, hoặc mất hẳn là dấu hiệu phổ biến và thường được phát hiện đầu tiên. Đây là kết quả của sự suy giảm hormone estrogen, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Dấu hiệu mãn kinh sớm: Phụ nữ mắc POF thường gặp các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm, cảm giác nóng bừng đột ngột và khô âm đạo, dẫn đến khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Giảm khả năng sinh sản: Suy buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai hoặc vô sinh.

Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây ra những hệ lụy lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

>> Xem thêm: 15 cách trị tắc vòi trứng tại nhà an toàn dễ thực hiện 

Biểu hiện suy buồng trứng sớm

Ở giai đoạn sớm, POI thường biểu hiện âm thầm với các triệu chứng không đặc hiệu, khiến nhiều phụ nữ dễ bỏ qua:

  • Mệt mỏi kéo dài: Cơ thể thiếu năng lượng, luôn cảm thấy uể oải, thậm chí cả khi không làm việc nặng.
  • Tâm lý bất ổn: Phụ nữ có thể cảm thấy thất thường, dễ cáu gắt, hay lo âu hoặc có dấu hiệu trầm cảm. Tình trạng này liên quan đến sự thiếu hụt hormone, đặc biệt là estrogen, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương.
  • Giảm ham muốn tình dục: Mức estrogen thấp dẫn đến khô âm đạo, gây đau rát khi quan hệ, làm suy giảm đáng kể đời sống tình dục.

Phát hiện sớm các dấu hiệu của suy buồng trứng giúp phụ nữ có cơ hội được can thiệp kịp thời, cải thiện khả năng sinh sản và giảm thiểu các rủi ro sức khỏe lâu dài như loãng xương, bệnh tim mạch, hoặc rối loạn tâm lý.

Chẩn đoán suy giảm buồng trứng

Xét nghiệm

Việc chẩn đoán suy buồng trứng thường sẽ dựa vào sự kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm sinh hóa để đánh giá chức năng buồng trứng. Dưới đây là một số xét nghiệm phổ biến:

1. Xét nghiệm hormone:

  • FSH (Follicle-Stimulating Hormone): Đây là xét nghiệm quan trọng nhất. Nồng độ FSH cao (trên 40 mIU/mL) trong hai lần đo cách nhau ít nhất một tháng thường được coi là chỉ dấu rõ ràng của POF
  • LH (Luteinizing Hormone): LH cũng thường tăng cao ở phụ nữ bị suy buồng trứng, nhưng sự tăng này không đặc hiệu bằng FSH.
  • Estrogen: Nồng độ estrogen giảm cho thấy buồng trứng không còn hoạt động bình thường.

2. Xét nghiệm AMH (Anti-Müllerian Hormone):

Đây là xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng bằng cách đo nồng độ AMH trong máu. AMH thấp đồng nghĩa với việc số lượng nang noãn còn lại ít, là dấu hiệu rõ ràng của suy giảm chức năng buồng trứng.

3. Xét nghiệm gen và miễn dịch:

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm tìm các rối loạn di truyền (như hội chứng Turner, đột biến FMR1) hoặc các kháng thể tự miễn để xác định nguyên nhân tiềm ẩn.

4. Xét nghiệm DEXA (Dual-energy X-ray Absorptiometry):

Mặc dù không phải để chẩn đoán trực tiếp, nhưng xét nghiệm này giúp kiểm tra mật độ xương, vốn có thể bị giảm do thiếu hụt estrogen kéo dài.

Siêu âm có phát hiện suy buồng trứng không?

Siêu âm đóng vai trò hỗ trợ trong chẩn đoán suy buồng trứng, mặc dù không thể trực tiếp xác nhận tình trạng này. Các loại siêu âm như siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm tử cung phần phụ giúp bác sĩ quan sát cấu trúc và hoạt động của buồng trứng và phát hiện các bất thường.

Suy buồng trứng và khả năng mang thai

Suy buồng trứng có con được không?

Suy buồng trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, các mẹ vẫn có thể mang thai tự nhiên mặc dù tỷ lệ khá thấp, rơi vào khoảng 5 – 10% các trường hợp bị suy buồng trứng sớm. (3)

Trường hợp này xảy ra kho một số nang noãn còn lại trong buồng trứng bất ngờ hoạt động trở lại. Tuy nhiên đa phần các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn do vợ bị suy buồng trứng thường cần đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản để có thể mang thai.

Suy buồng trứng có chữa được không?

Tính đến thời điểm hiện tại, suy buồng trứng vẫn là một thách thức lớn trong y học vì không thể chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt là khi không xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên các bệnh nhân bị suy buồng trứng có thể sử dụng các liệu pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng, tối ưu hóa khả năng sinh sản và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Liệu pháp hormone thay thế ( HRT)

  • HRT được sử dụng để bổ sung các hormone estrogen và progesterone thiếu hụt, giúp giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, và khô âm đạo.
  • Đồng thời, HRT còn có vai trò bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ suy buồng trứng sớm.
  • Một số nghiên cứu cho thấy việc áp dụng HRT sớm giúp tăng cường chất lượng cuộc sống và duy trì chức năng buồng trứng còn sót lại.

Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng

  • Chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega-3 (như cá hồi, dầu ô liu, các loại hạt) và vitamin D, vitamin E. là những thực phẩm giúp chị em bị gặp vấn đề về suy giảm buồng trứng có thể cải thiện được phần nào sức khỏe tổng quan.
  • Tập luyện thể chất: Các bài tập aerobic hoặc yoga giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.
  • Hạn chế các yếu tố độc hại: Tránh thuốc lá, rượu bia, và giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ suy buồng trứng.

Hỗ trợ sinh sản

  • Kích thích buồng trứng

Phương pháp này chỉ khả thi với những người bệnh lý nhẹ, còn dự trữ trứng. Hormone kích thích buồng trứng (FSH) được sử dụng để kích thích nang noãn phát triển, từ đó tạo cơ hội thụ thai tự nhiên hoặc thông qua các biện pháp hỗ trợ khác.

  • Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF

Đây là phương pháp được các bệnh nhân áp dụng nhiều nhất, đặc biệt là khi cần kết hợp với trứng hiến tặng để có con. Với những trường hợp có dự trữ thấp hoặc không còn trứng thường cần sử dụng trứng từ người hiến tặng để tăng cơ hội thụ thai. Theo thống kê, tỷ lệ thành công của IVF với trứng hiến tặng dao động từ 50-70%, tùy thuộc vào chất lượng cơ sở y tế và điều kiện sức khỏe của bệnh nhân. (4)

Trung tâm Hiếm muộn & Y học giới tính – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tự hào là một trong những địa chỉ tin cậy cho các vợ chồng hiếm muộn lâu năm. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia hỗ trợ sinh sản giàu kinh nghiệm, đặc biệt với những cái tên nổi tiếng như: ThS.Bs Nguyễn Duy Phương, Ths.Bs Nguyễn Thị Thu, Ths.Bs Nguyễn Tiên Phong… đã nâng tỷ lệ thành công cho các ca IVF lên đến 86%.

“Em kết hôn được 3 năm nay rồi, em bị suy buồng trứng, AMH của em thấp lắm chỉ có không chấm mấy thôi, chồng em thì tinh trùng bị dị dạng. Nhưng mà may quá, sang IVF Hà Nội vẫn làm được, bác sĩ Phương rất nhiệt tình. Giờ em chỉ biết khuyên mọi người hãy cố gắng vững tâm và đặt niềm tin vào bác sĩChị Đặng Thị Lón (27 tuổi) – Sóc Sơn Hà Nội chia sẻ. Chị là một trong những trường hợp khó, bị suy buồng trứng sớm với chỉ số AMH chỉ 0,21.

Trung tâm IVF Hà Nội đã thực hiện thành công rất nhiều ca IVF khó, bệnh lý phức tạp như các trường hợp vô sinh nữ do suy buồng trứng, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung… Với cơ sở vật chất hiện đại, quy trình chuẩn quốc tế và sự tận tâm trong chăm sóc, bệnh viện đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những gia đình mong con.

Câu hỏi thường gặp

  1. Suy giảm buồng trứng có nguy hiểm không?
    Suy buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ra các vấn đề về sức khỏe như loãng xương, tim mạch, nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị sớm.
  2. Buồng trứng suy giảm có phải mãn kinh sớm không?
    POF và mãn kinh sớm có triệu chứng tương tự, nhưng mãn kinh là trạng thái tự nhiên sau tuổi 50, còn suy buồng trứng xảy ra trước 40 tuổi.
  3. Uống thuốc gì để chữa suy giảm buồng trứng?
    Các loại thuốc hormone thay thế hoặc hỗ trợ sinh sản như Clomiphene hoặc Gonadotropins thường được chỉ định. Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hãy xin ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là thông tin chi tiết về căn bệnh suy buồng trứng, dấu hiệu, chẩn đoán và các giải pháp phù hợp cho chị em mắc hội chứng POF. Liên hệ hotline 0981500770 để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe sinh sản cũng như các giải pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

 

NGUỒN THAM KHẢO

  1. “Premature ovarian failure”, https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5509972/ (30/11/2024)
  2. “Biological therapies for premature ovarian insufficiency: what is the evidence?”, https://www.frontiersin.org/journals/reproductive-health/articles/10.3389/frph.2023.1194575/full (30/11/2024)
  3. “Diagnosing and managing primary ovarian insufficiency”, https://bpac.org.nz/2019/ovarian.aspx (30/11/2024)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận