Skip to main content

Sỏi bàng quang 7mm nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

0
Cập nhật lần cuối: 29/04/2021

Sỏi bàng quang nằm trong số các bệnh đường tiết niệu thường gặp. Trong số sỏi bàng quang 7mm khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết ở mức độ này bệnh có nguy hiểm không? Chữa như thế nào thì an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Sỏi bàng quang 7mm to hay nhỏ?

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu từ thận bài tiết ra, có hình bầu dục. Sỏi bàng quang hình thành do tích tụ những khoáng chất có trong nước tiểu. Nếu bạn tiểu không hết hay nhịn tiểu, nước tiểu bị đọng lại ở bàng quang.

Các khoáng chất có thể kết cụm với nhau tạo nên những tinh thể rồi lớn dần thành sỏi. Sỏi bàng quang cũng có thể hình thành do sỏi từ thận hay niệu quản rơi xuống. Sỏi bàng quang chiếm tới 30% các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.

Sỏi bàng quang 7mm có thể gây ra các cơn đau lưng

Thông thường sỏi bàng quang có hình tròn, không góc cạnh, xù xì, kích thước đa dạng. Sỏi bàng quang 7mm được coi là có kích thước khá lớn và có thể gây nhiều trở ngại với sức khỏe bệnh nhân.

>>> Đọc thêm: 3 triệu chứng sỏi bàng quang điển hình bạn nên biết

Dấu hiệu bệnh sỏi bàng quang 7mm

Không ít trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu bệnh cụ thể. Phải tới khi kích thước sỏi to dần, kích thích bàng quang đồng thời cản trở lưu thông của nước tiểu các dấu hiệu mới càng rõ ràng. Do đó bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm. Một số dấu hiệu có thể kể tới là:

  • Đau bụng dưới: sỏi bàng quang hình thành, di chuyển trong bàng quang sẽ khiến bệnh nhân đau bụng dưới dữ dội hay âm ỉ.
  • Tiểu buốt, tiểu khó: sỏi gây tắc đường tiểu nên tiểu khó, đau buốt ở cơ quan sinh dục. Hiện tượng này càng nặng hơn khi bệnh nhân vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Tiểu nhiều, tiểu rắt: đường tiểu bị tắc cũng khiến bệnh nhân đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
  • Tiểu ra máu, màu nước tiểu sẫm: nhiễm trùng ở bàng quang khiến nước tiểu đục. Khi đi tiểu sỏi va đập, cọ xát gây chảy máu hay tiểu ra máu.

Sỏi bàng quang 7mm nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sỏi bàng quang có thể gây ra các biến chứng như:

Viêm bàng quang

Đây là biến chứng thường gặp hơn cả. Nguyên nhân là bởi sỏi lớn làm tổn thương niêm mạc bàng quang. Quá trình di chuyển, co bóp sỏi cọ xát vào niêm mạc gây nhiễm khuẩn, lở loét hay chảy máu trong bàng quang.

Sỏi bàng quang 7mm là kích thước tương đối lớn

Viêm bàng quang cấp nếu không được chữa trị sớm có thể gây viêm mãn tính gây rò bàng quang, teo bàng quang.

Viêm thận

Nhiễm khuẩn ngược dòng có thể gây viêm thận, suy thận. Đây cũng là biến chứng nặng nề và khó chữa dứt điểm, thậm chí nguy hại tới tính mạng.

Rò bàng quang

Bàng quang bị rò sẽ khiến nước tiểu chảy đến tầng sinh môn hay âm đạo gây nhiễm trùng, bất tiện trong sinh hoạt.

Các trường hợp sỏi bàng quang với kích thước quá lớn có thể làm tắc tiểu hoàn toàn. Nước tiểu ứ đọng làm cho bàng quang căng phồng gây ra cầu bàng quang ở xương mu.

>>> Đọc thêm: Người bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?

Chữa sỏi bàng quang 7mm thế nào?

Với kích thước này các bác sĩ thường chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:

Điều trị nội khoa

Các ca bệnh sỏi bàng quang chưa quá rắn, niệu đạo bệnh nhân thoáng. Các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: dùng dự phòng hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm
  • Thuốc tan sỏi: với tác dụng kiềm hóa nước tiểu, làm tan sỏi. Sỏi nhỏ sẽ bị đẩy ra ngoài khi đi tiểu
  • Thuốc giãn cơ trơn: giúp làm giảm các cơn thắt của bàng quang, giãn cơ trơn giúp sỏi được đẩy ra ngoài dễ hơn.
  • Thuốc giảm đau: hỗ trợ khi có cơn đau, khó chịu cho người bệnh.

Điều trị ngoại khoa

Các trường hợp sỏi góc cạnh, rắn, bệnh nhân bị hẹp niệu đạo thì tán sỏi nội soi ngược dòng thường được ưu tiên chỉ định. Các bác sĩ dùng ống nội soi qua niệu đạo tới sỏi ở bàng quang để xác định viên sỏi. Sau đó dùng năng lượng laser tán sỏi thành các mảnh nhỏ rồi lấy ra ngoài.

Kỹ thuật tán sỏi ngược dòng ít xâm lấn, an toàn

Với những sỏi rắn, nhiều góc cạnh và bệnh nhân có tình trạng hẹp niệu đạo thì phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng sẽ được chỉ định. Bác sĩ đưa ống nội soi qua đường niệu đạo vào bàng quang để xác định vị trí có sỏi. Sử dụng năng lượng laser để tán sỏi thành những mảnh nhỏ và lấy sỏi ra ngoài.

Tán sỏi nội soi sở hữu một số ưu điểm như:

  • Ít xâm lấn: tán sỏi qua đường tự nhiên của cơ thể nên an toàn, không cần mổ, bệnh nhân không có sẹo, ít đau hơn
  • An toàn: hạn chế các biến chứng sau mổ như: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu,… So với mổ hở không gây tổn thương tới mô hay cơ quan khác.
  • Phục hồi nhanh chóng: bệnh nhân có thể ra viện sau khoảng 1-2 ngày tán sỏi. Giúp giảm các chi phí chăm sóc, điều trị sau mổ.

Thế nhưng không ít trường hợp bệnh nhân điều trị sỏi ở bàng quang tại các cơ sở không uy tín vẫn bị nhiễm trùng. Khi muốn điều trị sỏi bàng quang bạn nên tìm tới các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Thận-Tiết niệu như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để đảm bảo an toàn.

Với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa uy tín, giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm chữa sỏi bàng quang. Ngoài ra hệ thống phòng mổ, phòng bệnh tại bệnh viện được vô trùng nghiêm  ngặt theo quy định nên giảm thiểu được các biến chứng, nhiễm trùng. Bệnh nhân thậm chí không cần uống kháng sinh dự phòng mà vẫn có thể an tâm. Các  trang thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu giúp quá trình khám, chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác hơn, không sai sót.

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sỏi bàng quang 7mm. Nếu gặp phải các dấu hiệu nghi mắc sỏi bạn nên đi khám sớm để được chẩn bệnh và điều trị kịp thời. nếu còn bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 234529 để được tư vấn, giải đáp.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận