Mẹ bầu nên làm gì để có một thai kì hoàn hảo?
Mang thai và làm mẹ là một cột mốc thiêng liêng của người phụ nữ. Nhất là đối với các mẹ mang thai lần đầu sẽ không khỏi bỡ ngỡ trước những thay đổi mới. Bài viết tổng quan dưới đây về 3 giai đoạn mang thai sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp quá trình mang thai thật hoàn hảo, “mẹ tròn con vuông”.
3 tháng đầu của thời kì mang thai (tuần 1 – tuần 12)
Quá trình thụ thai kết thúc, thai nhi bắt đầu thành hình với cấu tạo là 1 túi phôi nhỏ với đường kính khoảng 80 mm. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển khung xương và các cơ quan thiết yếu nhất như tim, não bộ, hệ thống thần kinh.
Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm nhận được có sự thay đổi rõ rệt, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu ốm nghén như: cảm giác chán ăn, mệt mỏi, xanh xao, sút cân… Đây là hiện tượng bình thường, nhưng một vài trường hợp nặng làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thì bạn cần tìm đến bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mình.
Một lưu ý rất quan trọng là bạn nên thực hiện xét nghiệm Double test vào tuần 12 của thai kì, nhằm mục đích sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật di truyền ở thai nhi như hội chứng Down, Edwards và Patau…

Quá trình mang thai 3 tháng giữa (tuần 13 – tuần 25)
Lúc này, tình trạng hormone trong cơ thể người mẹ trở nên cân bằng, tình trạng ốm nghén, khó chịu sẽ hoàn toàn biến mất. Đây là thời điểm mà thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ và rõ rệt nhất, hình thành các cơ quan nội tạng và bộ phận chức năng của cơ thể. Người mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Các cơ quan như da, tóc của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển, có thể thấy được qua siêu âm. Hệ tiêu hoá cũng bắt đầu hoạt động, hình thành khả năng nghe và cử động. Sau tuần 20, thai nhi bắt đầu phản ứng với môi trường bên ngoài như phản ứng với tiếng ồn, đáp lại lời mẹ, cảm nhận cử động trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên cần lưu ý trong 3 tháng giữa của thai kì, nếu bạn cảm thấy có những dấu hiệu lạ, thường xuyên xuất hiện như: hoa mắt, chóng mặt, phù nề tay chân nghiêm trọng, xuất huyết âm đạo, xuất hiện các cơ đau quặn, khó chịu ở bụng thì bạn nên lưu ý và đi khám ngay.

Mang thai 3 tháng cuối có điều gì đặc biệt? (tuần 26 – tuần 40)
Đây là cột mốc quan trọng của thai kì. Các cơ quan và hệ thống của em bé đã phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều, chuyển động của em bé trong cơ thể cũng rõ rệt hơn. Thai nhi sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, cơ thể người mẹ chắc chắn to ra và cồng kềnh hơn.
Để bé yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ cần chú ý ăn uống đủ chất, uống đủ 2 lít nước/ ngày và bổ sung thêm các chất vi lượng có tác dụng phát triển tế bào thần kinh như protein, sắt, kẽm, iot, acid folic và làm tăng sản xuất sữa mẹ.
Các mẹ mang thai 3 tháng cuối có thể sẽ gặp phải tình trạng những biểu hiện khó chịu như tiêu chảy, táo bón, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi… Bạn cần phải đi kiểm tra thai định kì để tránh các tai biến nguy hiểm có thể xảy ra: riền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu, các vấn đề về nước ối…

Một vài lưu ý cho thai kì hoàn hảo
Ngoài những thông tin tổng quan về sự phát triển của thai kì, mẹ cũng cần lưu ý những việc làm đơn giản nhưng lại rất hữu ích cho quá trình mang thai như:
– Chuẩn bị trước khi mang thai: ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên chủ động tiêm phòng những loại vắc-xin, bổ sung thêm dưỡng chất và vitamin quan trọng: sắt, kẽm, canxi, vitamin A, axit folic… tạo nền tảng cho một thai kì khoẻ mạnh.
– Tập luyện, vận động thể chất: bạn chỉ cần bỏ ra 15 – 20 phút mỗi ngày cho những động tác thể dục sẽ giúp bạn giúp bạn cải thiện cân nặng, tuần hoàn máu và giúp quá trình sinh nở chở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
– Loại bỏ những thói quen không tốt: nếu bạn thích uống café hay thường xuyên đi giày cao gót thì hãy mau chóng “tạm biệt” vì chúng rất có hại cho sức khoẻ, khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng, đau nhức, khó chịu…
Chuẩn bị những vật dụng cần thiết: Mang thai là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy lo lắng và hồi hộp. Vì thế, bạn nên chuẩn bị danh sách và các đồ dùng cần thiết để chào đón bé yêu một cách tuyệt vời nhất.

Thông tin chi tiết về dịch vụ khám thai và siêu âm của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tại: