Gói Tầm Soát Ung Thư Toàn Diện: Lợi Ích và Những Gói Khám Phổ Biến
Tầm soát ung thư định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bệnh tật khi vẫn ở giai đoạn có thể kiểm soát được hoặc thậm chí có thể cải thiện tốt sự tiến triển của bệnh. Phát hiện bệnh sớm làm nên sự thay đổi hoàn toàn và quan trọng giúp chúng ta theo dõi những nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe để có thể sống khỏe mạnh và tránh chi phí điều trị đắt đỏ về sau. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, chúng tôi cung cấp các gói khám sức khỏe toàn diện cho cả nam và nữ phù hợp với mọi lứa tuổi.

Ưu điểm của tầm soát ung thư toàn diện
Ưu điểm của gói khám tầm soát toàn diện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Theo Ths. BS Phạm Duy Tùng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết :
“ Để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, chúng ta nên tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm một lần. Cùng với đó việc lựa chọn địa chỉ tầm soát ung thư uy tín, cùng với gói tầm soát ung thư toàn diện phù hợp với sức khỏe, điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình là vô cùng cần thiết”.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, đáp ứng đủ những tiêu chí ưu việt cho khách hàng thực hiện tầm soát ung thư:
- Gói khám được xây dựng, được thiết kế khoa học với đầy đủ các danh mục cần thiết bởi các chuyên gia đầu ngành ung bướu.
- Chi phí trọn gói, tiết kiệm, không phát sinh chi phí.
- Giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Từ đó kịp thời ngăn chặn và điều trị.
- Tầm soát sàng lọc nhiều bệnh lý ung thư như ung thư phổi, vú, dạ dày, thực quản, buồng trứng,…. với độ chính xác cao.
- Thời gian thăm khám nhanh chóng với quy trình khép kín. Chỉ mất khoảng 1 buổi thực hiện.
- Tiết kiệm thời gian tối đa, không mất công xếp hàng chờ lấy số. Quý khách hàng có thể đặt lịch khám trực tuyến trên website của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hoặc liên hệ qua hotline 24/7 để được hỗ trợ.

Lợi ích của khách hàng khi lựa chọn gói khám tầm soát toàn diện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Khi đăng ký Gói tầm soát ung thư toàn diện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp:
- Không gian thăm khám lý tưởng, khang trang. Cơ sở vật chất hiện đại
- An tâm thăm khám nhẹ nhàng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài như: máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy nội soi NBI, máy X-quang vú 3D Mammography, máy siêu âm vú 3D Acuson S2000, hệ thống xét nghiệm máu tự động,…
- Đội ngũ y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn các phương pháp chăm sóc sức khỏe. Đồng thời tận tình giải đáp những lo âu, thắc mắc của quý khách về tình hình sức khỏe.
- Đội ngũ điều dưỡng viên, nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp. Luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách trong quá trình thăm khám.

Danh mục gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư toàn diện
Với mong muốn nâng cao ý thức của người dân trong thăm khám và chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã xây dựng gói tầm soát ung thư toàn diện với đa dạng danh mục khám cần thiết phù hợp cho cả nam và nữ trong mọi độ tuổi, giúp phát hiện sớm bất thường và đem lại cơ thể khỏe mạnh.
Lưu ý khi thực hiện khám sức khỏe toàn diện
Đối với khám sức khỏe nói chung, trước khi thực hiện thăm khám quý khách hàng cần lưu ý những việc sau:
- Chuẩn bị đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe. Ví dụ như: bệnh sử bản thân, bệnh sử gia đình, lịch sử phẫu thuật, dị ứng (nếu có) và kết quả khám, xét nghiệm gần nhất.
- Quý khách cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước buổi thăm khám để nội soi dạ dày, đại tràng gây mê.
- Quý khách vui lòng không sử dụng trà, cà phê hay những đồ uống chứa chất kích thích. Chỉ sử dụng nước lọc để kết quả thăm khám chính xác nhất.
- Quý khách cần uống nhiều nước và nhịn tiểu ít nhất 1 tiếng trước khi thực hiện siêu âm bụng tổng quát.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi cho buổi thăm khám. Không mang quá nhiều trang sức cầu kỳ.
- Quý khách hàng là phụ nữ nên đợi khi kì kinh nguyệt kết thúc khoảng 5 ngày trước khi thăm khám.
- Không ngần ngại trong việc trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc của bản thân.
- Trong trường hợp tầm soát không mắc bệnh, quý khách vẫn nên thực hiện thăm khám định kỳ hàng năm.

