Lạc Nội Mạc Tử Cung: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị

Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống. Vậy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này là gì, có những cách nào để điều trị? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lý lạc nội mạc tử cung nhé!
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Ví dụ như trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc các vùng khác trong vùng chậu. Những mô này hoạt động như nội mạc tử cung, dày lên và bong tróc theo chu kỳ kinh nguyệt nhưng không thể thoát ra ngoài, gây viêm và đau đớn.

U nạc nội mạc ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới, tương đương với 190 triệu người. Bệnh thường xuất hiện từ khi có kinh nguyệt lần đầu đến khi mãn kinh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. (1)
Vì sao bị lạc nội mạc tử cung? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này vẫn chưa được xác định rõ ràng, dưới đây là một số nguyên nhân liên quan mà mọi người có thể tham khảo:
– Kinh nguyệt trào ngược: Các mô nội mạc tử cung di chuyển ngược vào trong vùng chậu thay vì thoát ra ngoài gây biến chứng vùng chậu.
– Yếu tố di truyền: Ai có các thành viên trong gia đình có tiền sử bị bệnh thì sẽ có nguy cơ cao mắc lại.
– Hệ miễn dịch bất thường: Hệ miễn dịch không loại bỏ được các mô nội mạc tử cung phát triển sai vị trí.
– Phẫu thuật vùng chậu: Phụ nữ đã từng làm phẫu thuật vùng chậu có thể làm các tế bào nội mạc tử cung bám vào các vị trí khác dẫn đến mắc bệnh ở vùng thành bụng.
>> Xem thêm: Tắc vòi trứng là gì? Triệu chứng, dấu hiệu và cách chữa trị
Triệu chứng và dấu hiệu
Biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc vùng tử cung có nhiều biểu hiện khác nhau, thường liên quan đến những bất thường trong cơ thể mà người bệnh có thể tự nhận biết được, những dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Đau bụng kinh dữ dội: Đây là biểu hiện điển hình nhất, các cơn đau lạc nội mạc tử cung thường bắt đầu ngay từ thời điểm niên thiếu và kéo dài trong nhiều năm. Cơn đau có xu hướng nặng lên theo thời gian và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt.
- Đau khi quan hệ tình dục: Người bệnh có cảm giác đau rõ rệt ở cùng chậu hoặc âm đạo trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
- Đau vùng chậu mãn tính: Bị đau dai dẳng ở khu vực vùng chậu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, có thể cản trở khả năng làm việc hoặc các hoạt động thường ngày.
Những biểu hiện của viêm lạc nội mạc vùng tử cung này thường có tính chất kéo dài và có xu hướng nặng dần lên nếu không được điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Đa nang buồng trứng là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết 2024
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng của bệnh thường được phát hiện qua các bất thường mà bác sĩ nhận định qua quá trình thăm khám hoặc xét nghiệm. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến.
- Chảy máu kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu kinh nhiều bất thường, dẫn đến mất máu mãn tính và mệt mỏi.
- Các vấn đề tiêu hóa: Nhiều bệnh nhân gặp triệu chứng như tiêu chảy, táo bón hoặc đầy hơi, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này đôi khi khiến bệnh bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác.
- Khó mang thai: Theo thống kê, từ 30-50% phụ nữ mắc chứng bệnh này gặp vấn đề về khả năng sinh sản, đây là triệu chứng nguy hiểm nhất liên quan đến bệnh. (2)
Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng như đau khi đi tiểu, mệt mỏi mãn tính hoặc căng tức bụng.