Các gói tầm soát ung thư phổ biến hiện nay
Từng loại ung thư sẽ có những phương pháp xét nghiệm và điều trị khác nhau. Dưới đây là các gói tầm soát ung thư phổ biến nhất hiện nay:
- Tầm soát ung thư toàn diện: Khám lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm ổ bụng, phương pháp nội soi để phát hiện vị trí của tế bào ung thư.
- Tầm soát ung thư vú: Siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm,…để phát hiện đặc điểm của ung thư và điều trị kịp thời.
- Tầm soát ung thư phổi: Chụp X – quang lồng ngực, chụp CT để xác định vị trí khối u, xét nghiệm máu,… Maker ung thư phổi: NSE, Cyfra 21-1…
- Tầm soát ung thư vòm họng: Chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu, sinh thiết nếu cần, nội soi vòm họng…
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Siêu âm, sinh thiết, nội soi cổ tử cung,…
- Tầm soát ung thư dạ dày: Nội soi dạ dày, siêu âm, chụp X-quang hoặc cắt lớp trong trường hợp phát hiện khối u, sinh thiết tế bào, xét nghiệm máu.
- Tầm soát ung thư gan: Xét nghiệm AFP, chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI…
Quy trình tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Quy trình tầm soát thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước cơ bản trong tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như hỏi về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có (ví dụ: bạn bị đau ở đâu? Có triệu chứng nào bất thường không?…). Những thông tin này là các căn cứ để bác sĩ đưa ra những phương thức tầm soát phù hợp.
Bước 2: Thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản
Sau khi đã khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm phân…
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh học với các phương thức chẩn đoán hình ảnh như: nội soi, siêu âm, chụp X-Quang tuyến vú, chụp CT cắt lớp phổi liều thấp, chụp cộng hưởng từ…Thông qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, phân độ nguy cơ ung thư của các tổn thương theo các thang điểm quốc tế cho từng cơ quan (Ví dụ phổi là thang điểm LUNGRADS, tuyến giáp là TIRADS, tuyến vú là BIRADS…) bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết phù hợp để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác nhất, giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư.

Câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư
Xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư hay không? Xét nghiệm tầm soát ung thư là gì?
Quy trình tầm soát ung thư cần kết hợp giữa thăm khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết (nếu có tổn thương có nguy cơ). Không thực hiện tầm soát ung thư chỉ bằng xét nghiệm máu
Quy trình tầm soát thường sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước cơ bản trong tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi về các yếu tố nguy cơ cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, cũng như hỏi về các triệu chứng bất thường của cơ thể nếu có (ví dụ: bạn bị đau ở đâu? Có triệu chứng nào bất thường không?…). Những thông tin này là các căn cứ để bác sĩ đưa ra những phương thức tầm soát phù hợp.
Bước 2: Thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản
Sau khi đã khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản như xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm phân…
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh học với các phương thức chẩn đoán hình ảnh như nội soi, siêu âm, chụp XQ tuyến vú, chụp CT cắt lớp phổi liều thấp, chụp cộng hưởng từ…Thông qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, phân độ nguy cơ ung thư của các tổn thương theo các thang điểm quốc tế cho từng cơ quan (Ví dụ phổi là thang điểm LUNGRADS, tuyến giáp là TIRADS, tuyến vú là BIRADS…) bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết phù hợp để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác nhất, giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư.
Khi nào tiến hành xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư?
Xét nghiệm dấu ấn ung thư không thể khẳng định chính xác bản chất ung thư, thường được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ bệnh ung thư, hoặc bệnh nhân ung thư đang được điều trị để đánh giá hiệu quả của điều trị.
Xét nghiệm tầm soát ung thư có cần thiết không?
Một số marker ung thư trong máu có độ nhạy cao trong một số bệnh lý ung thư như AFP trong chẩn đoán ung thư gan hay PSA trong ung thư tuyến tiền liệt (ở nam) là cần thiết khi thực hiện tầm soát ung thư.
Các loại xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư (tumor markers: TM) phổ biến hiện nay (15 loại) gồm những loại gì?
Một số loại xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư phổ biến hiện nay
- Xét nghiệm CEA
- Xét nghiệm AFP
- Xét nghiệm PSA
- Xét nghiệm CA 125
- Xét nghiệm CA 15-3
- Xét nghiệm CA 72-4
- Xét nghiệm CA 19-9
- Xét nghiệm CT (Calcitonin) hoặc hCT (Human Calcitonin)
- Xét nghiệm Anti – TG (Thyroglobulin)
- Xét nghiệm β2-M (β2-Microglobulin)
- Xét nghiệm β-hCG
- Xét nghiệm SCC (SCCA)
- Xét nghiệm CYFRA 21-1
Khi người bệnh đã xác định có những loại đột biến gen và tiền sử gia đình, thì nguy cơ mắc ung thư của người mang gen bệnh có thể tăng lên ở các mức độ khác nhau. Ví dụ đột biến gen BRCA1 có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú của một người phụ nữ lên đến 87% ở tuổi trên 80 (nguy cơ trung bình của quần thể khoảng 12-13%) (1).
Gen APC đột biến có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng của một cá thể lên 70-100% ở độ tuổi 70-80 tuổi. Tuy nhiên, không phải có mang gen đột biến là chắc chắn 100% bị ung thư (2).
Người bệnh có thể thăm khám tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm những tổn thương có nguy cơ, xử trí sớm tránh để lại các hậu quả nghiệm trọng.Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, tầm soát ung thư bao gồm 3 bước cơ bản: Khám lâm sàng, thực hiện chẩn đoán hình ảnh các bộ phận, xét nghiệm. Không thực hiện tầm soát ung thư chỉ bằng xét nghiệm máu.
Có cần phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư nếu tôi không có triệu chứng không?
Tầm soát ung thư ở người chưa có biểu hiện bệnh lý, để truy tìm nguy cơ ung thư, phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng, tăng khả năng điều trị khỏi bệnh và giúp cải thiện tỷ lệ sống sau 5 năm. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, tầm soát ung thư bao gồm 3 bước cơ bản: Khám lâm sàng, thực hiện chẩn đoán hình ảnh các bộ phận, xét nghiệm. Không thực hiện tầm soát ung thư chỉ bằng xét nghiệm máu.