Bị lạc nội mạc vùng tử cung có nguy hiểm không?
Tiến sĩ Hugh Taylor, Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Yale New Haven, Hoa Kỳ, nhận định
“Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một rối loạn sinh sản mà còn là một bệnh lý viêm toàn thân. Tác động của nó vượt xa vấn đề vô sinh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.” (3)
Lạc nội mạc vùng tử cung là một bệnh lý phức tạp không chỉ gây đau đớn kéo dài mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và cuộc sống của phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Vô sinh hoặc hiếm muộn: Khoảng 30-50% phụ nữ mắc lạc nội mạc vùng tử cung gặp khó khăn trong việc thụ thai. Các tổn thương trong tử cung hoặc vùng chậu do bệnh gây ra có thể làm giảm khả năng rụng trứng, làm tổ của phôi hoặc gây tắc nghẽn ống dẫn trứng.
- Biến chứng y khoa nguy hiểm: Bệnh thường dẫn đến sự hình thành các khối u lạc nội mạc hoặc u nang buồng trứng, gây đau và làm giảm chức năng cơ quan sinh dục. Một số trường hợp nặng còn có nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm mãn tính vùng chậu.
- Tác động tiêu cực đến tâm lý: Các cơn đau dai dẳng và khó chịu liên tục có thể khiến phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy có đến 65% phụ nữ mắc bệnh báo cáo rằng bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng đau đớn liên tục, bao gồm đau vùng chậu, đau bụng kinh dữ dội và khó chịu khi quan hệ tình dục, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn cản trở các hoạt động hàng ngày.

Điều quan trọng là phụ nữ nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện và điều trị bệnh, ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.
Lạc nội mạc tử cung có chữa được không?
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn bệnh này, tuy vậy bệnh có thể được kiểm soát thông qua việc giảm triệu chứng, kiểm soát sự phát triển của các khối lạc nội mạc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Điều trị lạc nội mạc ở tử cung bằng Dienogest
Dienogest là một loại hormone tổng hợp thuộc nhóm progestin, giúp làm giảm sự phát triển của các mô nội mạc tử cung và làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau. Phương pháp này thường được chỉ định trong điều trị lạc nội mạc vùng tử cung ở nữ ở các trường hợp không thể phẫu thuật hoặc các bệnh nhân muốn tránh phẫu thuật.
Dienogest có tác dụng ngừng chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm sự phát triển của nội mạc tử cung, từ đó giảm đau và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy, phương pháp điều trị này có thể đạt hiệu quả tốt trong việc giảm thiểu triệu chứng và kiểm soát sự phát triển của mô nội mạc tử cung lạc chỗ.
Điều trị lạc nội mạc vùng tử cung bằng Đông Y
Điều trị lạc nội mạc vùng tử cung vùng chậu bằng các phương pháp Đông Y cũng được rất nhiều người quan tâm bởi tính tiện lợi và chi phí thấp. Các bài thuốc Đông y, kết hợp với phương pháp châm cứu, được sử dụng nhằm điều hòa khí huyết, giảm đau và tăng cường lưu thông máu. Một số thảo dược trong Đông y như nhung hươu, xích thược, hoặc xuyên khung có tác dụng giảm viêm, tăng cường miễn dịch và giảm đau.
Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn vì tính hiệu quả có thể phụ thuộc vào cơ địa từng người. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp này có thể hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân muốn tìm kiếm một giải pháp bổ trợ bên cạnh phương pháp Tây y.
Các phương pháp điều trị phổ biến khác
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng trong trường hợp các triệu chứng lạc nội mạc vùng tử cung không thuyên giảm qua các liệu pháp khác. Phẫu thuật giúp loại bỏ các mô nội mạc tử cung lạc chỗ hoặc khối u, giảm đau và cải thiện khả năng sinh sản cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là một phương pháp có rủi ro và cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc nội tiết như các loại thuốc tránh thai, thuốc đồng vận GnRH (Gonadotropin-releasing hormone) giúp ngừng chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm giảm sự phát triển của các khối lạc nội mạc. Các loại thuốc này thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng và điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.
- Thay đổi lối sống: Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Các biện pháp như tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giảm stress có thể giúp cải thiện sức khỏe chung và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Việc duy trì một lối sống khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giảm bớt cơn đau và sự phát triển của mô nội mạc tử cung.

Tuy bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc áp dụng đúng phương pháp điều trị kết hợp giữa tây y và đông y, cùng với các biện pháp thay đổi lối sống, có thể giúp giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên – Chuyên gia sản phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ cho biết
“Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính. Việc điều trị lạc nội mạc tử cung sẽ tùy thuộc vào than phiền của bệnh nhân là gì. Ví dụ bệnh nhân đến khám chữa vì đau thì sẽ có phác đồ điều trị dành riêng cho từng mức độ đau. Còn nếu như bệnh nhân bị vô sinh thì sẽ chuyển qua điều trị hiếm muộn.”(4)
Lạc nội mạc tử cung có con được không
Lạc nội mạc ở tử cung vùng chậu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất hoàn toàn cơ hội làm mẹ khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Rất nhiều phụ nữ bị mắc bệnh này vẫn có thể thụ thai tự nhiên, dù tỷ lệ thành công thường thấp hơn so với người không mắc bệnh. Trong trường hợp đang mong con thì IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là giải pháp tối ưu hơn cả.
“Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai khoảng 50% – 60% khó có thai.” (5)
Tại hội thảo “Cá thể hóa điều trị lạc nội mạc tử cung” của Hội Phụ Sản Việt Nam, BS CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết:
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON YÊU GIAN NAN CỦA BỆNH NHÂN Bệnh Viện Đa Khoa Hà Nội
Chia sẻ về khó khăn khi tiếp nhận những ca hiếm muộn lâu năm, thất bại nhiều lần, Giám đốc TT Hiếm muộn & Y học giới tính Hà Nội, ThS. BS Nguyễn Duy Phương chia sẻ:
“Điều khó khăn nhất không phải bệnh lý của bệnh nhân, vì chỉ cần nghiên cứu kỹ càng, tất cả đều có hướng điều trị. Khó khăn nhất là làm sao thuyết phục được bệnh nhân không được bỏ cuộc, còn trứng, còn tinh trùng là còn cơ hội.”
Nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, bác sĩ giỏi, bác sĩ “mát tay” trong điều trị hiếm muộn và hệ thống thiết bị hiện đại, bệnh viện đã mang lại cơ hội làm cha mẹ cho nhiều gia đình. Hiện thực hóa giấc mơ có con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có bệnh lý phức tạp và thất bại nhiều lần. Điều này còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
Bệnh viện cũng vừa đạt cột mốc, thành công chào đón em bé IVF thứ 6000 và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.
“Nhiều gia đình mang cả con đến cám ơn tôi. Bế trên tay những bạn nhỏ IVF, gặp các bạn ấy từ lúc chỉ là quả trứng và con tinh trùng, kỳ diệu lắm. Thật hạnh phúc khi là một bác sĩ sinh sản!”
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương tự hào chia sẻ.
Câu hỏi thường gặp
Bị lạc nội mạc ở tử cung có nguy hiểm không?
Lạc nội mạc vùng tử cung có thể gây ra đau đớn dữ dội và vô sinh. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như tổn thương cơ quan sinh sản và ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Khoảng 30-50% phụ nữ bị bệnh gặp khó khăn trong việc thụ thai. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng này.
Lạc nội mạc ở tử cung có chữa khỏi hoàn toàn không?
Lạc nội mạc tử cung không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được thông qua thuốc nội tiết, phẫu thuật hoặc IVF. Điều trị sớm có thể giúp giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần điều trị dài hạn.
Điều trị bệnh có tốn kém không?
Chi phí điều trị phụ thuộc vào phương pháp được chọn. Thuốc nội tiết có chi phí thấp hơn phẫu thuật và IVF. Phẫu thuật hoặc IVF có thể tốn kém, nhưng điều trị sớm giúp giảm thiểu rủi ro và biến chứng lâu dài, làm tăng khả năng mang thai.
NGUỒN THAM KHẢO:
- “Endometriosis”, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/endometriosis, (02/12/2024)
- Impact of endometriosis on female fertility and the management options for endometriosis-related infertility in reproductive age women: a scoping review with recent evidences, https://mefj.springeropen.com/articles/10.1186/s43043-021-00082-3 (02/12/2024)
- “Endometriosis: Not just a gynecologic Disease – Hugh Taylor, MD”, https://www.endofound.org/endometriosis-not-just-a-gynecologic-disease-hugh-taylor-md (02/12/2024)
- Bệnh lý nội mạc tử cung là gì, điều trị ra sao? | BS.CK1 Nguyễn Lệ Quyên, https://www.youtube.com/watch?v=oxg7Jdv3Qa0 (02/12/2024)